1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp UDCN Cở một số quốc gia
trên thế giới
Từ những năm giữa thế kỷ XX, khoa học và công nghệ đã thúc đẩy kinh tế phát triển, nhiều quốc gia phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các Khu nông nghiệp UDCNC. Đầu những năm 80, tại Hoa Kỳ đã có hơn 100 Khu khoa học cơng nghệ. Ở Anh quốc, đến năm 1988 đã có 38 Khu vườn khoa học cơng nghệ với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan đến năm 1996 đã có 9 Khu khoa học nơng nghiệp công nghệ cao. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành
nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia ở châu Á cũng đã dần thay thế nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang nền nơng nghiệp hàng hóa ứng dụng cơng nghệ sinh học, cơng nghệ tự động hố, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an tồn, hiệu quả. Sản xuất nơng nghiệp theo hướng UDCNC và sự phát triển các Khu nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nơng nghiệp tri thức thế kỷ XXI.
Tại Israel
Israel là một quốc gia nhỏ bé với diện tích chỉ khoảng 22,1 nghìn km2, dân số khoảng 8,3 triệu người (Tổng cục thống kê, 2018), có khí hậu và địa hình phức tạp, phần lớn lãnh thổ khơ cằn, có khu vực thấp hơn mực nước biển 400m và phải đối diện với nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngọt. Bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, dân số đông và tăng nhanh, nhu cầu về lương thực - thực phẩm gia tăng đáng kể trong khi nguồn tài chính hạn hẹp để nhập khẩu nông sản từ các quốc gia khác, Israel nhất thiết phải nghiên cứu và đẩy mạnh UDCNC trong nông nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng và chất lượng tốt nhất và chỉ trong giai đoạn ngắn, Israel đã chuyển từ tình trạng thiếu nước, thiếu lương thực, đến khả năng tự cấp, tự túc lương thực - thực phẩm và trong những năm trở lại đây, mặc dù tỉ lệ đóng góp trong GDP của ngành nơng nghiệp chỉ chiếm 1,17% nhưng GTSX nông nghiệp tăng nhanh, đạt hơn 3,7 tỷ USD (năm 2016)1. Với định hướng “thị trường quyết định sản xuất và công nghệ làm ra sản phẩm”, Israel đã tạo nên một nền nông nghiệp hiện đại bậc nhất thế giới ở vùng đất hơn một nửa diện tích sa mạc này.
“95% hàm lượng khoa học và 5% lao động” và sự hợp tác chặt chẽ giữa “bốn nhà”: nhà nước - nhà khoa học - nhà nơng - nhà doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công của Israel trong phát triển nông nghiệp UDCNC. Những vấn đề phát sinh
trên đồng ruộng ngay lập tức được chuyển đến cho các nhà khoa học nghiên cứu và ngược lại, sự ra đời của các kỹ thuật khoa học tiên tiến đều được những nông dân nhanh chóng tiếp cận và phổ biến rộng rãi.
Đa số nông dân chỉ trồng trọt, chăn nuôi từ giống cây trồng, vật nuôi được mua từ các công ty sản xuất giống. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những giống cây trồng chịu hạn, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt của vùng sa mạc nắng nóng; “cá có thể bơi trong sa mạc” sau khi nước bẩn được tái chế; ni gà khơng có lơng vì có lơng, gà tỏa nhiệt kém, kém ăn và chậm lớn. Mọi cánh đồng đều được cày xới, rạch hàng thẳng lối bằng máy móc theo kích thước nhất định để thuận lợi cho các khâu từ gieo trồng, phun tưới và thu hoạch bằng máy móc. Cơng nghệ lọc nước biển, cơng nghệ tưới tiết kiệm nước của Israel được đánh giá đứng hàng đầu thế giới và tạo ra những kỳ tích của nền nơng nghiệp UDCNC tiên tiến này.
Đến với nền nông nghiệp của Israel không thể không nhắc đến các mơ hình
làng nơng nghiệp Ki-bút (kibbutz) và Mơ-sáp (moshav).
Ki-bút (kibbutz) là mơ hình hợp tác sản xuất nơng nghiệp, một đơn vị kinh tế độc lập ở đó thành viên ki-bút làm việc cùng nhau, có nghĩa vụ và hưởng quyền lợi ngang nhau. Ki-bút như một xã hội thu nhỏ, hệ thống KT - XH dựa trên nguyên tắc sở hữu tài sản tập thể, bình đẳng và kết hợp sản xuất, tiêu thụ, đào tạo với ý tưởng “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Hình 1.2 dưới đây là hình ảnh tồn cảnh về một kibbutz ở Israel.
Mô-sáp (moshav) như một cộng đồng sinh hoạt khép kín trong một khu vực. Cấu trúc như các vòng tròn đồng tâm với các tịa nhà cơng cộng (trường học, văn phòng, cửa hàng, nhà sinh hoạt cộng đồng …) ở trung tâm (hình 1.3). Từ khu trung tâm, các con đường tỏa ra các hướng như hình nan quạt, dẫn đến các khu dân cư. Các khu dân cư được nối liền với nhau bằng hệ thống đường ngang như bàn cờ, bao quanh bên ngồi là cánh đồng sản xuất. Thành viên mơ-sáp tự sản xuất trên nơng trang mình và sở hữu những gì do mình làm ra.
Hình 0.3. Làng Nahalal - moshav đầu tiên ở miền bắc Israel ở thung lũng Jezreel (Nguồn: Internet)
Đối với Israel, một nền nông nghiệp đạt chuẩn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn. Nếu xuất khẩu thì sản phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nếu tiêu thụ nội địa thì áp dụng quy định về an tồn thực phẩm và quy định về dư lượng thuốc BVTV. Một ngành trồng trọt nói khơng với thuốc BVTV mà chỉ áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học như dùng nhện ăn mồi để diệt ấu trùng rệp sáp, ong kí sinh đẻ trứng vào ấu trùng rầy mềm và dòi đục lá … Cho tới nay, chưa từng có một quốc gia non trẻ với điều kiện canh tác nơng nghiệp khó khăn như Israel mà có thể có được nhiều thành tựu để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp thế giới đến vậy.
Tại Hà Lan
Hà Lan là một quốc gia nhỏ thuộc khu vực Tây Âu, diện tích cả nước chỉ 41,5 nghìn km2, dân số khoảng 17,1 triệu người (Tổng cục thống kê, 2018). Hơn
một nửa diện tích của Hà Lan chỉ cao hơn mực nước biển chưa đầy 1m. Người ta thường nhắc đến Hà Lan với hình ảnh của những chiếc quạt gió thơ mộng, thực ra chính là những cơng cụ giúp đưa nước theo các kênh đào trở ra biển. Quỹ đất phát triển nông nghiệp của Hà Lan rất hạn hẹp nhưng bù lại đất đai nơi đây khá màu mỡ, hơn 60% diện tích được dùng để phát triển nơng nghiệp theo chiến lược “đầu tư cao - sản xuất nhiều”, cốt lõi chính là UDCNC trong sản xuất. Bằng tất cả mọi nỗ lực, Hà Lan đã biến những vùng đất thấp của mình trở thành cánh đồng hoa lớn nhất thế giới. Tại Hà Lan, chỉ có 6% diện tích canh tác ngồi trời, phần lớn sản xuất nơng nghiệp đều hoạt động trong nhà kính. Diện tích nhà kính nơng nghiệp khoảng 11 nghìn ha chiếm 25% tổng diện tích nhà kính nơng nghiệp của thế giới, trong đó 40% diện tích nhà kính dùng để trồng rau, 35% trồng hoa, 20% trồng cây ăn quả.
Điểm nổi bật của nền nông nghiệp UDCNC Hà Lan là sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở khoa học, doanh nghiệp và nơng dân, trong đó quan hệ giữa nơng dân và nhà nơng học đóng vai trị then chốt. Các doanh nghiệp nông nghiệp coi nhau như đồng nghiệp chứ không phải là đối thủ cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp thường dành khoảng 15% doanh thu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D (Research and Development). Một số tập đoàn nổi bật về lĩnh vực này là tập đoàn
Rijk Zwaan (đứng vị trí thứ 5 trên thế giới về lai tạo và thương mại hạt giống rau);
tập đoàn Enza Zaden (sản xuất và xuất khẩu hạt giống các loại cây trồng trên tồn thế giới), tập đồn KeyGene (ứng dụng cơng nghệ sinh học cho năng suất và chất lượng cây trồng cao hơn); Nunhems (chuyên sản xuất các loại giống và sản phẩm hạt giống theo định hướng thị trường). Đây cũng chính là lời giải đáp tại sao cơng nghệ cao trong nông nghiệp Hà Lan luôn đổi mới và sáng tạo không ngừng.
Hà Lan là quốc gia lớn thứ hai sau Hoa Kì về xuất khẩu nông sản. Giá trị xuất khẩu nông sản Hà Lan tăng liên tục và đạt 81,3 tỷ ơ-rô vào năm 2015 (biểu đồ 1.1), trong đó những nơng sản xuất khẩu nhiều nhất là hoa và hạt giống (8,3 tỷ
ơ-rô), thịt các loại (7,6 tỷ ơ-rô), sữa và sản phẩm chế biến từ sữa (7,2 tỷ ơ-rô), rau (6,3 tỷ ơ-rô).
Biểu đồ 0.1. Giá trị xuất khẩu nông sản của Hà Lan giai đoạn 2000 - 2015
Nguồn: Internationalisation Monitor 2016-II Agribusiness, Statistics Netherlands 2016. Nền nơng nghiệp Hà Lan tập trung cao vào tính bền vững, nguồn thực phẩm an tồn và quan tâm lớn đến cảnh quan và mơi trường. Điều đáng nói là nền nơng nghiệp phát triển như vậy nhưng chỉ chiếm 1,8% trong tổng GDP và chỉ một số ít dân số Hà Lan làm nghề nông. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan năm 2016 đứng sau Mỹ, nhưng hiệu quả và tính cạnh tranh lại cao nhất thế giới, năng suất lao động tuy thấp hơn Mỹ một chút, nhưng hiệu suất đất thì cao hơn hẳn mọi quốc gia trên thế giới.