Nội dung 6: “Điều chỉnh, cải biên TCHT và tạo tình huống chơi duy trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 103 - 105)

tại một số trường mầm non Quận 7, TP Hồ Chí Minh

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức TCHT trong GCTD theo hướng

3.2.6. Nội dung 6: “Điều chỉnh, cải biên TCHT và tạo tình huống chơi duy trì

3.2.6.1. Mục tiêu – ý nghĩa

Việc cải biên TCHT nhằm tạo sự mới lạ hấp dẫn và làm phong phú đa dạng các TCHT theo chủ đề. Cải biên trị chơi và tạo tình huống chơi nhằm định hướng cụ thể cách tổ chức giúp trẻ nắm bắt được nhiệm vụ chơi. Tính huống chơi mới kích thích trẻ tị mị và tạo hứng thú cho trẻ tích cực hoạt động và mong muốn nổ lực cố gắng hồn thành nhiệm vụ chơi.

Tạo nhiều tình huống chơi nhằm làm phong phú và đa dạng các hình thức chơi cho trẻ, giúp phát huy tính tự do cho trẻ trong trị chơi và phát triển các năng lực sáng tạo cho trẻ.

3.2.6.2. Yêu cầu

Việc điều chỉnh, cải biên TCHT cần đảm bảo nguyên tắc hệ thống và tính vừa sức với trẻ. Cải biên trị chơi phải dựa trên năng lực hiện có của trẻ và cần xá định việc

cải biên cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú mới của trẻ. Như vậy việc cải biên mới trò chơi mới mang ý nghĩa tác động đến cách thức chơi của trẻ, kích thích tư duy suy nghĩ giải quyết vấn đề. Đồng thời việc cải biên cần đúng lúc và kịp thời để tránh gây nhàm chán cho trẻ khi chơi.

Xây dựng các tình huống chơi mới lạ, hấp dẫn phải phong phú, mỗi trị chơi cần xác định tình huống phù hợp với lứa tuổi, khả năng giải quyết vân đề của trẻ. Tình huống chơi nên có sự định hướng trước và cụ thể trong kế hoạch, mang tính phát triển cho các TCHT trong GCTD cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

3.2.6.3. Nội dung

Việc điều chỉnh, cải biên trị chơi và tạo tình huống là tổ chức tìm kiếm, tạo sự hấp dẫn cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tham gia vào trị chơi bằng các hình thức hướng dẫn trị chơi: Luật chơi, cách chơi, nội dung chơi và kết quả cần đạt được trong trò chơi.

Việc điều chỉnh, cải biên hay xây dựng các tình huống chơi nên có sự tham gia của trẻ. Giáo viên tổ chức trò chuyện chia sẻ cùng trẻ để nói về những cách thức hoạt động khác mà trẻ có thể nghĩ ra trong trị chơi. Như vậy, tính sáng tạo của trẻ được phát huy. Trẻ có trách nhiệm với trò chơi, với cách chơi của mình và mong muốn hướng dẫn các bạn cùng chơi thật tốt trò chơi này.

3.2.6.4. Cách thực hiện

Dựa vào trò chơi cũ, giáo viên xác định khả năng của trẻ đã làm tốt trong trò chơi và nâng cao dần, làm phức tạp hóa TCHT bằng nhiệm vụ chơi mới, luật chơi mới, và hành động chơi mới. Nhờ vậy trị chơi được đổi mới giúp cho trẻ có hứng thú mới.

Khi điều chỉnh cải biên, giáo viên đồng thời thay đổi cách sắp xếp khơng gian góc chơi, thay đổi bổ sung thêm mới một số vật liệu, đồ chơi cho trò chơi.

Với trò chơi mới được cải biên, giáo viên lại tổ chức hướng dẫn hay trò chuyện gợi mở cách chơi cho trẻ, gợi ý bằng các câu hỏi định hướng giúp trẻ nắm hiểu nhiệm vụ nhận thức mới của trò chơi. Trẻ cần sử dụng kỹ năng cũ đã có trong trị chơi cũ để giải quyết nhiệm vụ trong trò chơi mới cải biên này.

Cách chơi trò chơi mới cải biên cần được giáo viên xem xét điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân trẻ trong lớp của mình nhằm duy trì tính tích cực hoạt động cho tất cả các trẻ, dù là trẻ kém hay trẻ khá đều thấy mình thích thú với trị chơi và có niềm

say mê chơi khơng có biểu hiện chán nản, thích chia sẻ cách chơi, muốn lơi kéo các bạn cùng đến chơi với mình.

Trong việc điều chỉnh, cải biên trị chơi và xây dựng các tình huống chơi nên cân nhắc liên hệ đến kỹ năng cần hình thành cho trẻ, phối hợp với nhiều hình thức chơi khác nhau như chơi cá nhân, chơi nhóm nhỏ, chơi nhóm lớn để phát huy khả năng chơi cho trẻ trong mọi tình huống.

Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được cộng tác với cả cô và bạn trong khi chơi, cùng nhau xây dựng các tình huống chơi để phát triển ngơn ngữ giao tiếp và biết thỏa thuận chơi cùng nhau để có kết quả chơi tốt hơn.

3.2.6.5. Điều kiện thực hiện

Giáo viên cần nắm rõ đặc điểm khả năng của từng cháu lớp mình, những sở thích của bé, và những nguyên nhân làm hạn chế tính tích cực của trẻ trong góc trị chơi học tập.

Giáo viên làm chủ bản thân, tự tìm kiếm trau dồi các kiến thức về các loại trò chơi học tập, các kỹ thuật cải biên trị chơi và kỹ thuật xây dựng tình huống giáo dục mang lại hiệu quả cao trong việc khuyến khích trẻ 5 – 6 tuổi tích cực hoạt động với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tổ chức trò chơi học tập trong giờ chơi tự do ở lớp mẫu giáo 5 6 tuổi (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)