Thực trạng dạy học tích hợp liên mơn ở lớp Một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 (Trang 36 - 41)

Thực tế giáo dục ngày nay của thế giới nĩi chung và Việt Nam nĩi riêng cho thấy tích hợp đã và đang được xem là một trong những cách thức giáo dục ưu việt. Quan điểm giáo dục của việc dạy học tích hợp là nhằm vào việc phát triển năng lực người học, giúp người học cĩ khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra một cách chủ động, độc lập, sáng tạo. Ngược lại với việc dạy học theo hướng biệt lập các mơn học, khơng đặt các vấn đề cĩ liên quan trong một chỉnh thể thống nhất và rất dễ dẫn đến tư duy HS theo kiểu khép kín, nhìn nhận vấn đề theo một chiều nhất định.

Ở bậc học Tiểu học, bậc học nền tảng đối với sự phát triển tư duy, trí tuệ và nhân cách của trẻ, dạy học tích hợp càng đĩng gĩp một vai trị quan trọng về nhiều mặt. Dạy học tích hợp sẽ giúp cho giáo viên tiếp cận tốt hơn với chương trình và sách giáo khoa, cũng như mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lý tình huống. Trong khi đĩ, HS học được nhiều, được chủ động tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng, nâng cao tính tích cực của các em qua đĩ gĩp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở trường tiểu học.

Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học (theo chương trình giáo dục 2006) hiện nay vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau.

- Thứ nhất, nội dung sách giáo khoa của chúng ta hiện nay chưa thể đáp ứng thật đầy đủ những yêu cầu của việc dạy học tích hợp. Những nội dung dạy học theo chủ đề ở phân mơn Tiếng Việt như: “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta” … giúp HS biết quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc

học gắn liền với cuộc sống. Tuy nhiên những chủ đề ấy chưa giải đáp được những thắc mắc nảy sinh từ thực tế của chính HS. Chẳng hạn “Vì sao cĩ sấm chớp?”, “Vì sao cá sống được ở mơi trường nước lạnh?”, “Vì sao chim lại biết bay?” …

- Thứ hai, nội dung phân bố chương trình Tiểu học cịn khá nặng, thời gian phân bố cho một tiết học ít, trong khi chúng ta chưa cĩ phương án kéo dài thời gian, hoặc biện pháp “mềm dẻo hĩa” chương trình vì một số nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc người dạy sẽ khĩ áp dụng đầy đủ và hiệu quả những phương pháp dạy học tích hợp. Nếu cố gắng “tích hợp một cách miễn cưỡng” trong một khoảng thời gian ngắn ngủi sẽ dẫn đến việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng bộ mơn khơng được sâu sắc như khi chúng ta dạy học phân hĩa.

Thứ ba, dạy học tích hợp địi hỏi người giáo viên phải cĩ tầm nhìn đầy đủ về chương trình, về sách giáo khoa, phải cĩ cách đánh giá tổng hợp để tích hợp đúng mức nội dung, kĩ năng, cĩ hiểu biết nhất định về cách đánh giá kết quả học tập của HS. Chúng tơi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 30 giáo viên ở trường TH Quốc tế Canada, (quận 7) về mức độ hiểu biết và vận dụng các hình thức tích hợp trong mơn học.

Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết và vận dụng các hình thức tích hợp trong các mơn học Nội dung Số GV đã biết và vận dụng hiệu quả Số GV đã biết nhưng vận dụng chưa hiệu quả Số GV đã biết nhưng chưa vận dụng Số GV chưa biết

Dạy học tích hợp trong mơn Tự nhiên xã hội và Tiếng Việt 7 23.3% 7 23.3% 6 20% 10 33.4%

Dạy học tích hợp trong mơn

Tốn và Tiếng Việt 13.3% 4 26.7% 8 26.7% 8 33.3% 10 Dạy học tích hợp trong mơn

Tốn và Tự nhiên xã hội 6.6% 2 13.3% 4 16.7% 5 63.4% 19 Dạy học tích hợp Tốn, Tiếng

Việt và Tự nhiên xã hội.

2 6.6% 3 10% 5 16.7% 20 66.7%

Dạy học tích hợp liên mơn 1 3.3% 3 10% 3 10% 23 76.7%

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ mức độ hiểu biết và vận dụng hình thức tích hợp trong các mơn học của GV

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% TNXH và TV Tốn và TV Tốn và TNXH Tốn, TNXH và TV Tích hợp liên mơn

Số GV đã biết và vận dụng hiệu quả

Số GV đã biết nhưng vận dụng chưa hiệu quả Số GV đã biết nhưng chưa vận dụng Số GV chưa biết

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy số lượng GV đã biết đến việc dạy học tích hợp và vận dụng hiệu quả ở các mơn học như Tốn và Tiếng Việt (13.3%), Tiếng Việt và Tự nhiên & xã hội (23.3%), Tốn và Tự nhiên & xã hội (6.6%), tích hợp liên mơn (3.3%). Những con số này cho thấy người dạy cĩ kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng lại khơng được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết giúp họ cĩ thể áp dụng một cách tốt nhất những phương pháp dạy học tích hợp tiên tiến, cụ thể hơn là dạy học tích hợp liên mơn. Dẫn đến việc quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được giáo viên tiếp nhận nhưng ở mức độ chưa cao. - Thứ tư, dạy học tích hợp hướng đến việc hình thành và bồi dưỡng năng lực cho người học. Đánh giá trong dạy học tích hợp chính là đánh giá năng lực – cịn cĩ cách gọi khác là đánh giá thể hiện. Vì vậy, cần cĩ bảng đánh giá năng lực chung cho dạy học tích hợp liên mơn.

Nhìn chung, dạy học theo quan điểm tích hợp liên mơn tuy đã cĩ thời gian nghiên cứu và ứng dụng song thực tế vẫn là một hướng đi khá mới mẻ.

Tiểu kết chương 1

Dạy học tích hợp thể hiện tính ưu việt trong việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS. HS được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn – điều hết sức cần thiết cho nguồn nhân lực hiện nay. Bên cạnh đĩ, dạy học tích hợp cịn là cách hữu hiệu để giải quyết bài tốn sư phạm tồn tại nhiều năm qua ở nước ta: chồng lấn, quá tải, nhàm chán. Chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) 2018 ra đời đánh dấu sự đổi mới căn bản tồn diện về giáo dục đào tạo, đồng thời mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho đội ngũ giáo viên trong việc sử dụng các cách thức giáo dục – mà một trong số đĩ là dạy học tích hợp.

Đã cĩ nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước về dạy học tích hợp liên mơn, qua đĩ đã hình thành được hệ thống lí luận cơ bản của vấn đề này. Tuy nhiên, ở gĩc độ thực hành, việc tổ chức dạy học tích hợp liên mơn, đặc biệt là ở 3 mơn vẫn cịn rất mới mẻ.

Khảo sát thực trạng dạy học tích hợp liên mơn cũng khẳng định điều đĩ. Tuy nhiên, giáo viên đã cĩ hiểu biết cơ bản và bước đầu đã vận dụng dạy học tích hợp mơt số nội dung giáo dục trong giảng dạy các mơn học nên đã cĩ nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực khi tiếp nhận về ý tưởng dạy học tích hợp liên mơn. Bên cạnh đĩ, từ những phân tích về thực tế dạy tích hợp ở tiểu học như trên và những kiến nghị của giáo viên, chúng tơi nhận thấy, để việc thực hiện dạy học tích hợp liên mơn định hướng phát triển năng lực được khả thi, cần thiết phải cĩ những nghiên cứu về nguyên tắc thiết kế và tổ chức dạy học qua những bài học minh họa về dạy học tích hợp liên mơn định hướng phát triển năng lực.

Chương 2. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN CHO HỌC SINH LỚP 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)