2.2.1. Khái qt về tình hình sản xuất nơng nghiệp
a) Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Nông nghiệp của Thành phố tập trung nhiều ở các quận, huyện ngoại thành và có quy mơ nhỏ so với các địa phương khác nhưng đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, trung bình đạt 5,0%/năm (Sở NN&PTNT, 2018).
Trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), khu vực này chỉ chiếm 1,2% năm 2006 (Cục thống kê TP.HCM, 2012), năm 2016 giảm xuống còn 0,8% (Cục thống kê TP.HCM, 2018) và sẽ tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,4-0,5% trong thời gian tới nhưng GTSX của khu vực N-L-NN liên tục gia tăng.
Biểu đồ 0.3. Giá trị sản xuất ngành N-L-NN của TP.HCM giai đoạn 2006 - 2016
Nguồn: NGTK TP.HCM năm 2016 - Cục thống kê TP.HCM năm 2018 Qua biểu đồ 2.3, ta thấy được trong 10 năm (2006 - 2016) GTSX ngành N- L-NN tăng gần 4 lần, bình quân mỗi năm tăng 1.406,1 tỉ đồng. Ngay sau khi Nghị quyết 26-NQ-TW (năm 2008) được ban hành, Khu NNCNC đi vào hoạt động (năm 2010), ngành nông nghiệp của Thành phố được đầu tư phát triển, thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn, nông nghiệp tăng trưởng nhanh chóng đã chứng tỏ tính
đúng đắn về chủ trương, chính sách và các giải pháp phù hợp với ngành nông nghiệp của Thành phố.
Mặc dù diện tích đất nơng nghiệp giảm liên tục nhưng GTSX/ha vẫn tăng:
Biểu đồ 0.4. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp của TP.HCM từ năm 2006 đến 2016
Nguồn: Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại TP.HCM - Sở NN&PTNT TP.HCM, 2018.
Vào năm 2006, hiệu quả sản xuất trên 1 ha chỉ đạt 63 triệu đồng, năm 2008 đạt 117,5 triệu đồng/ha/năm, năm 2014 tăng lên 325 triệu đồng/ha/năm, năm 2016 đạt 375 triệu đồng/ha/năm (Sở NN&PTNT, 2018). GTSX trên 1 ha đất nông nghiệp tăng nhanh là do việc xây dựng và đưa vào hoạt động Khu nông nghiệp công nghệ cao (năm 2010) với diện tích 88,17 ha; Trung tâm cơng nghệ sinh học (năm 2014) với diện tích 23 ha. Đã có nhiều mơ hình sản xuất theo hướng UDCNC được chuyển giao cho nông dân và các doanh nghiệp; nhiều giống mới năng suất cao, các loại phân bón vi sinh được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất, góp phần vào việc tăng năng suất cây trồng, vật ni nhanh chóng. Hoạt động của Khu nơng nghiệp cơng nghệ cao và Trung tâm cơng nghệ sinh học chính là giải pháp quan trọng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào sản xuất, sản xuất thực nghiệm và chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân, các tổ chức, doanh nghiệp
b) Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Theo số liệu của NGTK TP.HCM năm 2016, trong giai đoạn 2006-2016, ngành nông nghiệp luôn chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu GTSX N-L-NN của TP.HCM. Ngành nông nghiệp tăng 10.321,3 tỉ đồng, ngư nghiệp tăng 3.646,4 tỉ đồng và lâm nghiệp tăng 93,2 tỉ đồng. Quy mô GTSX nông nghiệp cao gấp 2,6 lần so với ngành thuỷ sản và 88,4 lần so với lâm nghiệp. Trong cơ cấu GTSX ngành N-L-NN thì chiếm tỉ trọng cao nhất là nông nghiệp, đứng thứ 2 là ngư nghiệp và thấp nhất là lâm nghiệp. Từ năm 2006 đến năm 2016, cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp tăng (67,0% lên 71,8%), cơ cấu GTSX ngành thủy sản giảm (31,7% xuống 27,4%) và lâm nghiệp giảm (1,3% xuống 0,8%). Còn trong nội bộ từng ngành cũng có sự thay đổi:
Trong ngành nơng nghiệp
Nhìn chung, ngành trồng trọt giảm tỉ trọng và tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi: tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 43,1% (năm 2006) xuống 33% (năm 2016); tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 47% lên 58% và chiếm phần lớn trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của Thành phố (biểu đồ 2.5).
