1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.3. Tiềm năng kinh tế xã hội
Điều kiện KT - XH đóng vai trị quyết định đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp UDCNC. Bởi vì cùng các điều kiện tự nhiên tương tự như nhau nhưng sự phát triển ngành nông nghiệp mỗi lãnh thổ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện KT - XH. Theo tác giả, đứng đầu trong nhóm điều kiện này có tác động mạnh mẽ đến nền nông nghiệp UDCNC là nhân tố khoa học và cơng nghệ, thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển nông nghiệp UDCNC.
a) Khoa học và công nghệ
TP.HCM là địa phương tập trung nhiều cơ quan nghiên cứu như Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản II, Viện Sinh học Nhiệt đới; các trường Đại học nổi tiếng cả nước như Đại học Nông Lâm, Đại học Khoa học Tự nhiên; Trung tâm Công nghệ sinh học; Khu Nông nghiệp công nghệ cao… và là địa phương có những quyết sách đột phá đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ làm nền tảng để phát triển KT - XH; nhiều thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nơng nghiệp đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển KT - XH của Thành phố. Trong các cơ quan nghiên cứu có sức ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại TP.HCM thì Khu nơng nghiệp cơng nghệ cao đóng vai trị quan trọng hơn cả,
với vai trò hỗ trợ, tác động, dẫn dắt và chuyển giao cách làm nông nghiệp UDCNC cho bà con nông dân và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
b) Thị trường tiêu thụ
Dưới góc độ là thị trường tiêu thụ, quy mơ dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mơ sản xuất nơng nghiệp. Dân số càng đơng thì nhu cầu về LT-TP càng lớn và đa dạng. Thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
Năm 2016, số dân trung bình của TP.HCM là 8.441.902 người (Cục thống kê TP.HCM, 2018), chiếm hơn 50% dân số của vùng Đông Nam Bộ và là đô thị có số dân đơng nhất trong 63 tỉnh, thành phố của nước ta và sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.
Biểu đồ 0.1. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của TP.HCM giai đoạn 2006 - 2016
Nguồn: Xử lí từ NGTK TP.HCM 2016, Cục thống kê TP.HCM năm 2018 Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2006-2016 giảm dần (từ 1,08% xuống 0,76%) và ln thấp hơn so với mức trung bình cả nước nhưng quy
năm khoảng 190.039 người. Trong những năm gần đây, số người nhập cư vào Thành phố có chậm lại nhưng đó vẫn là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhanh chóng số dân của TP.HCM.
TP.HCM là thị trường tiêu thụ LT-TP lớn nhất cả nước và rất quan tâm đến thực phẩm an toàn, sản phẩm chất lượng cao như rau sạch, thịt gia súc, gia cầm, sữa, trứng… Nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng thực phẩm bình quân đầu người tại TP.HCM có nhiều thay đổi theo hướng gia tăng dinh dưỡng trong cơ cấu bữa ăn của người dân.
Nhìn chung, mức tiêu thụ các mặt hàng như gạo, cá, đường, nước chấm giảm dần và gia tăng mức tiêu thụ các loại thịt (thịt heo, thịt bò, thịt gà…), trứng gia cầm (trứng gà, trứng vịt…) (bảng 2.1). Từ sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ của người dân Thành phố mà ngành nơng nghiệp cần phải có những thay đổi cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người dân, đảm bảo cung - cầu cân bằng nhất và trên cơ sở đó có kế hoạch sản xuất chủ động hơn để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và tạo được nguồn hàng xuất khẩu lớn, giải quyết bài toán thiếu LT-TP cho các địa phương khác trong cả nước và các nước trên thế giới.
