1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp UDCN Cở một số tỉnh tại
Việt Nam
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt vào năm 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nơng nghiệp UDCNC thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tạo ra những chuyển biến tích cực cho ngành nơng nghiệp và dần thay đổi diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại Lễ Khởi động sản xuất nông nghiệp UDCNC tại Nông trường VinEco Hà Nam ngày
"Chúng ta khuyến khích khởi nghiệp trong nơng nghiệp, áp dụng điện tốn đám
mây vào nơng nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam".
Tại Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng nơng nghiệp Tây Ngun, có diện tích tự nhiên là 9.783,3 km2, dân số 1.298,9 nghìn người (Tổng cục thống kê, 2018). Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của tỉnh là 367,6 nghìn ha, chiếm khoảng 37,6% tổng diện tích đất tồn tỉnh (Tổng cục thống kê, 2018). Địa hình cao nguyên phân bậc rõ rệt, nhiều mặt bằng rộng lớn, đất đỏ badan màu mỡ, khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa phân hóa theo độ cao địa hình rõ rệt. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi sản xuất và phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa đa dạng về cây trồng, vật nuôi, UBND tỉnh Lâm Đồng đã sớm xác định chương trình phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao là một chương trình trọng tâm từ năm 2004 (UBND tỉnh Lâm Đồng, 2004).
Từ đó, sản xuất nơng nghiệp UDCNC của tỉnh Lâm Đồng theo phương thức đa hướng, thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và FDI ngày càng cao, gía trị sản xuất nơng nghiệp tăng nhanh. Từ năm 2004 đến năm 2015, GTSX nông nghiệp phân theo ngành kinh tế của tỉnh Lâm Đồng tăng lên 8,5 lần, trong đó trồng trọt tăng 8,6 lần, chăn nuôi tăng 6,3 lần, dịch vụ và các hoạt động khác tăng 14,8 lần. Ngành trồng trọt luôn chiếm hơn 80% tổng tổng GTSX nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng (bảng 1.2).
Bảng 0.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004 – 2015
(giá hiện hành, triệu đồng)
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và
các hoạt động khác
2004 5.547.653 4.482.028 951.125 114.500
2014 43.312.612 35.666.026 5.955.353 1.691.232
2015 47.132.527 38.573.995 6.719.398 1.839.134
Nguồn: NGTK Lâm Đồng năm 2011, 2015 - CTK Lâm Đồng năm 2012, 2016 Những năm đầu khi mới tiến hành xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng UDCNC thì doanh thu bình quân trên một ha đạt được là 27 triệu đồng, đến năm 2010 doanh thu bình quân trên một ha đã tăng hơn 3 lần, đạt 82,6 triệu đồng/ha. Sau 10 năm thực hiện chương trình, doanh thu bình quân trên một ha tăng lên hơn 5 lần, đạt 135,4 triệu đồng/ha (năm 2014) và đạt 146,4 triệu đồng/ha (năm 2015).
Nếu so sánh sự tăng trưởng giá trị của hai nhóm cây trên một ha thì giá trị sản phẩm thu được của nhóm cây hàng năm cao hơn và tăng nhanh hơn so với nhóm cây lâu năm. Cụ thể, năm 2010, giá trị sản phẩm của cây hằng năm đạt 140,8 triệu đồng/ha cao hơn so với cây lâu năm đạt 60,8 triệu đồng/ha; năm 2015, giá trị sản phẩm của cây hằng năm tăng lên và đạt 283,9 triệu đồng/ha còn cây lâu năm tăng chậm hơn và đạt 100,8 triệu đồng/ha (bảng 1.3). Nếu xét cụ thể trong từng nhóm cây thì sản xuất hoa đạt được giá trị sản phẩm cao nhất trên mỗi ha trong nhóm cây hàng năm, tiếp theo là rau và thấp nhất là sản xuất lúa; còn cà phê là sản phẩm có giá trị sản phẩm trên mỗi ha cao nhất trong nhóm cây lâu năm, tiếp theo là dâu tằm, thấp nhất là điều.
