Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 30 - 31)

1.4 .Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên

1.4.2. Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên

Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên được hiểu là cách thức hoạt động của những người làm công tác thanh niên trong nhà trường và sinh viên thực hiện trong sự thống nhất với nhau, nhằm hồn thành những nội dung cơng tác đề ra, phù hợp với mục tiêu đã định là phát huy năng lực của sinh viên và các nguồn lực xã hội để giúp đỡ những trường hợp khó khăn, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển cộng đồng, và hoàn thiện nhân cách cho sinh viên.

Phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên tồn tại như một nhân tố hữu cơ trong công tác tổ chức các hoạt động cho sinh viên và q trình giáo dục của Đồn - Hội. Nó có mối quan hệ biện chứng với các nhân tố khác như mục đích và nhiệm vụ cơng tác xã hội, nội dung công tác xã hội, vai trị, vị trí của cán bộ Đồn - Hội trong hoạt động cơng tác xã hội, kết quả hoạt động...

Do vậy phương pháp tổ chức công tác xã hội cho sinh viên phải là sự kết hợp linh hoạt phương pháp công tác xã hội, phương pháp giáo dục và phương pháp tổ chức hoạt động thanh niên. Một sự tổng hợp các phương pháp trên sẽ giúp cho cán bộ Đoàn - Hội và sinh viên hiểu được cách thức tiến hành công việc với những đối tượng cụ thể hay mục tiêu hướng tới của nội dung công tác đang thực hiện; đảm bảo chức năng giáo dục, tạo mơi trường hoạt động cho thanh niên của Đồn - Hội và phù hợp với những nguyên tắc phải tuân thủ trong việc tổ chức hoạt động thanh niên. Để tổ chức hiệu quả các hoạt động công tác xã hội, một số phương pháp trong tiến trình tổ chức hoạt động cán bộ Đồn - Hội cần thực hiện như sau:

a) Xây dựng kế hoạch:

Là cơng việc rất quan trọng đối với bất kì hoạt động nào, việc xây dựng kế hoạch bao gồm xác định mục tiêu hoạt động và vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Nội dung cơ bản gồm:

- Xác định mục tiêu

- Lập các phương án, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và lựa chọn phương án phù hợp. - Xây dựng chương trình hành động cụ thể

- Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo của kế hoạch

b) Tổ chức lực lượng:

- Tạo dư luận xã hội, thực hiện công tác thông tin tuyên truyền để huy động lực lượng thu hút sinh viên vào hoạt động.

- Phân công phân nhiệm hợp lý, sắp xếp cơ cấu tổ chức theo trách nhiệm quản lý, phân bố các đội hình hoạt động tùy theo loại hình cơng tác xã hội và nêu yêu cầu công việc và giao nhiệm vụ cho từng đội, nhóm, từng thành viên.

- Cá thể hóa, cụ thể hóa: mỗi hoạt động đều hướng tới đối tượng cụ thể, địa chỉ cụ thể và bằng cách tiếp cận riêng

c) Chỉ đạo thực hiện:

- Xử lý các thông tin liên quan đến hoạt động, các nội dung hoạt động được bàn bạc dân chủ, công khai, tham khảo ý kiến rộng rãi, phát huy sức mạnh của tập thể, của cộng đồng trong việc tổ chức hoạt động.

- Quy trình hóa: mỗi cơng việc hay hoạt động phải được phân chia logic theo các bước, trình tự nhất định.

- Phối hợp công tác với các đơn vị và cá nhân

- Vận dụng, triển khai các phương pháp công tác xã hội; tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng tham gia công tác.

d) Kiểm tra đánh giá:

- Theo dõi, đơn đốc tiến trình thực hiện kế hoạch.

- Kịp thời đưa ra những biện pháp chấn chỉnh nhằm đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra. - Đánh giá khách quan, khen thưởng tuyên dương xứng đáng để động viên khuyến

khích người tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)