Bảng 0.1. Mức tiêu dùng một số mặt hàng thực phẩm chủ yếu bình quân đầu người của TP.HCM giai đoạn 2006 - 2016
Mặt hàng 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Gạo các loại (kg/người/năm) 83,6 82,1 82,0 68,8 67,3 65,5
Thịt các loại (kg/người/năm) 23,4 25,3 26,4 22,3 22,9 23,1
Cá các loại (kg/người/năm) 18,5 19,2 19,8 13,9 16,7 16,7
Trứng gà, vịt (quả/người/năm) 44,9 55,9 60,5 54,4 57,8 59,9
Nước chấm các loại (lít/người/năm) 4,3 4,2 4,1 3,5 3,6 3,5
Đường các loại (kg/người/năm) 9,2 9,6 10,1 8,5 8,4 8,2
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020, định mức nhu cầu tiêu thụ nguồn dinh dưỡng hợp lí cho người trưởng thành trong một ngày đối với một số thực phẩm như sau: khoảng 300 - 400 ml sữa, 240 - 320g rau, 150 - 250g thịt (heo, gà), 175 - 210g cá, … Như vậy, nếu tính theo số dân năm 2016 của TP.HCM thì nhu cầu tiêu thụ các thực phẩm nói trên bình qn 01 ngày của Thành phố tương ứng là: 2.532,6 - 3.376,8 nghìn lít sữa, 2.026,1 - 2.701,4 tấn rau, 1.266,3 - 2.110,5 tấn thịt, 1.477,3 - 1.772,8 tấn cá. Nếu tính cả học sinh, sinh viên, người lao động tại các cơng ty, xí nghiệp, khu cơng nghiệp, khách du lịch thì nhu cầu tiêu thụ LT-TP cịn lớn hơn nhiều.
Ngoài tiềm năng về thị trường tiêu dùng tại chỗ thì hàng nơng sản của TP.HCM được xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam cũng đang thực hiện đầy đủ các cam kết của WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, FTA Việt Nam với Liên minh châu Âu (EVFTA), với Hàn Quốc (VKFTA), với Liên minh hải quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan (VCUFTA), Khối thương mại tự do châu Âu,…Đây là cơ hội rất lớn cho việc xuất khẩu hàng nông sản của nước ta nói chung và và TP.HCM nói riêng. Đó là động lực to lớn thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp của TP.HCM phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mơ lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.
c) Chính sách phát triển nơng nghiệp
Những chương trình, đề án và chính sách phát triển nông nghiệp là động lực to lớn thúc đẩy nền nông nghiệp của mọi địa phương phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của dân cư và các ngành kinh tế, đi đúng hướng với chủ trương, đường lối cả nước và hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua, UBND TP.HCM và Sở NN&PTNT Thành phố đã phê duyệt, chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều chương trình, đề án nhằm phát triển ngành nơng nghiệp như chương trình phát triển rau an tồn, hoa cây kiểng,
sản xuất nơng nghiệp, xúc tiến thương mại, chuỗi an tồn thực phẩm N-L-NN... Sự ra đời của Khu nông nghiệp công nghệ cao (huyện Củ Chi) và Chương trình
phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố chính là
chìa khóa mở ra thời kì mới, thời kì nền nơng nghiệp hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao dần thay thế sản xuất nông nghiệp truyền thống hiệu quả thấp. Khu nông nghiệp công nghệ cao hoạt động từ năm 2010 đến nay đã khẳng định vị trí tiên phong cho việc phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố và tạo sự lan tỏa sang các tỉnh thành lân cận. Công tác chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh để tăng sản lượng và thu nhập của nơng dân; các mơ hình chuyển giao ra bên ngoài đạt hiệu quả cao và giảm tổn thất sau thu hoạch; nông dân tại các xã được nâng cao trình độ và kỹ năng sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của thành phố.
