Chỉ đạo thực hiện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Chỉ đạo thực hiện:

Hệ thống tổ chức Đoàn - Hội được chia làm bốn cấp. Trong trường học, đoàn trường tương được cấp bộ thứ ba và đoàn khoa tương đương cấp bộ thứ tư, trực thuộc đoàn khoa là các chi đoàn được thành lập theo cơ cấu lớp học. Chỉ đạo là khâu hướng dẫn, triển khai các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên cho phù hợp với thực tế công việc tại cơ sở.

3.3.1. Yêu cầu trong công tác chỉ đạo:

Công tác chỉ đạo triển khai các hoạt động chung trong đó có cơng tác hội trong hệ thống tổ chức Đoàn - Hội phải đảm bảo các yêu cầu sau:

• Nắm bắt và xử lý các thông tin:

- Các nội dung hoạt động được bàn bạc dân chủ, công khai: việc này sẽ giúp cho việc truyền đạt kế hoạch được thơng suốt và thống nhất trong tồn bộ hệ thống tổ chức.

- Tham khảo ý kiến rộng rãi, phát huy sức mạnh của tập thể, của cộng đồng trong việc tổ chức hoạt động nhằm lựa chọn phương án tốt nhất, xây dựng được kế hoạch phù hợp, và đi đến những quyết định đúng đắn trong giải quyết công việc.

- Các thông tin phản hồi là cơ sở để nắm bắt tình hình nhằm điều chỉnh hoạt động lãnh đạo cho từng giai đoạn, cơng việc cụ thể.

• Xây dựng lề lối làm việc khoa học, quy trình hóa:

- Mỗi cơng việc hay hoạt động phải được phân chia logic theo các bước đi, trình tự nhất định. Thực hiện quy trình hóa nhưng khơng cứng nhắc.

- Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận về mặt thời gian cũng như nội dung công tác ảnh hưởng bởi việc bố trí trình tự thực hiện ương q trình chỉ đạo.

- Hình thành mạng lưới cơng tác viên làm đầu mối cung cấp thông tin và triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tập huấn trang bị kỹ năng, nghiệp vụ và phương pháp làm việc cho các đối tượng tham gia.

• Phối hợp công tác với các đơn vị và cá nhân:

- Cần biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các đoàn thể, đơn vị và cá nhân quan tâm đến công tác xã hội.

- Tạo mối quan hệ phối hợp tốt với các đoàn thể, đơn vị chức năng và khoa quản lý sinh viên trong nhà Trường.

- Công tác xã hội của sinh viên chủ yếu là cơng tác xã hội nhóm hay cơng đồng. Do vậy việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền nơi cơng tác, với thanh niên địa phương tác động rất lớn đến hiệu quả công việc để tranh thủ sự giúp đỡ. Những đánh giá về công tác chỉ đạo của sinh viên đặt yêu cầu này ở vị trí khá cao.

- Thường xuyên tham mưu đề xuất ý kiến với cấp ủy Đảng, đoàn cấp trên về chủ trương, cơ chế cho việc tổ chức hoạt động để có được sự ủng hộ hiệu quả.

Sự phối hợp nhịp nhàng vơi những đơn vị liên quan sẽ đem lại hiệu ứng công việc rất cao, nhất là về mặt thời gian cũng như tổ chức lực lượng. Ví dụ cần xem lại việc đơi khi thiếu quân số chiến sĩ Mùa Hè Xanh vì sinh viên học quân sự.

3.3.2. Một số phương thức chỉ đạo:

Cơng tác chỉ đạo là q trình khơng thể thiếu trong thực hành công tác xã hội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cán bộ Đồn - Hội có thể nghiên cứu vận dụng các phương thức sau:

- Chọn điểm chỉ đạo: Là sự lựa chọn một đối tượng hay địa bàn cụ thể để thực nghiệm triển khai một mơ hình hoạt động, một phương thức tổ chức công tác xã hội mới trên quy mơ nhỏ. Từ đó rút ra những bài họckinh nghiệm thực tiễn để phân tích khả năng triển khai ở quy mơ rộng hơn. Ví dụ như trước khi triển khai việc đưa sinh viên đến công tác xã hội tại các trường trại giáo dục thanh niên cai nghiện trong chiến dịch Mùa hè Xanh, Thành Đồn thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện phương pháp này. Đến nay sinh viên đã đến làm công tác xã hội ở rất nhiều trường, trại và các trung tâm cai nghiện. Họ thậm chí "cùng ăn, cùng ở, cùng học" với học viên.

- Chỉ đạo bằng kế hoạch: Trong công tác chỉ đạo bộ máy chỉ huy phải dựa vào kế hoạch vì nó là cơ sở để tiến hành hoạt động. Việc xây dựng kế hoạch có thể bằng văn bản hoặc bảng biêu để thể hiện rõ nội dung, thời gian, địa điểm, kinh phí, người phụ trách ...và phải bám sát kế hoạch để chỉ đạo về tiến độ và kiểm ưa hiệu quả cơng tác. Từng cá nhân hay đội nhóm cơng tác cũng phải đặt u cầu lập kế hoạch chi tiết cho mảng cơng việc mình phụ trách. Chỉ đạo chặt chẽ, hợp lý, kịp thời, sâu sát là yêu cầu số một mà những người tham gia khảo sát nhận thức về công tác chỉ đạo.

- Trong quá trình diễn tiến các hoạt động cơng tác xã hội nhất là những hoạt động trên nhiều địa bàn và xa xôi như chiến dịch Mùa Hè Xanh, khi cần có thể áp dụng hình thức chỉ đạo bằng văn bản khác song phải đảm bảo các tiêu chí về thơng tin như đã nêu ở trên.

- Đến địa bàn để chỉ đạo là phương thức hữu hiệu nhất vì tính thực tế và kịp thời, song người chỉ huy phải thực sự quyết đoán, khéo léo và tế nhị. Vấn đề thời gian và tính tồn diện là hạn chế nếu hoạt động triển khai trên quy mô rộng.

- Các biện pháp động viên cũng không kém phần quan trọng trong công tác chỉ đạo thực hành công tác xã hội, tác động đến tinh thần và hiệu quả công việc của người tham gia.

3.3.3. Tập huấn kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội.

- Sinh viên tham gia cơng tác xã hội là những tình nguyện viên làm việc kiêm nhiệm, hoàn toàn khác những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. Trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về công tác xã hội, kỹ năng, phương pháp công tác là rất cần thiết.

- Công tác này cần được làm thường xuyên thông qua sinh hoạt thường kỳ của các đội nhóm hoặc trước khi triển khai một đợi hoạt động lớn.

- Khi tổ chức tập huấn, việc thiết kế nội dung phải chuẩn bị chu đáo, nên có tài liệu hướng dẫn và báo cáo viên phải có sức thu hút, thuyết phục để sinh viên nhận thức đúng về tính chất cơng việc, hiểu rõ mục tiêu và chuyển thành hành động thiết thực. - Nên có các chun gia hay điển hình tiêu biểu báo cáo kinh nghiệm thực tiễn, trao đổi

trực tiếp cho sinh động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 77 - 80)