Các yếu tố cấu thành năng lực nĩi chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 (Trang 26 - 27)

1.2. Năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực

1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực nĩi chung

(Đặng Thành Hưng, 2012) cho rằng năng lực gồm ba yếu tố cơ bản là tri thức, kĩ năng và hành vi biểu cảm (thái độ), trong đĩ “yếu tố cốt lõi trong bất cứ năng lực cụ thể nào đều là kĩ năng (hoặc những kĩ năng). Những thứ khác trong năng lực như tri thức, thái độ, tình cảm, vận động, sức khỏe, … cũng rất quan trọng, song thiếu kĩ năng thì chúng trở nên kém giá trị mặc dù khơng phải hồn tồn vơ dụng.”

(Hồng Hịa Bình, 2015) đã tổng hợp những quan niệm về năng lực của một số tác giả và đưa ra mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành năng lực dưới sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4. Mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành năng lực theo Hồng Hịa Bình (2015) theo Hồng Hịa Bình (2015) NL hiểu NL làm NL ứng xử CẤU TRÚC BỀ MẶT (ĐẦU VÀO) Kiến thức Kĩ năng Thái độ CẤU TRÚC BỀ SÂU (ĐẦU RA)

Sơ đồ 1.4 cho thấy mối quan hệ giữa nguồn lực (đầu vào) với kết quả (đầu ra) hay giữa cấu trúc bề mặt với cấu trúc bề sâu của năng lực. Ở đầu vào (cấu trúc bề mặt), năng lực được tạo thành từ kiến thức, kĩ năng và thái độ. Ở đầu ra (cấu trúc bề sâu), các yếu đĩ tố đĩ trở thành năng lực hiểu, năng lực làm và năng lực ứng xử. Để hình thành, phát triển năng lực cho HS, việc dạy học khơng chỉ dừng ở nhiệm vụ cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành thái độ sống đúng đắn mà cịn phải làm cho những kiến thức trong sách vở trở thành hiểu biết thực sự của HS; làm cho những kĩ năng được rèn luyện trên lớp học được thực hành, ứng dụng trong đời sống; làm cho thái độ sống được giáo dục qua mỗi bài học cĩ điều kiện, mơi trường để bộc lộ, hình thành, phát triển qua các hành vi ứng xử, trở thành phẩm chất bền vững của các em.

Báo cáo Xác định các năng lực cốt lõi cho Chương trình giáo dục phổ thơng

sau năm 2015 và một số vấn đề về việc vận dụng của Lương Việt Thái (2012) cũng

khẳng định các yếu tố cơ bản mà HS cĩ năng lực hành động về một lĩnh vực hoạt động nào đĩ cần hội tụ đủ: (1) Tri thức về lĩnh vực hoạt động; (2) Kĩ năng để tiến hành hoạt động; (3) Những điều kiện để tổ chức và thực hiện tri thức, kĩ năng đĩ trong một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng, như ý chí - động cơ, tình cảm - thái độ đối với nhiệm vụ,.... Và kĩ năng là một yếu tố rất quan trọng.

Nhìn chung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một quá trình học tập dựa trên năng lực thực hiện và qua khả năng thực hiện những hành động cụ thể để chứng minh mức độ nắm kiến thức của mình. Vì vậy, để phát triển năng lực của người học phải thơng qua việc xây dựng các hoạt động, phải tạo cơ hội và điều kiện để người học được hoạt động, được thể hiện và phát huy khả năng bản thân. Qua hoạt động, bằng hoạt động, HS cũng hình thành và phát triển được năng lực, bộc lộ được tiềm năng của bản thân, càng tự tin, năng động hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)