Biểu đồ 0.5. Cơ cấu GTSX nông nghiệp của TP.HCM năm 2006 và năm 2016
Nguồn: NGTK TP.HCM năm 2016 - Cục thống kê TP.HCM, 2018
Trồng trọt
Ngành trồng trọt những năm qua giảm rõ rệt diện tích trồng lúa hiệu quả thấp và chuyển sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện
của Thành phố như hoa, cây kiểng, trồng rau an tồn hoặc phát triển ni cá cảnh, chăn ni bị thịt, bò sữa... Sự thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đã mang lại hiệu quả sản xuất lớn, giá trị sản phẩm trồng trọt thu được trên một ha tăng từ 28,9 triệu đồng/ha (năm 2006) lên đến 84,69 triệu đồng/ha (năm 2011), tăng 55,79 triệu đồng/ha, cao hơn so với mức tăng của cả nước (45,84 triệu đồng/ha) (Tổng Cục thống kê, 2012).
Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của mình trong sản xuất nơng nghiệp. GTSX của ngành chăn nuôi từ năm 2006 đến nay luôn cao hơn so với GTSX của ngành trồng trọt và tăng nhanh từ 1.477 tỉ đồng (năm 2006) lên đến 7.807,4 tỉ đồng (năm 2016), tăng gấp 5,3 lần, cao hơn gần 1,8 lần so với GTSX ngành trồng trọt (4.443,7 tỉ đồng, 2016) (Cục thống kê TP.HCM, 2018). Cơ cấu ngành chăn ni ít có sự thay đổi trong thời gian qua. Ưu thế chủ yếu vẫn thuộc về chăn ni lợn, chiếm khoảng ½ GTSX của ngành chăn nuôi, tiếp sau là chăn ni trâu bị, chiếm khoảng 45%; thấp nhất là chăn nuôi gia cầm, chiếm tỉ trọng không đáng kể, khoảng 1,0 - 1,5%.
Trong ngành lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng tồn Thành phố là 34.884,9 ha (năm 2016). Diện tích rừng hiện có là 32.997 ha, trong đó rừng tự nhiên là 13.516 ha, rừng trồng là 19.481 ha. Rừng tập trung nhiều nhất ở huyện Cần Giờ (32.451 ha), huyện Bình Chánh (441 ha), huyện Củ Chi (85 ha), Quận 9 (20 ha) (Cục thống kê TP.HCM, 2018).
Ngành lâm nghiệp đang có xu hướng đang giảm mạnh tỉ trọng hoạt động trồng và chăm sóc rừng từ 14,3% (năm 2006) xuống còn 2,4% (năm 2016); tỉ trọng ngành khai thác gỗ và lâm sản khác chiếm phần lớn (69,6% năm 2006; 94,3% năm 2016); tỉ trọng dịch vụ lâm nghiệp thấp và giảm mạnh từ 16,1% (năm 2006) xuống còn 3,3% (năm 2016), giảm 12,8% (Xử lí từ NGTK, (Cục thống kê
Tính trong giai đoạn 2005-2016, tồn Thành phố có 1.416,5 ha rừng trồng tập trung, 2.764,9 ha cây trồng phân tán góp phần phủ xanh Thành phố.. Tài nguyên rừng tuy ít nhưng mỗi năm cho khai thác trung bình khoảng 12.672 m3 gỗ/năm; 6.371,75 ster củi/năm; 19.044 nghìn cây tre, trúc, lồ ồ/năm và khoảng 61.098,3 tấn nguyên liệu sản xuất giấy ngoài gỗ (Cục thống kê TP.HCM, 2018).