Năm 2016, Chương trình phát triển nông nghiệp UDCNC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 được
UBND Thành phố phê duyệt, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng trong sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao một cách tồn diện (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và gắn với chuỗi giá trị sản phẩm an tồn) nhằm dẫn dắt, định hướng cho nơng nghiệp của thành phố và khu vực theo hướng hiện đại, phục vụ sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững và sức cạnh tranh cao.
d) Nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao
Nguồn nhân lực NNCNC là lực lượng lao động có trình độ chun mơn sâu với kiến thức, kĩ năng nghiên cứu, UDCNC vào sản xuất nơng nghiệp. Họ chính là lực lượng đưa khoa học công nghệ trở thành động lực nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
TP.HCM là nơi tập trung đơng đảo lực lượng lao động có chất lượng cao. Thành phố hiện có 1.561 cán bộ, cơng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nơng
nghiệp, trong đó có 17 tiến sĩ, 187 thạc sĩ, còn lại là đại học, cao đẳng (Sở NN&PTNT, 2018). Lực lượng cán bộ khoa học hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong các cơ quan nghiên cứu, trường đại học thuộc Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố cũng là một nguồn nhân lực rất lớn cung cấp cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố.
e) Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông vận tải, thơng tin liên lạc, điện, nước... Nơi có cơ sở hạ tầng hoàn thiện là tiền đề phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng thị trường. Nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém sẽ hạn chế trao đổi hàng hóa giữa các vùng, sản xuất nơng nghiệp chỉ mang tính chất tự cung, tự cấp.
Mạng lưới giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải là điều kiện thiết yếu để liên kết nông dân, kinh tế nông thôn với thị trường tiêu thụ địa phương và quốc tế. Phát triển giao thơng vận tải góp phần giảm chi phí vận chuyển và thúc đẩy hoạt động của thị trường.
TP.HCM là một trong ba đầu mối giao thông quan trọng của nước ta, có nhiều trục đường liên vùng, hai đường cao tốc chính nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và miền Đông Nam Bộ cùng nhiều tuyến quốc lộ trọng điểm như Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22...; tuyến đường sắt Bắc - Nam khởi đầu và kết thúc tại Ga Sài Gòn; sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không lớn nhất cả nước, hệ thống cảng sông, cảng biển thơng thương hàng hóa… phát triển rộng khắp và hiện đại đang đóng góp rất lớn vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng đến các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ, giúp quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
Thơng tin liên lạc và hệ thống thông tin thị trường nông sản
So với các địa phương khác trong cả nước, TP.HCM có hệ thống thơng tin liên lạc khá phát triển và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT -
triển rất nhanh. Mạng lưới viễn thông của Thành phố đi đầu cả nước về công nghệ, hạ tầng và mật độ thuê bao. Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ bưu chính của Thành phố những năm gần đây có sự tiến bộ đáng kể. Số lượng bưu cục giảm nhưng những ứng dụng công nghệ mới và đa dạng giúp cho chất lượng phục vụ nhanh chóng, tiện lợi hơn.
Từ năm 2008, Thành phố đã đầu tư “Hệ thống thông tin thị trường nông sản” nhằm hướng đến sự đồng bộ trong quản lí từ khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm và tiêu thụ. Sử dụng cổng thông tin giúp người nông dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật các công nghệ mới. Sử dụng các phần mềm trên điện thoại di động giúp cho người nông dân và người tiêu dùng nắm bắt thơng tin thị trường. Ngồi ra, trên điện thoại di động cịn có các ứng dụng cảnh báo rủi ro về thời tiết, dịch bệnh.
Trong sản xuất nông nghiệp, một hiện trạng phổ biến là đa số các hộ nông dân sản xuất riêng lẻ chỉ dựa vào kinh nghiệm và phạm vi trao đổi thông tin bị giới hạn, nhất là không nắm bắt thông tin thị trường kịp thời để có sự điều chỉnh thích hợp trong sản xuất. Điều này tác động khơng nhỏ đến quy trình sản xuất cũng như định hướng đầu ra sản phẩm của họ. Do vậy về lâu dài, để sản xuất nơng nghiệp mang tính ổn định và bền vững thì người nơng dân cần thiết phải thay đổi cách tiếp nhận thông tin trong sản xuất nông nghiệp bằng cách từng bước tiếp cận CNTT để vận dụng cũng như tận dụng mọi lợi thế của phương tiện này.
