Chỉ đạo giáo viên thực hiện đa dạng hóa các phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 96 - 103)

sin hở các trường tiểu học Quận 8, TP .HCM

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh tiểu học

3.2.2. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đa dạng hóa các phương pháp

học và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh

* Mục đích của biện pháp

Việc xác định phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học tốt, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của học sinh được xác định là một biện pháp quan trọng. Nó có tính chất quyết định đến chất lượng dạy học của nhà trường cũng như việc đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trường được thực hiện một cách triệt để, hiệu quả nhất. Ngồi ra, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học còn là nội dung quan trọng trong việc đánh giá chất lượng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Giúp giáo viên nhận thức được việc đổi mới phương pháp trong dạy học là một yêu cầu tất yếu của giáo dục hiện đại, đổi mới phương pháp dạy học với mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời giúp giáo viên nâng cao trình độ năng lực chun mơn, trình độ nhận thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và hình thức dạy học.

* Nội dung và cách thực hiện

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức dạy học của giáo viên.

Có một thực trạng của các trường tiểu học hiện nay là trường nào cũng có giáo viên dạy trung bình hoặc yếu, một số giáo viên cách dạy cũ đã thành vết hằn khá sâu, phương pháp chủ yếu vẫn theo kiểu đọc, chép học sinh tiếp thu bài một cách thụ động…Do đó cần phải có những thay đổi căn bản như là “cải cách” chứ không phải chỉ là cải tiến một số bước lên lớp, một số thủ thuật, thủ pháp sư phạm…

Để làm tốt điều này, người quản lý cần:

+ Coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học cho đội ngũ giáo viên.

+ Thu hút tổ chức cơng đồn và nhà trường tham gia tích cực trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học, khắc phục những tư tưởng ỷ lại vào kinh nghiệm dạy học, thiếu chủ động, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.

+ Tổ chức cải tiến phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học có kế hoạch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học. Cụ thể cần làm tốt các nội dung sau:

Chỉ đạo các tổ chun mơn có kế hoạch đổi mới cụ thể của tổ, mang tính bắt buộc với giáo viên nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận với xu thế cải tiến phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học.

Khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên trao đổi cách soạn giảng, lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng bài giảng, từng hoạt động ngoại khóa của học sinh.

Có sự chỉ đạo nhất quán và định hướng cụ thể, đó là thay đổi cách thức dạy và học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy được sự chủ động, tư duy của học sinh phục vụ vào việc hoàn thành nội dung, mục tiêu giáo dục của nhà trường đã đề ra. Bên cạnh đó người thầy phải có phương pháp định hướng, khái quát vấn đề giúp học sinh hiểu một cách chân thực nhất gắn với những vấn đề thực tiễn mà học sinh đang tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày trong nhà trường, bên gia đình, bạn bè.

+ Làm tốt công tác động viên, khen thưởng, đây là một việc làm hết sức tế nhị và nhạy cảm của người quản lý, bởi sự ghi nhận, biểu dương và khen thưởng những cố gắng dù nhỏ của giáo viên trong việc khắc phục nếp dạy học cũ, tìm kiếm, vận dụng thành cơng phương pháp và hình thức dạy học mới, là nguồn động viên khích lệ và có tác dụng rất lớn đối với giáo viên trong việc củng cố, gây dựng và phát triển phong trào đổi mới cách dạy học trong nhà trường.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và hình thức dạy học của giáo viên.

Trong hoạt động giáo dục, tổ chun mơn có vai trị quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu giáo dục của nhà trường; là bộ phận trực tiếp tiến hành việc kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng năng lực của đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Trong kế hoạch chung của nhà trường về việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học đáp ứng yêu cầu lấy người học làm trung tâm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của học sinh tiểu học, tổ chuyên môn cần nắm vững các nội dung trong kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Tăng cường kiểm tra kế hoạch phấn đấu về đổi mới phương thức dạy học của từng cá nhân giáo viên đã xây dựng và được tổ trưởng phê duyệt. Tránh việc đổi mới phương thức dạy học chỉ mang tính hình thức và đối phó.

- Chỉ đạo việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường.

Để nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp và hình thức dạy học có hiệu quả thì mỗi nhà trường cũng cần phải có một kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên. Việc bồi dưỡng, tập huấn về nội dung này có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như: Thơng qua hội thảo chun đề, tập huấn theo kế hoạch của cấp trên và tại nhà trường; động viên cán bộ đi học các lớp sư phạm cao hơn để nâng cao trình độ chun mơn; sự kèm cặp giúp đỡ của giáo viên giỏi với những giáo viên còn yếu.

Về nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào các nội dung như: Cách thức vào bài, cách thức giải quyết các vấn đề nội dung bài giảng, việc khái quát, định hướng việc tự học của học sinh sao cho đáp ứng được yêu cầu về đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức, sự tư duy sáng tạo của học sinh tiểu học; cách thức thiết lập một bài giảng có tính khoa học với nhiều hình ảnh minh họa phong phú, sát thực tiễn cuộc sống và có tính truyền tải nội dung cao; cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa; cách thức tổ chức các hoạt động xã hội với sự tham gia của học sinh, bảo đảm cho học sinh thấy được ý nghĩa, sự có ích của bản thân đối với xã hội và mọi người xung quanh nhưng phải gắn với những nhận thức cơ bản học sinh cần có được ttrong giai đoạn này.

Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, tập huấn thì một việc làm khơng thể thiếu của người cán bộ quản lý chính là việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của đội ngũ giáo viên; việc áp dụng những kiến thức đã được bồi dưỡng, tập huấn vào thực tiễn hoạt động giảng dạy của mỗi người. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với cá nhân giáo viên có thành tích cao trong việc thực hiện các nội dung đổi mới về phương pháp và hình thức dạy học; đồng thời kiên quyết xử lý đối với những giáo viên có năng lực yếu, khơng chịu đổi mới hoặc đổi mới mang tính hình thức, có tính chất đối phó. Mặt khác q trình đánh giá cần rút ra những ưu nhược điểm trong quá trình đổi mới

phương pháp và hình thức dạy học để có sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi nội dung cho phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

- Chỉ đạo công tác học - tự học đối với học sinh.

Ngày nay trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, với việc áp dụng hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, nhà trường đã và đang có những biến đổi sâu sắc trong cách dạy, từ đó có những chuyển biến đáng khích lệ trong phương pháp học và tự học của học sinh. Có thể chỉ ra một số biện pháp cụ thể như sau:

+ Sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm lớp. Ngay vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho học sinh thảo luận về chuẩn quy định của tổ, lớp về mối quan hệ như: Thầy và trò, Trò và trò, Học sinh và tập thể lớp.

Phổ biến, phân tích tình hình, nhiệm vụ năm học, nêu gương người tốt, việc tốt, thành tích tốt của học sinh những năm học trước để các em định hướng được nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu phấn đấu của mình, có điều kiện và cơ hội để các em gần gũi, hiểu biết và quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện và học tập.

+ Phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” của các thầy cô giáo và học sinh tiểu học thông qua các chuyên đề như:

Bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của học sinh tiểu học Bồi dưỡng năng lực tự giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học Giáo dục đạo đức của học sinh thơng qua giờ dạy…

Trong q trình giảng dạy, thầy giáo là người thiết kế, điều khiển để học sinh tự giác, tích cực, phát huy khả năng tiềm tàng trong học sinh, rèn luyện cho các em tự ghi chép, ghi nhớ theo ý hiểu của mình…

+ Kiểm tra sự hiểu bài, rèn luyện tư duy của học sinh sau giờ học.

Đây là một phương pháp mà lâu nay phần lớn giáo viên trong các trường phổ thông thường áp dụng, theo đó giáo viên yêu cầu học sinh gấp

sách vở tài liệu lại, các em xây dựng lại bài học theo cách hiểu của mình hoặc trình bày bằng lời nói, viết chữ cho các bạn cùng nghe và đánh giá.

Tất nhiên tuỳ theo nội dung bài học, tuỳ theo năng lực của từng đối tượng khá, giỏi, trung bình của từng lớp mà giáo viên có thể tổ chức, kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh cả bài học hoặc chỉ một phần bài học.

+ Tổ chức học tập ngoại khoá. Thơng qua các buổi báo cáo điển hình về phương pháp dạy tốt của thầy và học tốt của trò do nhà trường và Đội thiếu niên tổ chức đã kích thích và khơi dậy sự hứng thú học tập của học sinh tiểu học. “Học thầy khơng tày học bạn” chính những lúc học hỏi, giao lưu như vậy mà nhiều em đã đưa ra được những ý kiến mới mẻ, tìm thấy những cách giải quyết độc đáo, hợp lí. Trong một khung cánh học tập sơi nổi, cởi mở và tự do. + Tăng cường tự học của học sinh. Đây là một trong những nét đổi mới quan trọng của phương pháp dạy. Hình thức tự học của các em cần được đa dạng hoá như: Đọc sách tại thư viện, làm thí nghiệm, thực hành, làm bài tập, thảo luận ở tổ, nhóm một số hướng dẫn cụ thể khi các em tự học là: Xác dịnh mục đích, mục tiêu cụ thể của tài liệu hoặc vấn đề tự nghiên cứu; Đọc, nghiên cứu những vấn đề khó hiểu, những vấn đề trọng tâm của bài học; Viết tóm tắt vấn đề cốt yếu của bài học.

Dưới sự dẫn dắt của các thầy cơ giáo, các em phải nỗ lực rất nhiều vì tự học mới có kết quả. Bản thân các em cùng tự nhận thấy rằng “nghe rồi sẽ quên, nhìn thì sẽ nhớ nhưng làm thì mới hiểu” và “Kiến thức thu nhận bằng con đường tự khám phá là kiến thực vững chắc nhất”.

* Điều kiện thực hiện

- Điều kiện hỗ trợ (cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tài chính) của nhà trường để áp dụng hình thức, phương pháp cho phù hợp.

- Năng lực chuyên môn giỏi của người các bộ quản lý và lực lượng giáo viên nòng cốt thực hiện nội dung đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường tiểu học quận 8 thành phố hồ chí minh (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)