Kiểm tra đánh giá:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra là một phần công việc cơ bản trong bất kỳ hoạt động nào.

- Trong thực hành công tác xã hội, kiểm tra phải diễn ra suốt quá trình tổ chức nhằm theo dõi, đơn đốc tiến trình thực hiện kế hoạch để kịp thời đưa ra những biện pháp chấn chỉnh, hướng dẫn nhằm đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Đây là một tiến trình hai chiều trong quản lý cơng tác xã hội.

- Người chỉ huy hay cán bộ được phân công làm công tác kiểm tra phải là người am hiểu mục tiêu, kế hoạch và đặc điểm của cơ sở hay đối tượng kiểm tra; hết lịng vì cơng việc; có đủ năng lực để đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả làm việc. Họ chính là cầu nối giữa sinh viên tại các địa bàn công tác với Ban Chấp hành, Ban Chỉ huy của Đoàn - Hội.

- Các tiêu chí để kiểm tra phải rõ ràng, có u cầu cao đối với cá nhân, tập thể.

- Sau khi tiến hành kiểm tra, công tác đánh giá và báo cáo kết quả phải được thực hiện nghiêm túc để nhận định chính xác về kết quả và hiệu quả của hoạt động cũng như đề ra mục tiêu cho những hoạt động tiếp theo.

- Việc đánh giá kết quả hoạt động của đội nhóm hay cá nhân tham gia cơng tác xã hội cần khách quan khơng bao biện, đề cao thành tích

- Đề xuất khen thưởng, tuyên dương xứng đáng, đúng người, đúng việc để động viên khuyến khích người tham gia. Cán bộ Đồn - Hội nên hết sức quan tâm đến những đặc thù của đối tượng sinh viên tham gia công tác xã hội để tham mưu những chế độ đãi ngộ cũng như khen thưởng làm cho họ gắn bó với cơng tác hướng đến mục tiêu tổng quát của tổ chức.

Tóm lại, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên có mơi trường sinh hoạt lành mạnh, ứng dụng kỹ năng sư phạm được học, tự giáo dục và thực hành công tác giáo dục cho các đối tượng cụ thể. Trong đó các hoạt động thực hành cơng tác xã hội như: Ánh sáng Văn hóa hè, Mùa Hè Xanh, Ngày Thứ bảy tình nguyện, Chủ nhật Xanh, tun truyền phịng chống tệ nạn xã hội....đã chứng minh tính thực tiễn và hiệu quả cơng tác giáo dục của Đồn - Hội, cùng nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo. Sinh viên có cơ hội giao lưu học hỏi, rèn luyện phấn đấu nâng cao nhận thức của bản thân về chính trị xã hội, vun đắp lòng yêu nghề, xây dựng ý thức cơng dân, góp phần hồn thiện nhân cách của những nhà giáo tương lai vừa hồng vừa chuyên.

Qua đó chúng ta thấy rằng cần phải có những giải pháp mới, những phương pháp cụ thể trang bị cho những nhà thực hành công tác xã hội "nghiệp dư" xuất thân và trưởng thành từ phong trào để nâng cao chất lượng hoạt động cơng tác xã hội nói riêng, cơng tác Đồn và phong trào sinh viên của Trường Đại học Sư phạm nói chung.

Vấn đề chung nhất để đề xuất nội dung của các phương pháp cho hoạt động này là: công tác xã hội về cơ bản vẫn phải được thực hiện lồng ghép trong quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường như những hoạt động ngoại khóa bổ trợ. Nghĩa là các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên cũng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục những nhà sư phạm tương lai.

Những phương pháp tác giả trình bày ở phần trên là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tham gia tổ chức hoạt động xã hội cho sinh viên, kết quả khảo sát trên sinh viên và nghiên cứu về lý luận, phương pháp trong khoa học giáo dục, quản lý, công tác thanh niên và công tác xã hội với tâm nguyện giúp cho đội ngũ cán bộ Đồn - Hội có thêm tài liệu hỗ trợ cho việc thực hiện vai trị, nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu, ta có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam ln đánh giá cao vai trị của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Công tác thanh niên được xem là nhiêm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trị của Nhà nước là rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra là phải tập hợp ngày càng đông đảo thanh niên vào các loại hình tổ chức của Đồn - Hội. Song trong cơng tác tập hợp thanh niên vẫn cịn có "khuyết điểm lớn là thiếu nhận thức sâu sắc để ra sức đoàn kết, tập hợp các tầng lớp thanh niên. Mặt khác là do những yếu kém về công tác tổ chức, chậm đổi mới tư duy, chậm đổi mới tình hình, phương pháp đồn kết tập hợp thanh niên một cách thích hợp"[35-80].

2. Sinh viên vẫn giữ vững được niềm tin và sự ưu ái của Đảng và Nhà nước khi tập hợp họ, chứng tỏ tài năng và khẳng định vai trị của mình bằng những thành tích trí tuệ tầm cỡ quốc tế và nhiều hoạt động xã hội dấn thân vì cộng đồng. Trong dó, sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có niềm tự hào là cái nơi của phong trào thanh niên tình nguyện trong cả nước.

3. Công tác xã hội không phải là một vấn đề mới, song ở nước ta chưa được đào tạo bài bản cũng như việc nghiên cứu về bộ mơn khoa học này cịn có những hạn chế. Cho dù có những đặc trưng riêng và có những kết quả cụ thể, cơng tác xã hội do Đồn - Hội tổ chức cho sinh viên vẫn mang nặng tính phong trào, khơng thốt ra khỏi những hạn chế của tình hình cơng tác xã hội nói chung. Những đánh giá về công tác tổ chức, triển khai thực hiện qua phiếu khảo sát sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cũng chứng minh nhận định về sự chưa thật hồn chỉnh trong cơng tác tổ chức từ khâu kế hoạch, thời gian, thông tin, tuyên truyền cho đến vấn đề tập huấn, bồi dưỡng.

4. Công tác xã hội của sinh viên Đại học Sư phạm gắn liền với đặc thù nghề nghiệp, được sinh viên nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia. Nội dung này chưa được đặt ra một cách trọn vẹn trong quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường. Thực tế là Đoàn - Hội tổ chức phần lớn hoạt động một cách độc lập, chưa phối hợp thực sự tốt với các đơn vị khác trong nhà trường. Có những ngun nhân chủ quan từ phía đội ngũ cán bộ

Đồn - Hội, nhưng cũng có ngun nhân khách quan do nhận thức của nhiều người chưa đúng về công tác thanh niên trong trường học cũng như thiếu sự nhìn nhận xác đáng về vai trị của tổ chức Đồn - Hội trong nhà trường.

5. Trong nhiệm vụ đào tạo người thầy, ngồi kiến thức chun mơn trên giảng đường, sinh viên cần "được học" nhiều nội dung khác để có thể là một nhà giáo dục khi ra trường. Do vậy bên cạnh các hoạt động ngồi giờ lên lớp, cơng tác xã hội về cơ bản phải được thực hiện lồng ghép trong quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường như những hoạt động ngoại khóa bổ trợ. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên cũng sẽ là giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường.

KIẾN NGHỊ

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề, ngoài việc đúc kết kinh nghiệm đề xuất những phương pháp công tác để cán. bộ Đồn - Hội có thể vận dụng cho hoạt động sinh viên ở phần trên, chúng tơi có một số kiến nghị như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp tổ chức hiệu quả công tác xã hội cho sinh viên của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh và hội sinh viên việt nam trường đại học sư phạm TP hồ chí minh​ (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)