Tiềm năng tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)

1.2. Cơ sở thực tiễn

2.1.2. Tiềm năng tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (bao gồm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, …) có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để hình thành và phát triển ngành nơng nghiệp.

a) Địa hình

Địa hình có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành nông nghiệp và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật ni. Địa hình bằng phẳng sẽ tạo thuận lợi cho canh tác áp dụng cơ giới hóa, giữ ẩm cho đất, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chun canh quy mơ lớn. Địa hình TP.HCM có thể chia thành bốn khu vực:

- Khu vực gị cao: có độ cao từ 4 m đến 32 m phân bố chủ yếu ở phía Bắc

huyện Củ Chi và một phần ở Quận 9 và Đông Bắc quận Thủ Đức.

- Khu vực bằng phẳng: có độ cao từ 2 m đến 4 m phân bố chủ yếu ở các quận

nội thành, một phần ở Thủ Đức, Hóc Mơn nằm dọc theo sơng Sài Gịn và phía Nam huyện Bình Chánh, điều kiện tiêu thốt nước tương đối thuận lợi.

- Khu vực trũng thấp, lầy: có độ cao từ 1 m đến 2 m, ở phía Nam, Tây Nam

của Thành phố, tập trung ở huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, Quận 7, Quận 8, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè và phía Bắc huyện Cần Giờ.

- Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển: độ cao khoảng 0 đến 1 m, nhìn

chung đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày.

Như vậy, phần lớn địa hình Thành phố tương đối thấp, cao ở phía Bắc, Đơng Bắc giảm dần theo hướng Đơng Nam. Địa hình Thành phố khơng phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

b) Đất đai

Đất là tư liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp. Số lượng và chất lượng đất có ảnh hưởng đến quy mơ, cơ cấu, phân bố các sản phẩm nông nghiệp. Theo số liệu điều tra trên địa bàn TP.HCM (Thủ tướng Chính phủ, 2007) có 6 loại đất chính:

- Đất cát: có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên, phân bố ở

- Đất mặn: có diện tích khoảng 12% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở

huyện Cần Giờ, hình thành trên trầm tích sơng, biển và đầm lầy biển bị xâm nhập mặn, thích hợp cho việc trồng rừng, đặc biệt đối với cây đước, sú, vẹt.

- Đất phèn: diện tích khoảng 27% diện tích tự nhiên, phân bố ở các vùng thấp,

trũng, tiêu thốt nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sơng Đồng Nai, Sài Gịn và phía Bắc huyện Cần Giờ. Phần lớn diện tích đất phèn được sử dụng cho việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn và một phần đã được khai thác để trồng lúa, rau màu, cây ăn quả.

- Đất phù sa: có diện tích khoảng 12% diện tích tự nhiên, trong đó đất phù sa

ngọt giàu chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali chiếm khoảng 2,5%, phân bố chủ yếu ở vùng Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Mơn. Đây là loại đất tốt, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích cho việc trồng cây ăn trái.

- Đất xám: có diện tích khoảng 19% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên

vùng đất cao, gị ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Mơn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh, chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ. Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hố và thích hợp với loại cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày. Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mịn và rửa trơi, tăng cường bón phân bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ.

- Đất đỏ vàng: có diện tích nhỏ khoảng 1,5% diện tích tự nhiên, phân bố trên

vùng gò ở huyện Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9, thích hợp cho việc trồng các cây như cao su, điều vì có khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt.

Tài nguyên đất không phải là vô tân, nhất là đất nông nghiệp ở các đô thị lớn như TP.HCM ngày càng giảm. Vì vậy, việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp.

c) Tài nguyên nước

Nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Nước cần để tưới cho cây trồng, cung cấp nước uống cho vật nuôi, nước là điều kiện không thể thiếu đối với ngành thủy sản. Nơi có nguồn nước dồi dào thường tạo nên các vùng nông nghiệp trù phú. TP.HCM nằm trong vùng hạ lưu của hệ sông Đồng Nai - Sài Gịn, giáp với biển Đơng, nên sơng Đồng Nai là nguồn cung cấp nước chính cho Thành phố, hàng năm cung cấp khoảng 15 tỷ m3 nước chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các huyện Hóc Mơn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.

Nguồn nước dưới đất phân bố khá rộng, phân bố chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, phía Bắc huyện Bình Chánh, quận Tân Bình, Gị Vấp... trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày. Nước dưới đất đã được khai thác và sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX và đặc biệt từ sau năm 1991. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày, chiếm trên 30% nhu cầu nước sinh hoạt của Thành phố. Thành phố đang mở rộng mạng lưới cấp nước, tăng khai thác nước mặt để dần dần giảm khai thác lượng nước dưới đất.

d) Khí hậu

TP.HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết của Thành phố là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa, khơ rõ rệt tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 75%. Có sự chênh lệch rõ rệt theo mùa. Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực và phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 10.

e) Sinh vật

Sinh vật tự nhiên (rừng) chủ yếu là rừng ngập mặn, tập trung ở huyện Cần Giờ, chiếm khoảng 94% diện tích rừng của Thành phố. Rừng thứ sinh tự nhiên

bạch đàn và keo lá tràm. Rừng Cần Giờ khơng chỉ là rừng phịng hộ ven biển mà còn là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Động thực vật chủ yếu là các chủng loại chịu mặn (đước, sú, vẹt; khỉ, chim, cá ...).

Trong nông nghiệp, sự đa dạng về giống, lồi là tiền đề để hình thành và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu ngành hợp lí với điều kiện tự nhiên và các kiểu hệ sinh thái. Các giống cây trồng, vật ni hiện có tại địa phương là cơ sở để nghiên cứu, lai tạo và sản xuất ra các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt. Cây giống, con giống tốt, chất lượng cao có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng các loại nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)