Bảng 0.3. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt phân theo nhóm cây trồng của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2015
(triệu đồng) Nhóm cây trồng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 82,6 117,4 116,7 131,3 135,4 146,4 Cây hàng năm 140,8 173,7 204,3 244,5 248,1 283,9 - Lúa 32,8 50,7 54,4 52,4 52,6 51,4
- Rau 335,7 391,0 460,5 516,1 507,9 564
- Hoa 971,7 1.299,0 1.484,7 1.496,4 1.645,0 1873
Cây lâu năm 60,8 97,7 86,8 91,5 96,1 100,80
- Cà phê 65,3 118,3 101,1 102,6 104,6 107,4
- Điều 10,6 15,3 13,5 16,1 14,8 20,8
- Dâu tằm 26,5 37,1 35,5 39,4 44,1 48,3
Nguồn: NGTK Lâm Đồng năm 2011, 2015 - CTK Lâm Đồng năm 2012, 2016 Nếu tính riêng giá trị sản phẩm thu được trên 1 héc ta đất trồng trọt theo đơn vị huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng năm 2015 thì dẫn đầu là thành phố Đà Lạt đạt 506,4 triệu đồng/ha, đứng thứ 2 là huyện Đơn Dương đạt 412,9 triệu đồng/ha, tiếp theo là huyện Lạc Dương 191,9 triệu đồng/ha, huyện Đức Trọng 184 triệu đồng/ha, huyện Bảo Lâm 116,9 triệu đồng/ha (Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2016). Đây đồng thời cũng chính là 5 địa phương mạnh dạn đầu tư, triển khai các công nghệ mới trong sản xuất nơng nghiệp và có tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trong những năm qua rất nhanh, đạt được hiệu quả nhất định, góp phần phát triển KT - XH của địa phương.
Lâm Đồng được Trung ương đánh giá là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp UDCNC. Bước đầu đã quy hoạch được vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa, dâu tây, chè, chăn nuôi thủy sản theo hướng UDCNC, tạo năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt trội; thực hiện lồng ghép được nhiều chương trình phát triển KT - XH với phát triển NNCNC. Giai đoạn 2004 - 2010 đã đầu tư gần 2.600 tỷ đồng cho phát triển NNCNC, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 34 tỷ đồng, vốn huy động trong dân và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế 2.566 tỷ đồng (Tỉnh ủy Lâm Đồng, 2011).
Đến cuối năm 2016, Lâm Đồng đã có 49 nghìn ha trong tổng số gần 279 nghìn ha đất canh tác được UDCNC; tồn tỉnh hiện có 8 doanh nghiệp được cơng nhận là doanh nghiệp NNCNC. Các doanh nghiệp này đã liên kết với nông dân
mở rộng quy mô, sản xuất rau và hoa cao cấp. Nhờ mơ hình cơng nghệ cao và sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người nông dân, doanh liên tục phát triển, các hộ nơng dân cũng có thu nhập xứng đáng, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Từ thành công của 5 huyện, thành phố trong tỉnh, , tỉnh Lâm Đồng tiếp tục mở rộng các mơ hình sản xuất NNCNC ra các huyện khác. Các mặt hàng nông sản của tỉnh phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu đạt giá trị ngày càng cao, hàng nông sản luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu. Từ năm 2010 đến năm 2014, hàng nông sản xuất khẩu tăng từ 192,2 triệu USD (2010) lên đến 288,1 triệu USD (2014), tăng 95,9 triệu USD, trung bình tăng gần 24 triệu USD/năm (bảng 1.4).
Bảng 0.4. Trị giá hàng nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng so với tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2010 - 2014
(triệu USD)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu 228,1 253,9 288,6 276,1 506,7
Hàng nông sản 192,2 212,4 256,4 238,9 288,1
Nguồn: NGTK Lâm Đồng năm 2015 - Cục thống kê Lâm Đồng năm 2016 Những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2004 đến nay đã đưa Lâm Đồng trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp UDCNC, tạo tiền đề cho ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh và bền vững hơn, khẳng định phát triển nông nghiệp UDCNC là chủ trương đúng đắn về lý luận và thực tiễn của địa phương và là hình mẫu cho những địa phương khác trong nước.