Trong ngành thủy sản
Tổng GTSX của ngành thủy sản của Thành phố tăng từ 1.486.033 triệu đồng (năm 2006) lên đến 1.741.791 triệu đồng (năm 2010), trung bình tăng 63.939,5 triệu đồng/năm. Trong những năm gần đây, GTSX ngành thủy sản tăng vượt trội so với những năm trước đó: tăng từ 1.741.791 triệu đồng (năm 2010) lên đến 5.132.417 triệu đồng (năm 2016), trung bình tăng 565.104,3 triệu đồng/năm (Cục thống kê TP.HCM, 2018). Trong cơ cấu GTSX ngành thủy sản Thành phố, tỉ trọng thủy sản nuôi trồng giảm từ 82,3% (năm 2006) xuống còn 75,8% (năm 2016) nhưng luôn chiếm phần lớn; tỉ trọng khai thác thủy sản tăng từ 13,4% lên 24,2% và chiếm tỉ trọng thấp.
2.2.2. Một số kết quả đạt được từ việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại TP.HCM xuất nông nghiệp tại TP.HCM
a) Sản xuất nông nghiệp UDCNC theo ngành sản xuất
Nông nghiệp UDCNC tại TP.HCM được thực hiện trên cả ba lĩnh vực: trồng trọt, chăn ni và thủy sản. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, tồn Thành phố có 63,66 ha diện tích đất trồng các sản phẩm trồng trọt (hoa, rau ăn lá, rau ăn quả); sản phẩm chăn ni chính là bị sữa (959 con) và heo thịt (18.033 con); về thủy sản với sản phẩm cá cảnh (0,55 ha).
Ngành trồng trọt: các sản phẩm chủ yếu bao gồm hoa lan, rau ăn lá, rau ăn quả. Hoa lan:
Năm 2016, tổng diện tích trồng hoa lan UDCNC là 3,97 ha, trong đó tập trung tại huyện Củ Chi (3,95 ha) và huyện Nhà Bè (0,02 ha). Việc ứng dụng công
nghệ trong sản xuất hoa lan trên diện tích hiện có của Thành phố đã đạt được 3/5 tiêu chí đó là: Sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà màng có kiểm sốt nhiệt độ, độ ẩm; Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ nguồn gốc và Sử dụng thuốc BVTV rõ nguồn gốc, trong danh mục cho phép. Tiêu chí 4 và 5 đạt 94,5% (bảng 2.5).
Ngồi ra, có 47,9% diện tích trồng hoa lan có hệ thống điều khiển ra hoa, kiểm sốt tuổi thọ của hoa; có 44,1% diện tích hoa lan có ứng dụng CNTT trong quản lí, sản xuất, giao dịch thương mại. Tuy nhiên, diện tích trồng hoa lan UDCNC như hiện nay còn quá nhỏ bé so với nhu cầu của thị trường. Nhiều vườn lan chưa có thương hiệu, bao bì sản phẩm cịn đóng gói thơ sơ.
Bảng 0.5. Các công nghệ ứng dụng trong sản xuất hoa lan UDCNC trên địa bàn TP.HCM năm 2016
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa lan
Quy mô sản xuất (ha) Tỉ trọng trong tổng diện tích (%) 1) Sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà màng có
kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm 3,97 100
2) Sử dụng giống đạt chuẩn, rõ nguồn gốc 3,97 100
3) Sử dụng thuốc BVTV rõ nguồn gốc, trong
danh mục cho phép 3,97 100
4) Sử dụng hệ thống tưới tự động 3,75 94,5
5) Bón phân tự động hoặc bán tự động 3,75 94,5
Tiêu chí bổ sung
- Điều khiển ra hoa, kiểm soát tuổi thọ của hoa
chủ động tại vườn 1,9 ha 47,9
- Ứng dụng CNTT trong quản lí, sản xuất, giao
dịch thương mại 1,75 ha 44,1
thực hiện NQTU 7 Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn tại TP.HCM, Sở
NN&PTNT, 2018.
Đối với trồng rau:
Nguồn rau UDCNC của Thành phố hiện nay chủ yếu cung cấp cho các siêu thị trên địa bàn, các khách sạn lớn (5 sao, 4 sao). Người dân Thành phố ngày càng quan tâm đến xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm, mức độ an toàn cho sức khỏe cho nên sản phẩm rau được tiêu thụ ngày càng nhiều.
