Tìm hiểu lý do tham gia công tác xã hội của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Kết quả nghiên cứu trên sinh viên:

2.2.3. Tìm hiểu lý do tham gia công tác xã hội của sinh viên

Bảng 8: Lý do tham gia những hoạt động xã hội do Đoàn - Hội tổ chức

STT Nội dung Tần số Thứ bậc

1 Muốn được sống trong tình yêu thương, sự chia sẻ, lòng bao dung

218 6

2 Cảm thấy mình lớn hơn, chững chạc hơn, tự tin hơn trước đám đơng

389 1

3 Có cơ hội,để phát huy khả năng của bản thân mà trước đây mình cũng chưa biết

285 4

4 Vì rèn luyện được khả năng nói trước tập thể 321 2

6 Không muốn khép mình trong cuộc sống chỉ đến trường và học

200 7

7 Nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội, kinh nghiệm thực tế 267 5

8 Muốn tìm hiểu thực tế địa phương 98 14 9 Học tập và tìm hiểu phong tục tập quán 90 16 10 Có điều kiện thực tập chuyên môn, kỹ năng sư phạm 169 9

11 Giúp tôi thấy yêu nghề hơn 81 17 1 2 Đem lại niềm vui cho nhiều người 137 12

13 Muốn đóng góp cơng sức của mình vào việc xây dựng quê hương, cuộc sống

198 8

14 Làm việc gì đó có ích cho người khác 141 1 1

15 Muốn tham gia các hoạt động thiết thực cụ thể chứ khơng phải những đóng góp chung chung, sách vở

149 10

16 Được giao lưu làm quen với nhiều đối tượng xã hội 116 13

17 Muốn biết thế nào là "Mùa hè xanh" 64 18

18 Ham vui 40 20

19 Được đi nhiều nơi, biết nhiều thứ 97 15

20 Muốn thay đổi khơng khí 47 19

Với kết quả ở Bảng 8 đã cho ta một cái nhìn tổng qt về những ngun nhân chính đưa thanh niên, sinh viên đến với cơng tác Đồn - Hội, đó là:

- Những lý do về hiệu quả thiết thực mà cơng tác Đồn - Hội mang lại giúp sinh viên trưởng thành hơn, tự tin hơn trong các mối quan hệ cộng đồng được đánh giá ở thứ bậc cao: cảm thấy mình lớn hơn, chững chạc hơn, tự tin hơn trước đám đơng (thứ bậc 1), Vì rèn luyện được khả năng nói trước tập thể (thứ bậc 2), Dạn dĩ, hòa nhập với cộng đồng tốt hơn (thứ bậc 3), Có cơ hội để phát huy khả năng của bản thân mà trước đây mình cũng chưa biết (thứ bậc 4), Nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội, kinh nghiệm thực tế (thứ bậc 5), Muốn được sống trong tình u thương, sự chia sẻ, lịng bao đung (thứ bậc 6).

- Những lý do liên quan đến nguyện vọng được đóng góp, cống hiến cơng sức của mình trong các hoạt động cụ thể cho cộng đồng xã hội được đánh giá ở thứ bậc thấp hơn như: Khơng muốn khép mình trong cuộc sống chỉ đến trường và học (thứ bậc 7), Muốn đóng góp cơng sức của mình vào việc xây dựng quê hương, cuộc sống (thứ bậc

8), Có điều kiện thực tập chun mơn, kỹ năng sư phạm (thứ bậc 9), Muốn tham gia các hoạt động thiết thực cụ thể chứ khơng phải những đóng góp chung chung, sách vở (thứ bậc 10), Làm việc gì đó có ích cho người khác (thứ bậc 11), Đem lại niềm vui cho nhiều người (thứ bậc 12).

- Các lý do về việc muốn được giao lưu, học hỏi, tìm hiểu mơi trường xung quanh ố thứ bậc thấp: Được giao lưu làm quen với nhiều đối tượng xã hội (thứ bậc 13), Muốn tìm hiểu thực tế địa phương (thứ bậc 14), Được đi nhiều nơi, biết nhiều thứ (thứ bậc 15), Học tập và tìm hiểu phong tục tập quán (thứ bậc 16), Giúp tôi thấy yêu nghề hơn (thứ bậc 17), Muốn biết thế nào là "Mùa hè xanh" (thứ bậc 18), Muốn thay đổi khơng khí (thứ bậc 19), Ham vui (thứ bậc 20).

Qua những phân tích như trên ta có thể thấy rằng hiệu quả rèn luyện thiết thực của cơng tác Đồn - Hội là động lực chính để thúc đẩy thanh niên tham gia. Khi hịa mình vào các cơng tác, hoạt động của Đồn - Hội có điều kiện tiếp xúc giao lưu và quan trọng nhất là học tập lẫn nhau nhiều kỹ năng bổ ích làm cho thanh niên ngày càng cảm thấy "lớn hơn, chững chạc hơn, tự tin hơn trước đám đông", đây cũng là lý do có ý kiến đồng tình cao nhất. Chính vì được hoạt động trong mơi trường có tính tập thể cao như vậy mà làm cho thanh niên "dạn dĩ, hòa nhập với cộng đồng tốt hơn" và điều tất yếu là khả năng của họ sẽ được khơi gợi, phát huy ở mức cao nhất. về nhận thức tình cảm thì đối với thanh niên đây cịn là những hoạt động mang đầy tính nhân bản, ở đó họ tìm thấy "tình u thương, sự chia sẻ, lịng bao dung" của tình bạn, tình thầy trị.

Ở đây cũng đã thấy xuất hiện ước mơ, lý tưởng cao đẹp "muốn đóng góp cơng sức của mình vào việc xây dựng quê hương cuộc sống" tuy tần số chưa cao nhưng nó phản ánh định hướng đúng đắn của tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam hướng đến thế hệ thanh niên ngày nay. Chính vì có lý tưởng cao đẹp ấy mà thanh niên muốn "làm việc gì đó có ích cho người khác" hay "mang lại niềm vui cho nhiều người".

Bên cạnh đó vẫn cịn những lý do tham gia hoạt động chưa thật sự theo đúng hướng mà những người làm cơng tác tổ chức vạch ra. Nhưng nhóm này thật sự khơng nhiều và ở một khía cạnh khác thì giúp cho những người làm cơng tác tổ chức có những điều chỉnh để hoạt động đi vào chiều sâu, mang tính chun mơn, đặc thù cao hơn.

Sự chênh lệch khá rõ ràng về tần số của nhóm lý do có thứ bậc cao và nhóm lý do có thứ bậc thấp cho thấy nhận thức đúng đắn của thế hệ thanh niên ngày nay và vai trò rất quan trọng của tổ chức Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam trong việc tạo ra mơi trường hoạt động có tính giáo dục cao để thanh niên có điều kiện phát huy khả năng và định hướng giá trị cho thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 58 - 61)