Hệ thống cung cấp điện
Nhờ có điện, q trình sản xuất được tự động hố và cuộc sống của con người văn minh hiện đại hơn. Nguồn cung cấp điện cho TP.HCM từ các nhà máy nhiệt điện (Thủ Đức, Hiệp Phước) và từ mạng lưới điện quốc gia 500 KV (Hịa Bình - Phú Lâm).
Trong sản xuất nông nghiệp, điện là cơ sở năng lượng để thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp. Việc UDCNC vào trong sản xuất nông nghiệp để cho ra những sản phẩm nơng nghiệp chất lượng cao thì yếu tố "điện" đóng vai trị
cực kỳ quan trọng. Những trang trại trồng rau theo phương pháp thủy canh, việc áp dụng những cơng nghệ thơng minh, tiên tiến và địi hỏi những kỹ thuật khắt khe thì điện ln là một mẫu số kỹ thuật chung nhất.
Trong những năm qua, ngành điện Thành phố đã làm được nhiều việc cơ bản: đầu tư xây dựng cơng trình lưới điện 220kV, 110kV, ngầm hóa lưới điện, nâng cao năng lực vận hành lưới điện, giảm tổn thất điện năng, tạo mỹ quan đô thị cũng như thực hành tiết kiệm điện hiệu quả. Năm 2006, TP.HCM có tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt đạt 99,5% và thấp hơn mức trung bình của cả nước. Đến năm 2016, Thành phố có tỉ lệ hộ dân dùng điện sinh hoạt đạt 100% và đã cao hơn so với mức trung bình của cả nước (bảng 2.2).
Bảng 0.2. Tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt của nước ta và TP.HCM giai đoạn 2006 - 2016
(%)
Địa phương 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Cả nước 96,0 97,6 97,2 97,6 98,3 98,8
TP. Hồ Chí Minh 99,5 99,9 99,8 99,9 99,6 100,0
Nguồn: Tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt theo địa phương - Tổng cục thống kê, 2017 Tuy nhiên, sự gia tăng dân số của Thành phố rất nhanh và nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và đời sống vẫn ln tăng cao, vì vậy TP.HCM vẫn có nguy cơ thiếu điện để sử dụng.
Hệ thống cấp thoát nước
Năm 2015, tổng công suất cấp nước sạch của Thành phố khoảng 2,120 triệu m3/ngày đêm; tỷ lệ số hộ dân đô thị được cung cấp nước sạch đạt 98,5%.
Mặc dù Thành phố đã thực hiện rất nhiều cơng trình xử lý thốt nước đơ thị như: cải tạo hệ thống thoát nước; nạo vét kênh rạch; nạo vét hệ thống cống, thay mới cống các loại có nguy cơ lún sụt, sửa chữa hầm ga; sử dụng các biện pháp ngăn triều... nhưng hiện trạng việc giải quyết bài toán thoát nước vẫn phải tiếp
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Các cơ sở nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp Khu nơng nghiệp cơng nghệ cao là mơ hình đầu tiên của cả nước đi vào
hoạt động, với diện tích 88,17 ha tại Xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, trong đó có 56,53 ha dành cho kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư. Đây là mơ hình đa chức năng đầu tiên tập trung cho lĩnh vực trồng trọt, là nơi triển khai nghiên cứu ứng dụng nhằm hồn thiện cơng nghệ, nhân giống cây trồng (rau, hoa, cây cảnh), đào tạo, trình diễn và chuyển giao cơng nghệ, cũng như kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt. Năm 2004, hình thành Ban quản lí Khu NNCNC và lần lượt các đơn vị trực thuộc cũng được thành lập (hình 2.1):
Hình 0.1. Q trình hình thành Khu nơng nghiệp công nghệ cao TP.HCM
Nguồn: Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, 2017
Tháng 11/2005, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển NNCNC được thành