Các sản phẩm rau ăn lá:
Rau ăn lá gồm rất nhiều loại như rau xà lách, rau muống, rau ngót, rau cải, rau mầm …Tổng diện tích rau ăn lá UDCNC năm 2016 là 41,97 ha, tập trung ở huyện Bình Chánh (35,3 ha), huyện Củ Chi (5,5 ha), huyện Hóc Mơn (0,97 ha) và quận Thủ Đức (0,2 ha). Việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau ăn lá cụ thể như sau:
Bảng 0.6. Các công nghệ ứng dụng trong sản xuất rau ăn lá UDCNC trên địa bàn TP.HCM năm 2016
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau ăn lá
Quy mô sản xuất (ha) Tỉ trọng trong tổng diện tích (%)
1) Sử dụng giống rau rõ nguồn gốc, đạt chuẩn 41,97 100
2) Sử dụng phân bón cân đối, trong danh mục, rõ nguồn gốc
41,97
100 3) Sử dụng thuốc BVTV trong danh mục, rõ
nguồn gốc
41,97
100 4) Cơ giới hóa một số khâu: tưới, phun thuốc
tự động/bán tự động, xử lí giá thể 31,97 76,2
5) Bao bì an tồn, thân thiện với mơi trường 40,57 96,7
6) Đạt tiêu chuẩn VietGAP 41,97 100
Các tiêu chí bổ sung
- Sử dụng hệ thống nhà lưới hoặc nhà màng có
- Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước, bón
phân tự động 5,7 13,6
- Ứng dụng CNTT trong quản lí, sản xuất, giao
dịch thương mại 39,5 94,1
Nguồn: Xử lí từ Chương trình phát triển nơng nghiệp UDCNC trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016-2020, UBND TP.HCM, 2016; Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện NQTU 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại TP.HCM, Sở NN&PTNT, 2018.
Nhìn chung, việc ứng dụng cơng nghệ trong sản xuất rau ăn lá trong tổng diện tích trồng trọt đạt 4/6 tiêu chí bắt buộc (bảng 2.6); 100% diện tích rau đạt tiêu chuẩn được cấp chứng nhận VietGAP. Đó chính là nổ lực rất lớn việc giảm sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất, tạo nền sản xuất thân thiện với môi trường. Trồng rau trong nhà lưới, nhà màng cịn rất thấp (8,3%); có 13,6% diện tích rau ăn lá sử dụng hệ thống tưới, bón phân tự động; 94,1% diện tích rau có sử dụng CNTT để quản lí, sản xuất, giao dịch thương mại.
Các sản phẩm rau ăn quả:
Rau ăn quả có nhiều chủng loại như mướp, dưa leo, dưa lưới, bầu, bí, cà chua… Hiện nay, diện tích rau ăn quả UDCNC khoảng 17,72 ha, tập trung ở huyện Bình Chánh (10 ha), huyện Củ Chi (6,35 ha), huyện Hóc Mơn (0,6 ha), Quận 9 (0,4 ha) và huyện Nhà Bè (0,37 ha). Các công nghệ được ứng dụng trong sản xuất rau ăn quả cụ thể như sau:
Bảng 0.7. Các công nghệ ứng dụng trong sản xuất rau ăn quả UDCNC trên địa bàn TP.HCM năm 2016
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau ăn quả Quy mô sản xuất (ha) Tỉ trọng trong tổng diện tích (%)
Trồng rau trên giá thể (không cần đất) 5,8 32,7
Sử dụng hệ thống nhà lưới hoặc nhà màng có
Sử dụng hệ thống tưới, bón phân tự động hoặc
bán tự động 7,72 43,6
Ứng dụng CNTT trong quản lí, sản xuất, giao
dịch thương mại 10 56,4
Canh tác hữu cơ (sử dụng sản phẩm sinh học, khơng sử dụng thuốc BVTV hóa học và phân bón)
0,7 4
Sử dụng giống và phân bón nhập khẩu từ Israel 0,6 3,4
Nguồn: Xử lí từ Chương trình phát triển nơng nghiệp UDCNC trên địa bàn
TP.HCM giai đoạn 2016-2020, UBND TP.HCM, 2016; Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện NQTU 7 Khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thôn tại TP.HCM, Sở NN&PTNT, 2018.
