Đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp Một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 (Trang 31)

Bước vào lớp Một là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời HS Tiểu học. Đây là sự chuyển giao rất quan trọng, từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập. Theo (Bùi Văn Huệ, 2004), nhà trường và hoạt động học tập đã đặt ra trước các em những yêu cầu, địi hỏi mới của cuộc sống. Đồng thời chính nĩ cũng đem đến những điều kiện, những cơ sở để trẻ được thay đổi một cách triệt để phương thức vận hành cuộc sống và thích ứng bằng việc tạo ra những nét mới trong các phẩm chất và năng lực của mình. Hơn nữa lứa tuổi tiểu học là tuổi sẵn sàng và hứng thú tiếp nhận các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới. Mặt khác, trong suốt những năm tiểu học, trẻ em phát triển theo nhiều cách thức khác nhau với những mức độ cũng khác nhau, tạo nên khả năng và đặc điểm của mỗi trẻ. Để xây dựng các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS lớp Một trong nghiên cứu này đạt hiệu quả nhất thiết phải quan tâm đến việc làm cho tiến trình thực hiện hoạt động phù hợp với đặc điểm và phong cách học tập của HS tham gia thực nghiệm.

Tri giác của HS tiểu học phát triển trong quá trình học tập. Ở lứa tuổi 6 – 7 tuổi, tri giác thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn. Các em phải được cầm nắm, sờ mĩ sự vật và những gì phù hợp với nhu cầu, tham gia trực tiếp vào cuộc sống hoặc GV đã hướng dẫn mới được các em tri giác.

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh các thuộc tính, các mối liên hệ và quan hệ bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan. Theo các nhà tâm lý học, tư duy của HS tiểu học chuyển dần từ tính trực quan, cụ thể sang tính trừu tượng, khái quát. Do vậy, tư duy của trẻ em 6 – 7 tuổi là tư duy cụ thể dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng. Cùng với quá trình học tập, tiếp xúc thực tế, trao đổi xã hội thì tư duy của các em được phát triển. Các nghiên cứu cịn cho thấy HS lứa tuổi này tiến hành hoạt động phân tích và tổng hợp chủ yếu bằng hành động thực tiễn khi tri giác trực tiếp đối tượng. Như vậy, khả năng phân tích – tổng hợp ở các em đầu tiểu học tuy cịn sơ đẳng nhưng đã cĩ ở mức độ cao thấp khác nhau, cho phép các em cĩ thể phân tách từ thành tiếng, âm, vần cũng như tổng hợp âm, vần thành tiếng khi

đọc và viết. Hay các em cĩ thể phân tách số hay cộng gộp khi thực hiện các phép tính cộng hoặc trừ (khơng nhớ) trong phạm vi 100.

Chú ý khơng chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở HS tiểu học, song đối với HS lớp Một thì sự tập trung chú ý lại thiếu bền vững. Trong những hoạt động địi hỏi nhiều sự tập trung và nỗ lực như các hoạt động nhĩm, hoạt động làm thí nghiệm, hay thực hành … yếu tố nhu cầu và hứng thú đĩng vai trị đặc biệt nhằm kích thích, duy trì sự chú ý của các em. Do đĩ khi tài liệu học tập cĩ tính mới mẻ hoặc gợi cho trẻ những rung cảm tích cực thì sự chú ý khơng chủ định càng trở nên bền vững.

Trẻ tiểu học đang trong giai đoạn hình thành và phát triển sự nhận thức về bản thân và về người khác, tức là phát triển khả năng nhận ra những xúc cảm, những động cơ. Khả năng này gia tăng theo độ tuổi và kinh nghiệm được tích lũy. Khi phát triển, các em trải qua những trạng thái xúc cảm phức tạp và những kĩ năng nhận thức, ngơn ngữ và xã hội ngày càng nâng cao làm cho trẻ cĩ thể điều khiển xúc cảm cũng như thể hiện cảm xúc của mình theo những cách thức mà nền văn hĩa của các em chấp nhận. Do vậy, các hoạt động dạy học thực nghiệm cần được thiết kế dạng tích hợp liên mơn nhằm tạo nên những cơ hội để HS khơng chỉ học đọc, viết, so sánh, giải tốn, … mà quan trọng hơn là nĩ là cơng cụ để HS cĩ thể bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình, chủ động tìm tịi các kiến thức… Cĩ như vậy, việc học mới trở nên ý nghĩa và HS cĩ đủ năng lực để giải quyết các tình huống trong cuộc sống.