Tại Hà Nội
Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3.358,6 km2, dân số 7.420,1 nghìn người (Tổng cục thống kê, 2018). Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của Hà Nội
thống kê, 2018). Hà Nội là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nơng nghiệp từ lâu đời. Kể từ ngày 01/8/2008, được mở rộng diện tích với tồn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hịa Bình), Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp và khu vực nông thôn để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực - thực phẩm của một đô thị đông dân và mật độ dân số cao đứng thứ 2 trên cả nước.
Tháng 7/2015, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐND được ban hành để thực hiện Chương trình phát triển nơng nghiệp UDCNC tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ mới vào sản xuất đã được thực hiện, sản xuất nông nghiệp được ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn, GTSX N-L-NN tăng khá nhanh: tăng từ 27.912 tỉ đồng (2010) lên đến 43.233 tỉ đồng (2016), tăng 15.321 tỉ đồng (tăng 1,5 lần), trong đó ngành nơng nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao tổng tổng GTSX N-L-NN của Thành phố Hà Nội (bảng 1.5)
Bảng 0.5. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2017
(giá hiện hành, tỉ đồng) Ngành 2010 2012 2014 2016 Tổng số 27.912 36.882 39.020 43.233 - Nông nghiệp 25.900 34.058 35.944 39.773 - Lâm nghiệp 62 74 88 92 - Thủy sản 1.950 2.750 2.988 3.368
Nguồn: NGTK Hà Nội năm 2017 - Cục thống kê Hà Nội năm 2018 Trong thời gian qua, sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội từng bước UDCNC vào trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản cho năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao, đảm bảo an tồn thực phẩm như sử dụng giống mới có năng suất cao, chăn ni theo cơng nghệ chuồng kín có hệ thống điều tiết nhiệt độ, ẩm độ ánh sáng; sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm; canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà
lưới; sơ chế, chế biến, bảo quản rau, hoa, quả, chè, thịt, trứng, sữa bằng cơng nghệ bao gói hút chân khơng, bảo quản lạnh... Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Hà Nội, đến nay Thành phố đã duy trì 80 chuỗi liên kết an tồn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và đang triển khai nhiều giải pháp để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Tiểu kết chương 1
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Nhu cầu về lương thực - thực phẩm tăng nhanh, sự phát triển của khoa học và cơng nghệ, q trình đơ thị hóa và tác động của nó đã làm xuất hiện loại hình nơng nghiệp UDCNC. Trong nền KT - XH hiện đại, nơng nghiệp UDCNC càng đóng vai trị rất quan trọng không thể thay thế trong việc bảo đảm an ninh lương thực; cung cấp các yếu tố đầu vào cho cơng nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm, góp phần bảo vệ mơi trường.
Đối với một địa phương, việc phát triển và phân bố ngành nơng nghiệp nói chung và nơng nghiệp UDCNC nói riêng phải dựa trên các nhân tố về vị trí địa lí; điều kiện tự nhiên và KT - XH. Nông nghiệp UDCNC ở các đơ thị hiện nay đang phát triển một số hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp đó là hộ nơng dân, doanh nghiệp, khu và vùng nông nghiệp UDCNC.
Sản xuất nông nghiệp UDCNC ở một số quốc gia trên thế giới như Israel, Ấn Độ, Hà Lan … hay các tỉnh, thành phố của Việt Nam (Lâm Đồng, Hà Nội) đã và đang có những chuyển biến tích cực. Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu mà TP.HCM có thể vận dụng nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp UDCNC theo hướng hiệu quả, chất lượng, bền vững.