Diện tích rau ăn quả được ứng dụng cơng nghệ trong sản xuất, cụ thể: 32,7% diện tích rau trồng trên giá thể, có hệ thống nhà lưới kiểm sốt nhiệt độ, độ ẩm; 43,6% diện tích rau được tưới và bón phân tự động; hơn ½ sản phẩm rau được quảng bá trên trang web riêng, giao dịch thương mại online; chỉ một phần nhỏ diện tích được sản xuất theo cơng nghệ cao Israel (3,4%).
Sản xuất rau UDCNC cần đạt được nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí về độ an tồn của sản phẩm. Tức là sản phẩm đạt chuẩn và được chứng nhận VietGAP - an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, tại các vùng sản xuất rau tập trung trên địa bàn TP.HCM cũng rất quan tâm đến tiêu chí này và thực hành sản xuất giảm bớt sự phụ thuộc, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV. Người sản xuất quan tâm đến chất lượng sản phẩm và tính bền vững của mơi trường.
Diện tích và sản lượng rau VietGAP được sản xuất tại huyện Củ Chi chiếm đa số, chiếm 72,7% diện tích rau VietGAP và 72,3% sản lượng rau VietGAP toàn Thành phố (bảng 2.8).
Bảng 0.8. Diện tích, sản lượng rau được chứng nhận VietGAP phân theo quận, huyện trên địa bàn TP.HCM
STT Quận/huyện Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng (tấn/năm)
1 Củ Chi 1.344,9 33.111 2 Hóc Mơn 201,9 5.078 3 Bình Chánh 241,8 6.032 4 Cần Giờ 4,1 105 5 Địa bàn khác 56,4 1.458 Tổng số 1.849,03 45.784
(Nguồn: Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nơng nghiệp TP.HCM, 2018) Nhìn chung, sản phẩm ngành trồng trọt UDCNC chỉ mới tập trung vào sản xuất hoa lan, rau ăn lá, rau ăn quả. Mức độ ứng dụng công nghệ trong sản xuất cịn thấp và chưa đồng đều. Diện tích sản xuất cịn nhỏ bé so với nguồn lực sản xuất NNCNC của Thành phố. Hiện nay, chỉ có một số lượng rất nhỏ các chủ đầu tư có đủ nguồn kinh phí, am hiểu khoa học và cơng nghệ để đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ một cách đầy đủ để thực hiện mơ hình NNCNC đạt chuẩn.
Khi chủ đầu tư sử dụng nhà kính, nhà lưới, nhà màng thì tùy theo cây trồng mà năng suất sẽ tăng từ 60 - 200% so với cách trồng truyền thống nhưng chi phí đầu tư trang thiết bị nhà kính, nhà lưới … lại rất lớn. Một nhà kính hiện đại được sản xuất theo cơng nghệ Jain (Israel) có giá trị đầu tư khoảng 370 triệu đồng/ha (Phạm S, 2014). Vì vậy, nhiều nơng dân có nguồn vốn nhỏ lẻ thì đó chính là cản trở lớn đối với việc đầu tư và mở rộng diện tích và thực hiện sản xuất theo hướng UDCNC.
Nếu so sánh gieo xạ hạt giống rau trực tiếp trên đồng ruộng thì sau 54 ngày mới cho thu hoạch, cịn gieo cây giống trên giá thể (sau 25 ngày trong vườn ươm) thì trồng khoảng 30 - 35 ngày sẽ cho thu hoạch, rút ngắn thời gian trên đồng ruộng cũng là giúp tránh được một số loại dịch bệnh, sâu, nấm… gây hại trong đất, giảm
ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. Một số sâu bệnh không đủ thời gian để gây hại nên không cần dùng đến thuốc BVTV, tất yếu sẽ cho sản phẩm chất lượng an