1.4. Tổng quan về chương trình giáo dục lớp Một 1.4.1. Đặc thù của HS lớp Một

Trong chương trình tiểu học hiện nay, yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ ở mơn Tiếng việt với học sinh lớp 1 là đọc đúng và rõ ràng các bài văn đơn giản (khoảng 30 tiếng/ phút), hiểu nghĩa các từ ngữ thơng thường và nội dung thơng báo của câu văn, đoạn văn. Đối với mơn Tốn, yêu cầu học sinh biết đếm, đọc, viết so sánh, cộng, trừ (khơng nhớ) trong phạm vi 100; biết sử dụng các đơn vị đo và giải các bài tốn cĩ lời văn bằng một phép tính. Mặt khác, ở giai đoạn tiểu học, đặc biệt là học sinh đầu cấp, tư duy học sinh cịn mang tính trực quan, các em dễ tri giác và phân tích những đối tượng cụ thể, gần gũi. Chính vì vậy với các bài học vần và tập

đọc được dạy ở tiểu học là đọc thành tiếng, đọc hiểu kết hợp với hình ảnh trực quan sẽ giúp học sinh dễ dàng hiểu, ghi nhớ và vận dụng nội dung bài học. Theo phân bố chương trình mơn Tốn, khi dạy giải tốn cĩ lời văn, yêu cầu học sinh phải đọc được đề tốn, viết được lời giải, phép tính đơn giản. Học sinh phải cĩ năng lực đọc, viết; tư duy logic; khả năng suy luận và diễn đạt. Vì vậy cần phải tích hợp nội dung tập đọc, tập viết với giải tốn cĩ lời văn để học sinh rèn luyện các năng lực cần thiết.

Theo chương trình sách giáo khoa hiện hành, Tiếng Việt và Tự nhiên xã hội là hai mơn học độc lập với nhau. Nếu xét riêng nội dung Tập đọc với nội dung Tự nhiên xã hội ở tiểu học hiện nay cũng khơng cĩ sự liên quan về mặt chương trình giữa hai nội dung này. Nội dung dạy tập đọc gồm cĩ các chủ đề nhà trường, gia đình, thiên nhiên – đất nước. Cịn nội dung dạy Tự nhiên xã hội ở tiểu học gồm cĩ các nội dung: gia đình, trường học, thực vật động vật, con người và sức khỏe, trái đất và bầu trời… Một vài nội dung được phân bố trong hai chương trình chưa tương đồng về thời gian, dễ gây lúng túng cho người dạy và người học. Ví dụ: nội dung trường học và gia đình ở phân mơn Tự nhiên và xã hội được dạy ở học kì I nhưng lại xuất hiện trong phân mơn Tập đọc giai đoạn đầu học kì II. Vì vậy cĩ thể nĩi trong biên soạn chương trình tiểu học hiện hành dạy học tích hợp giữa nội dung dạy học Tập đọc và Tự nhiên xã hội chưa được thể hiện.

1.4.2. Khung chương trình lớp Một năm 2018

Theo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới, 2018) cĩ sự đổi mới về mục tiêu giáo dục nên nội dung và phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra đánh giá học sinh cũng sẽ thay đổi theo. Nếu chương trình hiện hành đánh giá đầu ra theo chuẩn kiến thức kĩ năng thì chương trình mới đánh giá người học theo chuẩn phẩm chất, năng lực.

Do vậy, kiến thức trong sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học để hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Dưới đây là những năng lực cần đạt của HS lớp 1 trong 3 mơn Tự nhiên xã hội, Tốn, Tiếng Việt.

