tại một số trường mầm non Quận 7, TP Hồ Chí Minh
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCHT trong GCTD theo hướng
3.2.4. Nội dung 4: “GV linh hoạt trong cách hướng dẫn các TCHT nhằm khuyến
khích trẻ MG 5- 6 tuổi tích cực hoạt động”
3.2.4.1. Mục tiêu – ý nghĩa
Giáo viên khi hướng dẫn các TCHT với nhiều cách thức khác nhau nhằm phát triển nhiều kỹ năng chơi khác nhau phù hợp với từng nhóm trẻ. Nhờ sợ linh hoạt trong cách hướng dẫn giúp các em được tự do lựa chọn nội dung theo hứng thú chơi. Thúc đẩy tính tự lực và nâng cao tính tích cựa hoạt động cho trẻ.
Sự hướng dẫn có trọng tâm kết hợp với cử chỉ, điệu bộ nét mặt vui vẻ hòa đồng với trẻ giúp trẻ biết chú ý, lắng nghe và giúp trẻ cảm thấy an tâm, được động viên, khích lệ và tăng cao khả năng suy nghĩ giải quyết vấn đề cho trẻ.
3.2.4.2. Yêu cầu
Đảm bảo đúng trình tự hướng dẫn các bước tổ chức TCHT.
Đảm bảo sử dụng lời nói kết hợp với trực quan và ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu với trẻ.
Đảm bảo được cảm xúc, tạo ấn tượng vui vẻ và tránh gò ép ra hiệu lệnh áp đặt trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác hài lòng khi chơi và khen ngợi trẻ chơi sáng tạo.
3.2.4.3. Nội dung
Giáo viên kết hợp với lời nói tổ chức giới thiệu triển khai nội dung TCHT với trẻ bằng cách gợi mở các tình huống chơi phù hợp với năng lực của trẻ.
Tăng dần u cầu độ khó đảm bảo tính sáng tạo của trẻ khi chơi, kích thích trẻ chơi theo nhiều cách khác nhau và giúp trẻ tưởng tượng liên tưởng tốt trong trò chơi.
Giáo viên cho trẻ trình bày ý tưởng chơi với nhau khi trị chơi được thay đổi trong hồn cảnh tình huống mới.
3.2.4.4. Cách thực hiện
Giáo viên dùng lời nói lơi cuốn trẻ tham gia vào TCHT bằng cách tạo ra các tình huống chơi giúp trẻ tập làm, chơi thử cùng cô, cùng các bạn để tạo ra hứng thú
cho trị chơi.
Làm phức tạp dần các tình huống chơi, nâng cao yêu cầu chơi, nâng dần mức độ khó của trị chơi để giúp trẻ hoạt động tích cực tránh gây nhàm chán trong nội dung chơi các TCHT.
Xây dựng hồn cảnh chơi hứng thú, có khơng gian thống đủ ánh sáng, có sự sắp xếp hợp lý về góc chơi và đủ chỗ cho trẻ chơi thoải mái.
Giáo viên tham gia vào trò chơi cùng trẻ, gợi mở cùng trẻ nhiều nội dung chơi giúp trẻ định hướng cách giải quyết vấn đề nhận thức. Tổ chức cho trẻ tự phân công nhiệm vụ cùng nhau, nói về cách thực hiện và đánh giá theo dõi kết quả chơi với nhau.
Giáo viên quan sát bao quát quá trình chơi của trẻ và chú ý giúp đỡ can thiệp kịp thời khi trẻ cần sự hướng dẫn từ cơ. Nếu trẻ khá thì cơ chỉ dùng lời gợi ý cách trẻ nhìn ra vấn đề và tự nghĩ cách thực hiện. Nếu trẻ yếu thì cơ có thể tham gia chơi cùng trẻ, đặt câu hỏi gợi mở vấn đề giúp trẻ nhận thức từ từ và khơng nên làm thay trẻ. Nên có sự tán thưởng khi trẻ làm tốt, ủng hộ các sáng kiến mới của trẻ một cách tích cực.
3.2.4.5. Điều kiện vận dụng
Việc hướng dẫn các TCHT phải được vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo nhằm giúp trẻ được chơi tự do, không cảm thấy như bị “can thiệp”.
Một trong những điều kiện cần thiết là việc hướng dẫn các TCHT phải được diễn ra trog môi trường giáo dục thuận lợi đầy đủ học cụ, đồ chơi học tập, kết hợp trực quan trong quá trình hướng dẫn.
Giáo viên tạo nghệ thuật sư phạm trong lời nói, hướng dẫn một cách thu hút và dễ hiểu với khả năng của trẻ.
Tạo cho trẻ thời gian, điều kiện, cơ hội được thực hành trải nghiệm chơi với nhiều loại TCHT khác nhau.
Giáo viên dẫn dắt, hướng trẻ đến với trị chơi bằng niềm u thích và tích cực. Với sự yêu nghề và có sự sáng tạo, giáo viên mới phát huy trẻ tích cực hoạt động nhận thức.
3.2.5. Nội dung5: “Quan sát, đánh giá quá trình chơi của trẻ nhằm điều chỉnh cách hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5 – 6 tuổi”