1.1. Cơ sở lý luận
1.1.5. Tiềm năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Vị trí địa lí
Vị trí địa lí cũng là một dạng tài nguyên đặc biệt - tài nguyên vị thế, góp phần tạo ra lợi thế so sánh của lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi hay cạnh tranh đối với
thị trường nông sản, quyết định một số loại nông sản đặc trưng của từng địa phương, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư lớn cho phát triển kinh tế trong đó có nơng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi đón đầu và áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ nhằm đạt được hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Tiềm năng tự nhiên
Đất đai
Đất đai là cơ sở tự nhiên đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành sản xuất. Đất đai cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của ngành trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển (Đặng Văn Phan, 2008). Quỹ đất, loại đất, tính chất, độ phì của đất có ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố sản xuất và cơ cấu nông sản.
Nguồn nước
Nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp. Nơi có nguồn nước dồi dào, thường xuyên đều là những vùng nông nghiệp trù phú và ngược lại, nơi khan hiếm nước thì nơng nghiệp rất khó để phát triển. Muốn duy trì hoạt động nơng nghiệp nói chung và nơng nghiệp UDCNC nói riêng cần phải cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc.
Khí hậu
Các yếu tố của khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa) khơng chỉ ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và lan tràn của sâu hại, bệnh dịch.
Thời tiết càng thất thường càng làm cho tính chất bấp bênh vốn có của sản xuất nông nghiệp gia tăng. Khoa học và cơng nghệ chỉ có thể làm giảm bớt rủi ro chứ không thể tránh khỏi một cách hoàn toàn thiệt hại do thiên tai mang đến, không thể đưa sản xuất nông nghiệp ra khỏi sự phụ thuộc vào tự nhiên.
Giống cây trồng, vật nuôi
Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề hình thành và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp với điều kiện tự nhiên và sinh thái.
Tiềm năng kinh tế - xã hội
Nguồn lao động
Đội ngũ lao động tham gia trong nền nông nghiệp UDCNC bao gồm “bốn nhà”: Nhà nước (nhà quản lý), nhà khoa học, nhà nơng và nhà thương mại. “Mỗi nhà” có một vai trị riêng nhưng để việc UDCNC vào sản xuất nông nghiệp đạt được thành cơng thì địi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà”, trong đó nhà nơng ở đây chính là những “cơng nhân nơng nghiệp” am hiểu khoa học công nghệ, là những lao động có “chất xám”, làm chủ q trình sản xuất. Để phát triển nền nơng nghiệp UDCNC hiệu quả thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao vừa là một yêu cầu, vừa là giải pháp khơng thể thiếu trong chính sách phát triển nơng nghiệp của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là nhân tố có vai trị quan trọng hàng đầu đối với mọi ngành sản xuất vật chất. Nhu cầu của thị trường phụ thuộc vào quy mô dân số, mức thu nhập cũng như thói quen tiêu dùng của người dân. Quy mô dân số tăng sẽ làm tăng lượng nhu cầu lương thực - thực phẩm; mức thu nhập tăng cũng sẽ làm thay đổi cơ cấu và thói quen tiêu dùng. Hiện nay, cơ cấu bữa ăn của người dân cũng dần thay đổi nhằm đáp ứng nguồn dinh dưỡng ngày càng cao và đa dạng. Điều đó đang góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phải chuyển dịch cho phù hợp hơn với sự thay đổi nhu cầu của thị trường.
Chính sách phát triển
Đường lối chính sách phát triển nơng nghiệp là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến từng giai đoạn phát triển và các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp. Sự điều hành vĩ mơ của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách khơng phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi q trình phát triển sản xuất nơng nghiệp.
Khoa học và công nghệ
Dưới tác động của thành tựu khoa học và công nghệ, nền nông nghiệp trở thành ngành sản xuất tiên tiến, một dạng của sản xuất kiểu công nghiệp, đưa ngành này lên giai đoạn cơ khí hóa và khoa học và cơng nghệ chính là lực lượng sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp. Khoa học và công nghệ trong một giới hạn nào đó có thể thay đổi mơi trường sống, có thể thuần hóa một số loại cây trồng, vật ni từ vùng này sang vùng khác. Trình độ khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất nơng nghiệp càng cao thì hiệu quả sản xuất càng lớn.
Có thể khẳng định, khoa học và cơng nghệ ứng dụng trong nơng nghiệp là nhân tố có tác động trực tiếp và quyết định sự hình thành, phát triển và phân bố nền nông nghiệp UDCNC mỗi quốc gia, mỗi địa phương, doanh nghiệp hay mỗi hộ nông dân. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, giống con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các khu vực chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa.
Đơ thị hóa
Đơ thị hóa là một trong những nhân tố tác động rất mạnh đến sự hình thành và phát triển nền nơng nghiệp UDCNC của các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đơ thị hóa làm gia tăng nhanh chóng tỷ lệ dân cư đơ thị nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nơng sản ngày càng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và đa dạng về chủng loại. Đơ thị hóa góp phần làm cho trình độ người lao động nói chung và lao động nơng nghiệp nói riêng được nâng lên, họ nhận thức được rằng vai trò và hiệu quả to lớn của khoa học công nghệ hiện đại ứng dụng trong nông
nghiệp nên dễ dàng triển khai, ứng dụng và thúc đẩy nhanh quá trình UDCNC vào sản xuất.
Đối với các nước đang phát triển, nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu GDP, đây cũng là những quốc gia có tốc độ đơ thị hóa nhanh, diện tích đất nơng nghiệp giảm nhanh vì thế việc ứng dụng khoa học cơng nghệ vào trong sản xuất là rất cần thiết nhằm tạo ra khối lượng nông sản lớn, thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu nông sản chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, ổn định nền KT - XH đất nước.
Ngồi những nhân tố trên thì q trình phát triển và phân bố ngành nơng nghiệp UDCNC cịn chịu tác động của nhiều nhân tố khác. Nguồn vốn đầu tư dồi dào và tăng nhanh, được phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nơng nghiệp. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp là nhân tố tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực nơng nghiệp. Sự hồn thiện của cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp tạo tiền đề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.