Quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp UDCNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 116 - 118)

xuất nông nghiệp tại TP .HCM

3.1. Định hướng

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp UDCNC

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển nông nghiệp UDCNC phải gắn với q trình CNH, HĐH nơng

nghiệp, nông thôn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp của ngành, của địa phương.

- Phát triển nơng nghiệp UDCNC phải có sự lựa chọn, đầu tư đồng bộ, kết hợp hài hồ giữa nghiên cứu tạo cơng nghệ cao với ứng dụng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hố có năng suất, chất lượng an tồn sinh học và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển nơng nghiệp UDCNC phải khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước, tiếp thu có chọn lọc thành tựu cơng nghệ cao của thế giới để làm chủ khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, đồng thời hiện đại hố các cơng nghệ truyền thống.

- Phát triển nông nghiệp UDCNC phải huy động sự tham gia của lực lượng

nghiên cứu, đào tạo các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ; thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cao trong nông nghiệp đủ về số lượng và có chất lượng cao cho phát triển nơng nghiệp UDCNC ở nước ta.

b) Mục tiêu phát triển Mục tiêu chung

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và tạo ra các sản phẩm công nghệ cao phục vụ phát triển lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và gắn với chuỗi giá trị sản phấm an toàn.

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp cơng nghệ cao một cách tồn diện nhằm dẫn dắt, định hướng cho nông nghiệp của thành phố và khu vực theo hướng hiện đại, phục vụ sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững và sức cạnh tranh cao.

Mục tiêu cụ thể

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nơng nghiệp có năng suất, chất lượng, an tồn và có sức cạnh tranh cao.

- Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 chiếm từ 60 - 70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả Thành phố.

- Đến năm 2025: Phấn đấu 50 - 60% hộ nông dân, 70 - 80% doanh nghiệp

tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng các biệp pháp kỹ thuật mang tính cơng nghệ cao về giống, quy trình canh tác, cơng nghệ sau thu hoạch; cơ giới hố, tự động hố trong q trình chăn ni, xử lý chất thải; các kỹ thuật tiến tiến, cơng nghệ cao trong q trình sản xuất ni trồng các đối tượng thuỷ sản chủ yếu.

- Hỗ trợ cho việc hình thành và hoạt động có hiệu quả một số doanh nghiệp trong ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (doanh nghiệp trong lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi và thủy sản).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)