Bảng 1.2. Những năng lực cần đạt của HS lớp Một trong 3 mơn Tự nhiên xã hội, Tốn, Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018

Mơn học Năng lực (NL) Biểu hiện

Tốn NL tư duy và lập luận tốn học

- HS biết đọc, viết, phân tích so sánh và thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ (khơng nhớ) trong phạm vi 100.

NL giải quyết vấn đề

- HS chỉ ra đúng các dữ liệu và nêu được bước giải của các bài tốn điển hình thơng qua tranh ảnh hình vẽ hoặc tình huống thực tế.

- HS kiểm tra được các bước đã thực hiện trong bài tốn cĩ lời văn.

NL giao tiếp tốn học

- HS nghe hiểu, đọc hiểu và tĩm tắt được yêu cầu của bài tốn.

- HS giải thích cách làm, (nguyên nhân) dẫn đến kết quả của bài tốn.

NL sử dụng cơng cụ và phương tiện tốn học

- HS biết gọi tên và sử dụng các cơng cụ, phương tiện tốn học để thực hiện những nhiệm vụ học tập tốn đơn giản như (que tính, thẻ số, …).

Tiếng Việt

NL tự chủ, tự học

- Đọc đúng đoạn, bài văn xuơi, văn vần cĩ độ dài khoảng từ 80-100 chữ, tốc độ khoảng 30 chữ/phút.

- Nghe hiểu lời hướng dẫn, yêu cầu của người đối thoại, làm theo đúng chỉ dẫn của thầy cơ, bạn bè. NL giao tiếp,

hợp tác

- HS dựa vào tranh và lời kể của cơ, kể lại được một đoạn truyện.

- HS biết phát âm đúng, nĩi rõ ràng, liền mạch cả câu và cĩ thái độ lịch sự, mạnh dạn, tự nhiên khi nĩi.

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

- HS biết giới thiệu một vài câu về mình, về người thân hoặc về một vài đồ vật quen thuộc.

đề Gia đình, Nhà trường, Thiên nhiên - Đất nước, …

- HS phát biểu ý kiến bộc lộ cách nhìn nhận riêng về một vài chi tiết trong bài đọc và vận dụng kinh nghiệm cá nhân để giải thích điều đang đọc.

NL thẩm mỹ - HS viết đúng chữ cái, kiểu chữ, cỡ chữ to và vừa. - HS nhận biết dấu chấm, dấu chấm hỏi trong các

đoạn văn, bài văn, bài thơ.

- HS điền đúng âm vần, dấu câu vào chỗ trống để hồn chỉnh từ ngữ, câu và trình bày bài viết chính tả đúng theo mẫu.

Tự nhiên và xã hội

NL nhận thức khoa học

- HS kể tên, mơ tả được hình dạng, màu sắc, độ lớn và đặc điểm khác nổi bật của một số thực vật và động vật.

- HS nêu được tên gọi và chức năng các bộ phận bên ngồi, các giác quan của cơ thể thơng qua quan sát tranh ảnh và hoạt động của bản thân.

NL tìm hiểu mơi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

- HS quan sát và mơ tả được bầu trời ban ngày và ban đêm ở mức độ đơn giản.

- HS mơ tả được một số hiện tượng thời tiết: năng, mưa, nĩng lạnh, giĩ, … ở mức độ đơn giản.

- HS đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số nội dung như thực vật, động vật, con người và bầu trời. NL vận dụng

kiến thức, kĩ năng đã học

- HS biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số sự vật, hiện tượng và biết giữ gìn an tồn cho bản thân khi tiếp xúc với một số thực vật và động vật.

- Liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đề xuất được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khỏe mạnh.

Khi hồn thành chương trình lớp Một, địi hỏi HS phải đạt những năng lực nĩi trên. Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy học tích hợp liên mơn là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng … để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Như vậy để đánh giá HS khi tổ chức dạy học tích hợp liên mơn địi hỏi bảng đánh giá phải cĩ những năng lực tổng hợp từ các mơn học. Điều này sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc xây dựng các bài giảng tích hợp và kiểm tra đánh giá HS.

