sin hở các trường tiểu học Quận 8, TP .HCM
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động học tập của học
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Một số cán bộ giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác quản lý HĐHT đối với học sinh tiểu học. Một số CBQL còn hạn chế về năng lực, hiểu biết tâm lý học sinh, việc quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Vai trò của Ban Giám hiệu và các Tổ chuyên môn trong quản lý HĐHT của học sinh chưa được rõ nét.
- Hiệu trưởng một số trường chưa có biện pháp, giải pháp quản lý HĐHT của học sinh phù hợp để nâng cao kết quả học tập của học sinh tiểu học. Đội ngũ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cịn có những hạn chế về sự năng động trong quản lý, chưa có biện pháp tích cực đổi mới quản lý mà chủ yếu quản lý theo lối hành chính sự vụ.
- Một số Hiệu trưởng còn thụ động trong quản lý, cịn tâm lý ngại khó, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường còn chủ quan, chậm cập nhật đổi mới cho phù
hợp thực tiễn và tầm nhìn cịn hạn chế. Các biện pháp quản lý ở một vài trường đôi khi chưa thật phù hợp với tình hình CSVC cũng như đội ngũ GV.
- Công tác phối hợp giữa các cấp quản lý giáo dục trong công tác tổ chức, quy hoạch cán bộ, đội ngũ GV chưa thật tốt dẫn đến một số trường thiếu ổn định hoặc một số trường có số lượng GV lớn tuổi cao, ít có nhân tố mới để tạo động lực phát triển.
- Việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH còn lúng túng, chưa trở thành phong trào rộng rãi trong các nhà trường, chưa phát huy được tích chủ động, tích cực trong GV và HS.
- Chế độ chính sách đối với CBQL, GV, CV đào tạo và những người làm trong ngành giáo dục chưa thật sự thỏa đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu và vị trí cơng việc đảm nhận.
- Công tác quản lý kỷ cương nề nếp chính quy trong học tập cịn lỏng lẻo. Đặc biệt học sinh chưa nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc học tập.
- Đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa yếu, lại vừa không đồng bộ, số giáo viên thâm niên cơng tác ít lại chiếm khá đơng, kinh nghiệm dạy học cịn hạn chế. Một bộ phận giáo viên ý thức trách nhiệm đối với nghề còn thấp, thiếu ý thức vươn lên.
- Cơng tác tổ chức các hình thức học tập chưa thu hút được học sinh. Chương trình đào tạo cịn nặng về lý thuyết, ít thực hành; GV chưa sâu sắc trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh
- Chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học còn nhiều bất hợp lý, nguồn tài chính chi cho hoạt động dạy học ít ỏi, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học ở tiểu học thiếu thốn nhiều, phương tiện giao thơng đi lại cịn nhiều khó khăn.
- Bên cạnh đó các trường tiểu học Quận 8, TP.HCM chưa có biện pháp kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS hoặc có nhưng chưa đủ mạnh.
- Trang thiết bị dạy học của các trường vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Việc đề xuất các giải pháp chưa thật khoa học, thực hiện các giải pháp chưa đồng bộ, công tác tham mưu với các cấp quản lý chưa thật tích cực nên hiệu quả quản lý chưa cao.
- Các chế độ chính sách cho giáo dục chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, đời sống GV cịn nhiều khó khăn. Sự động viên khuyến khích hỗ trợ cho đội ngũ GV của các trường còn hạn chế.
- Cơng tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản lý của CBQL trường tiểu học chưa thường xuyên do chưa quan tâm đúng mức, do CBQL xử lý công việc chưa khoa học.
- Một số chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa khuyến khích được lao động đặc biệt là đối với CBQL và GV bậc tiểu học.
- Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục tiểu học còn quá thấp so với yêu cầu thực tế dẫn đến tình trạng thiếu CSVC, thiết bị dạy học ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học của các trường tiểu học.
Các nguyên nhân trên đều tác động nhiều đến công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, điều đó đòi hỏi các cấp quản lý cần xem xét và có biện pháp tác động phù hợp để điều chỉnh lại cơng tác quản lý của mình nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học đồng thời giúp công tác của nhà trường đạt hiệu quả.
Tiểu kết Chương 2
Sau khi nghiên cứu thực trạng hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn Quận 8, TP.HCM chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Ban giám hiệu nhà trường tiểu học Quận 8 đã chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện tổ chức các hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường, bước đầu đã có kết quả tốt. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vẫn cịn một số hạn chế, khó khăn, nhất là trong việc phát huy vai trị của giáo viên và tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên để khơi dậy tình thần hứng thú học tập cho học sinh, rèn luyện ý thức và phương pháp học tập cho học sinh tiểu học.
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh tiểu học ở các nội dung: Quản lý kỷ cương nền nếp học tập, Quản lý thực hiện hoạt động học tập chính khóa và ngoại khóa, Quản lý thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục để tổ chức hoạt động học tập, Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động học tập, Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. Kết quả khảo sát được đánh giá theo mức độ kết quả thực hiện. Trong đó, các nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh tiểu học về cơ bản được CBQL nhà trường quan tâm thực hiện nhưng kết quả đạt được còn chưa cao, nhiều CBQL còn chưa xác định được đúng trọng tâm vấn đề cần giải quyết cũng như các chỉ đạo thực hiện còn chưa mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, luận văn cũng đã xác định được mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập của học sinh tiểu học tại Quận 8, TP Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập của học sinh tiểu học trên địa bàn Quận 8, TP.HCM đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, đồng thời là căn cứ để tác giả đề xuất
một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường tiểu học Quận 8, TP.HCM góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường tại chương 3 của luận văn.
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 8,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH