Xây dựng kế hoạch:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Xây dựng kế hoạch:

Việc xây dựng kế hoạch chính xác, phù hợp là nội dung được đánh giá ở thứ bậc cao qua khảo sát. Đây là tiến trình tiên liệu những mục tiêu và vạch ra kế hoạch để đạt được những mục tiêu ấy. Muốn thực hiện tốt khâu lập kế hoạch, cần phải qua các bước sau:

3.1.1. Xác định mục tiêu

Mục tiêu chính là nơi đếru là mục đích nhắm tới trong việc tổ chức cơng tác xã hội cho sinh viên. Cán bộ Đoàn - Hội cần phân biệt mục tiêu tổng quát, dài hạn với mục tiêu cụ thể, ngắn hạn. Mục tiêu dài hạn được thể hiện trong phương hướng hoạt động của một nhiệm kỳ công tác, một giai đoạn gắn với nhiệm vụ của tổ chức, yêu cầu xã hội của cấp thành phố hay trung ương như: "Xây dựng 1000 phịng học", "thực hiện xóa mù chữ theo kế hoạch năm năm", "phổ cập trung học cơ sở cho thanh niên công nhân" ....Đối với cấp trường, cấp khoa, hầu hết mục tiêu là ngắn hạn, giải quyết những việc trước mất trong thời điểm cụ thể hoặc thực hiện một phần nhỏ trong mục tiêu công tác của cấp trên.

Đề ra mục tiêu và quản lý theo mục tiêu là một cách tiếp cận hệ thống để cải tiến hoạt động nhằm đạt hiệu quả và kết quả cao hơn.

Do vậy khi xác định mục tiêu công tác, cán bộ Đồn - Hội khơng nên nêu mục tiêu chung chung, mơ hồ mà cần phải cụ thể gắn với hành vi để có thể quan sát, đo lường được, nghĩa là nó cần phải hiện thực hoặc có giá trị hoặc ý nghĩa đích thực. Ví dụ qua khảo sát địa bàn , xác định mục tiêu phải xóa mù chứ xong cho bao nhiêu người, cần huy động mấy suất học bổng...

Trong phần này việc xác định đối tượng mà công tác xã hội hướng đến cần đặt ra cụ thể. Nên quan tâm ngay đến những đối tượng gần gũi như sinh viên nghèo, sinh viên gặp khó khăn, hoạn nạn trong lớp, trong trường thì tính thuyết phục của hoạt động càng hiệu quả hơn.

3.1.2. Xem xét nhu cầu, khả năng thực hiện

Sau khi xác định mục tiêu, cần xem xét khả năng của đơn vị về kinh phí, cơ sở vật chất cũng như lực lượng tham gia.

- Đối với từng loại hình cơng tác xã hội cần.đánh giá sức thu hút sinh viên đến với hoạt động, thời điểm tổ chức có phù hợp với lịch học tập, sinh hoạt của sinh viên hay không; năng lực, thái độ và cảm nghĩ của sinh viên như thế nào.

- Nguồn kinh phí cho hoạt động có thể từ kinh phí hỗ trợ của nhà trường, vận động tài trợ từ các tổ chức cá nhân bên ngồi hay do sinh viên đóng góp. Phải biết phân tích phán đốn khả năng tài chính để lên kế hoạch vận động các nguồn lực hỗ trợ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, khả năng phát hiện và vận dụng các nguồn lực xã hội khác về tổ chức, thiết chế; chế độ, chủ trương, chính sách; các chương trình phát triển; phong tục tập quán; quan hệ xã hội...sẽ giúp rất nhiều cho việc lập kế hoạch.

- Các cơ sở vật chất và phương tiện để phục vụ cho hoạt động do ai cung cấp, nên tận dụng phát huy tối đa nguồn lực từ địa bàn công tác để tiện lợi và tránh lãng phí.

- Ngồi lực lượng sinh viên, khả năng phối hợp của các lực lượng khác và đối tượng của công tác xã hội cũng cần xem xét đến.

Sự chuẩn bị này hết sức cần thiết, nếu các vấn đề đặt ra được trả lời một cách căn bản thì có thể tiến hành lập các phương án thực hiện.

3.1.3. Lập các phương án và quyết định lựa chọn phương án tối ưu:

Khi mục tiêu và khả năng thực hiện được nghiên cứu và xác lập, đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội cần xem xét các phương thức thực hiện khác nhau, cần có sự thảo luận để phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân đóng góp cho tập thể để xây dựng những phương án.

Trên cơ sở đó, phải phân tích kỹ lưỡng tính ưu việt của từng phương án mà cân nhắc chọn lựa phương án tốt nhất. Trong khâu này tính sáng tạo và tinh thần tập thể trong Ban Chấp hành là rất quan trọng, đồng thời cũng cần tham khảo ý kiến rộng rãi trong sinh viên nếu có điều kiện.

Chẳng hạn với việc xác định mục tiêu đưa phong trào thanh niên tình nguyện "Mùa Hè Xanh" mở rộng về vùng xa thì việc xem xét khả năng thực hiện là rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều vấn đề như kinh phí, phương tiện, con người, thời gian... mới có thể hình thành phương án tổ chức.

3.1.4. Xây dựng chương trình hành động cụ thể:

Đây là bước cụ thể hóa ghi nhận lại những vấn đề đã thống nhất ở trên.

- Chương trình hành động được ví như một bản thiết kế sống động với thời gian cụ thể cho từng công việc theo thứ tự ưu tiên để đạt được mục tiêu có hiệu quả.

- Mọi hoạt động cơng tác xã hội dù dự kiến thực hiện trong một buổi, một ngày, hay một tháng thì việc xây dựng chương trình, kế hoạch cũng cần độ chính xác cao về mặt thời gian; nội dung công việc rõ ràng, thiết thực.

- Sinh viên tham gia rất quan tâm đến mức độ hấp dẫn, bổ ích của hoạt động đối với bản thân họ; những gì mà họ thu hoạch được khi tham gia công tác xã hội.

Định hình được nhu cầu của đối tượng và năng lực đáp ứng nhu cầu ấy của tổ chức mình thì mới có thể xây dựng được chương trình cổng tác xã hội phù hợp.

3.1.5. Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo của kế hoạch

- Chương trình hành động hay kế hoạch đề ra phải được chấp hành nghiêm túc, nhất quán từ khâu chuẩn bị đến triển khai thực hiện.

- Thực tế có thể thay đổi khi một điều kiện nào đó khơng thay đổi hoặc phát sinh một phương án tốt hơn. Điều này đặt ra yêu cầu cho cán bộ Đoàn - Hội là phải thực sự năng động và linh hoạt trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch.

- Sự chính xác trong việc xây dựng kế hoạch là cần thiết song cũng phải mềm dẻo và sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 71 - 73)