1.5. Thực trạng dạy học tích hợp liên mơn ở lớp Một

Thực tế giáo dục ngày nay của thế giới nĩi chung và Việt Nam nĩi riêng cho thấy tích hợp đã và đang được xem là một trong những cách thức giáo dục ưu việt. Quan điểm giáo dục của việc dạy học tích hợp là nhằm vào việc phát triển năng lực người học, giúp người học cĩ khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra một cách chủ động, độc lập, sáng tạo. Ngược lại với việc dạy học theo hướng biệt lập các mơn học, khơng đặt các vấn đề cĩ liên quan trong một chỉnh thể thống nhất và rất dễ dẫn đến tư duy HS theo kiểu khép kín, nhìn nhận vấn đề theo một chiều nhất định.

Ở bậc học Tiểu học, bậc học nền tảng đối với sự phát triển tư duy, trí tuệ và nhân cách của trẻ, dạy học tích hợp càng đĩng gĩp một vai trị quan trọng về nhiều mặt. Dạy học tích hợp sẽ giúp cho giáo viên tiếp cận tốt hơn với chương trình và sách giáo khoa, cũng như mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lý tình huống. Trong khi đĩ, HS học được nhiều, được chủ động tìm tịi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng, nâng cao tính tích cực của các em qua đĩ gĩp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở trường tiểu học.

Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học (theo chương trình giáo dục 2006) hiện nay vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau.

- Thứ nhất, nội dung sách giáo khoa của chúng ta hiện nay chưa thể đáp ứng thật đầy đủ những yêu cầu của việc dạy học tích hợp. Những nội dung dạy học theo chủ đề ở phân mơn Tiếng Việt như: “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta” … giúp HS biết quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc

học gắn liền với cuộc sống. Tuy nhiên những chủ đề ấy chưa giải đáp được những thắc mắc nảy sinh từ thực tế của chính HS. Chẳng hạn “Vì sao cĩ sấm chớp?”, “Vì sao cá sống được ở mơi trường nước lạnh?”, “Vì sao chim lại biết bay?” …

- Thứ hai, nội dung phân bố chương trình Tiểu học cịn khá nặng, thời gian phân bố cho một tiết học ít, trong khi chúng ta chưa cĩ phương án kéo dài thời gian, hoặc biện pháp “mềm dẻo hĩa” chương trình vì một số nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến việc người dạy sẽ khĩ áp dụng đầy đủ và hiệu quả những phương pháp dạy học tích hợp. Nếu cố gắng “tích hợp một cách miễn cưỡng” trong một khoảng thời gian ngắn ngủi sẽ dẫn đến việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng bộ mơn khơng được sâu sắc như khi chúng ta dạy học phân hĩa.

Thứ ba, dạy học tích hợp địi hỏi người giáo viên phải cĩ tầm nhìn đầy đủ về chương trình, về sách giáo khoa, phải cĩ cách đánh giá tổng hợp để tích hợp đúng mức nội dung, kĩ năng, cĩ hiểu biết nhất định về cách đánh giá kết quả học tập của HS. Chúng tơi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 30 giáo viên ở trường TH Quốc tế Canada, (quận 7) về mức độ hiểu biết và vận dụng các hình thức tích hợp trong mơn học.

Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết và vận dụng các hình thức tích hợp trong các mơn học Nội dung Số GV đã biết và vận dụng hiệu quả Số GV đã biết nhưng vận dụng chưa hiệu quả Số GV đã biết nhưng chưa vận dụng Số GV chưa biết

Dạy học tích hợp trong mơn Tự nhiên xã hội và Tiếng Việt 7 23.3% 7 23.3% 6 20% 10 33.4%

Dạy học tích hợp trong mơn

Tốn và Tiếng Việt 13.3% 4 26.7% 8 26.7% 8 33.3% 10 Dạy học tích hợp trong mơn

Tốn và Tự nhiên xã hội 6.6% 2 13.3% 4 16.7% 5 63.4% 19 Dạy học tích hợp Tốn, Tiếng

Việt và Tự nhiên xã hội.

2 6.6% 3 10% 5 16.7% 20 66.7%

Dạy học tích hợp liên mơn 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)