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CAO TẠI TP.HỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tiềm năng phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
TP.HCM trải dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, tiếp giáp với tỉnh Bình Dương (phía Bắc), giáp tỉnh Đồng Nai (phía Đơng, Đơng Bắc), giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (phía Đơng Nam), giáp tỉnh Long An, Tiền Giang (phía Tây, Tây Nam), giáp tỉnh Tây Ninh (phía Tây Bắc) và phía Nam giáp biển Đơng với đường bờ biển dài 25 km giàu tiềm năng (bản đồ 2.1).
Diện tích tự nhiên của TP.HCM là 2.095,39 km² (Cục thống kê TP.HCM,
2018), chiếm hơn 8% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ và đứng thứ 49 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố. Lãnh thổ bao gồm 19 quận (quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, Bình Thạnh, Gị Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú) và 5 huyện (Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ).
Là một trong ba đầu mối giao thơng quan trọng của cả nước, có vị trí tâm điểm trong khu vực Đơng Nam Á, hiện nay TP.HCM đóng vai trị là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ, khoa học kĩ thuật quan trọng ở phía Nam và của đất nước, đồng thời đem đến nhu cầu và thị trường tiêu thụ nông sản rất lớn, nhất là thực phẩm, rau củ quả sạch, an toàn và chất lượng cao.
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ - “tài nguyên vị thế” này cho phát triển KT - XH nói chung và phát triển nơng nghiệp UDCNC nói riêng của TP.HCM khơng chỉ tồn những lợi thế, cơ hội mà cịn đặt ra nhiều khó khăn, thách thức bởi vì diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự cạnh tranh về thị trường cung cấp LT-TP từ các tỉnh lân cận cũng như từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nền nơng nghiệp Thành phố đặt ra u cầu phải UDCNC nhằm định hướng cho nông nghiệp của Thành phố và khu vực phát triển theo hướng hiện đại,
phục vụ sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững và sức cạnh tranh cao.
2.1.2. Tiềm năng tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (bao gồm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, …) có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để hình thành và phát triển ngành nơng nghiệp.
a) Địa hình
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành nông nghiệp và việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật ni. Địa hình bằng phẳng sẽ tạo thuận lợi cho canh tác áp dụng cơ giới hóa, giữ ẩm cho đất, hình thành các vùng sản xuất nơng nghiệp chun canh quy mơ lớn. Địa hình TP.HCM có thể chia thành bốn khu vực:
- Khu vực gò cao: có độ cao từ 4 m đến 32 m phân bố chủ yếu ở phía Bắc
huyện Củ Chi và một phần ở Quận 9 và Đông Bắc quận Thủ Đức.
- Khu vực bằng phẳng: có độ cao từ 2 m đến 4 m phân bố chủ yếu ở các quận
nội thành, một phần ở Thủ Đức, Hóc Mơn nằm dọc theo sơng Sài Gịn và phía Nam huyện Bình Chánh, điều kiện tiêu thốt nước tương đối thuận lợi.
- Khu vực trũng thấp, lầy: có độ cao từ 1 m đến 2 m, ở phía Nam, Tây Nam
của Thành phố, tập trung ở huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, Quận 7, Quận 8, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè và phía Bắc huyện Cần Giờ.
- Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển: độ cao khoảng 0 đến 1 m, nhìn
chung đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày.
Như vậy, phần lớn địa hình Thành phố tương đối thấp, cao ở phía Bắc, Đơng Bắc giảm dần theo hướng Đơng Nam. Địa hình Thành phố khơng phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
b) Đất đai
Đất là tư liệu chủ yếu của ngành nông nghiệp. Số lượng và chất lượng đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phân bố các sản phẩm nông nghiệp. Theo số liệu điều tra trên địa bàn TP.HCM (Thủ tướng Chính phủ, 2007) có 6 loại đất chính:
- Đất cát: có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 3% diện tích tự nhiên, phân bố ở
- Đất mặn: có diện tích khoảng 12% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở
huyện Cần Giờ, hình thành trên trầm tích sơng, biển và đầm lầy biển bị xâm