xuất nông nghiệp tại TP .HCM
3.2. Giải pháp
3.2.3. Giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
a) Đối với nhà quản lý, các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao
- Khuyến khích các tố chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện chương trình hợp tác đào tạo, huấn luyện cơng nhân, kỹ thuật viên trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao có sự ưu đãi của Nhà nước.
- Đào tạo ngắn và dài hạn: tuyển chọn sinh viên xuất sắc, cán bộ trẻ có năng lực để đào tạo dài hạn trong và ngoài nước (được đài thọ tồn phần hay một phần học phí) nhằm hình thành đội ngũ chuyên viên, chuyên gia về công nghệ sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế tạo máy móc
phục vụ cho sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phấm N-L-NN đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp UDCNC.
- Hợp đồng, hợp tác với các chuyên gia (ngắn hạn hoặc dài hạn) các nhà khoa học và chuyên gia quản lý có trình độ cao (trong và ngồi nước), am hiểu điều kiện phát triển nông nghiệp của thành phố, có khả năng đưa ra các giải pháp cơng nghệ nhằm UDCNC vào phát triến nông nghiệp. Đây là nguồn nhân lực cần thiết, làm nền tảng ban đầu cho việc thực hiện Chương trình phát triển nơng nghiệp UDCNC; cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng (vật chất và tinh thần) đế thu hút được nguồn chất xám này.
b) Đối với doanh nghiệp, nông dân
Tham gia đào tạo thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ giới thiệu công nghệ cao trong nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp UDCNC; các lớp tập huấn ngắn hạn nhằm tiếp thu các kỹ thuật về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Mở các lớp đào tạo nghề về công nghệ cao trong nông nghiệp, mở rộng và khuyến khích triển khai hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho doanh nghiệp, nông dân về bảo hộ giống cây trồng, bảo hộ sáng chế, bảo hộ nhãn hiệu; xây dựng hệ thống quản lý và bảo hộ các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; đào tạo quản trị viên tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.