Đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 28 - 37)

1.1. Khái quát về văn hoá ứng xử của người Việt

1.1.2. Đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt

Trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm đã định vị văn hóa Việt Nam nằm trong vùng văn hóa phương Đơng mà cụ thể là ở khu vực Đông Nam Á. Môi trường sống của cư dân ở đây là mơi trường có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Điều đó đã tạo nên dạng địa hình với nhiều con sơng lớn và đồng bằng trù phú. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và cũng là căn cứ để xác định loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp cho các quốc gia vùng Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đặc điểm của nghề trồng lúa nước bắt buộc con người phải sống phụ thuộc vào thế giới tự nhiên. Thiên nhiên vừa là môi trường sinh sống, vừa là nguồn cung cấp lương thực, đồ vật cho cuộc sống của con người. Vì vậy, đối với mơi trường tự nhiên, người Việt luôn thể hiện một lối ứng xử hài hịa, linh hoạt trong sản xuất nơng nghiệp, trong nếp ăn ở, trang phục, cách thức đi lại,.... Không những thế, đặc điểm của đời sống nông nghiệp cũng ảnh hưởng to lớn tới tính cách ứng xử của người Việt trong các mối quan hệ xã hội.

Khi nghiên cứu về văn hóa phương Đơng nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, các nhà nghiên cứu như Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, Phan Ngọc đều đặt nó trong sự so sánh với văn hóa phương Tây. Nếu văn hóa phương Tây thiên về gốc du mục, hay di chuyển, biến đổi thì văn hóa phương Đơng, đặc biệt là văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp, lại ưa thích sự ổn định, hài hịa, ít di chuyển. Vì vậy, văn hóa Việt Nam thuộc kiểu

văn hóa trọng tĩnh. “Văn hóa trọng tĩnh thì trọng tình, trọng đức, trọng nữ, nhận

thức tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng, chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm… Trong cách tổ chức cộng đồng và ứng xử với mơi trường xã hội, văn

hóa trọng tĩnh linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể, dung hợp, dân chủ trong tiếp nhận, mềm dẻo, hiếu hịa trong đối phó” (Nguyễn Bá Thành, 2018).

Bên cạnh đó, vị trí của khu vực Đơng Nam Á cũng khiến văn hóa Việt Nam trở thành “giao điểm của các nền văn hóa, văn minh” (Trần Ngọc Thêm, 1999). Văn hóa người Việt mà cụ thể là văn hóa ứng xử của người Việt, không chỉ được tạo thành từ lớp văn hóa bản địa Đơng Nam Á mà nó cịn là sự dung hợp tài tình với các luồng tư tưởng lớn trong khu vực bao gồm Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Sự dung hợp các tư tưởng tơn giáo trên nền móng của văn hóa làng xã vốn hồn nhiên, chất phác với thế giới tự nhiên, xã hội đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển các giá trị ứng xử của con người Việt, như: lòng nhân ái, coi trọng người phụ nữ; đức trung, hiếu, tín, nghĩa; sự hài hịa, khéo léo, linh hoạt;… Qua đó chúng tơi nhận thấy rằng, văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt thể hiện chủ yếu ở hai phương diện là truyền thống ứng xử tình nghĩa và truyền thống ứng xử linh hoạt, hài hịa.

* Truyền thống ứng xử tình nghĩa

Trong mơi trường xã hội, văn hóa lúa nước khiến cư dân Việt tập trung sinh sống thành những cộng đồng dân cư. Tổ chức đời sống theo cộng đồng của người Việt bắt đầu từ đơn vị nhỏ nhất là gia đình, sau đó liên kết tạo thành đơn vị làng xóm rồi lớn hơn là quốc gia, dân tộc. Mọi người trong cộng đồng phải gắn kết, nương tựa vào nhau mới có thể tồn tại. Người Việt trong tổ chức làng xã hết đời này đến đời khác đã vượt qua bao thử thách, khó khăn, vất vả, chống lại đủ loại thiên tai, từng bước cải tạo thiên nhiên để phục vụ và bảo vệ cho đời sống cộng đồng. Vì vậy, làng xóm trở thành một thể thống nhất trong cuộc đấu tranh với thiên tai mà ý thức cộng đồng là một sức mạnh quan trọng và to lớn “Đơng người thì sống, mống người thì chết”. Ý thức hợp quần trở

thành ý thức thường trực của mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã. Họ càng nhận rõ trách nhiệm của mình trong cộng đồng thì càng có ý thức cưu mang,

che chở lẫn nhau “Lá lành đùm rá rách”, “Môi hở răng lạnh”. Trải qua từng chặng đường lịch sử đấu tranh kiên cường và quyết liệt để bảo vệ xóm làng, đất nước, mỗi cá nhân người Việt buộc phải càng gắn kết và thương yêu nhau hơn. Họ phải sống với nhau có tình có nghĩa, biết chia sẻ niềm vui, nỗi khổ cực, bất hạnh “Tay đứt ruột xót”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “Sống với nhau vì

tình vì nghĩa, khơng ai vì đĩa xơi đầy”. Họ khuyên nhủ nhau sống phải biết ơn

nghĩa “Ơn ai một chút chớ quên, phiền ai một chút để bên cạnh lòng”, và chê trách những kẻ vong ơn bội nghĩa, bội bạc “Ăn cháo đá bát”, “Được chim bẻ

ná, được cá quên nơm”.

Ứng xử tình nghĩa là nét ứng xử nổi bật trong văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt. “Tình nghĩa” là sự kết hợp hài hịa giữa tình cảm u thương (tình) với tinh thần trách nhiệm, bổn phận con người (nghĩa). Sự bền vững trong cộng đồng người Việt từ gia đình cho tới làng xã, đất nước đều được duy trì bằng lối ứng xử tình nghĩa giữa con người với con người.

Sống tình nghĩa trước hết là sống biết u thương, thơng cảm với đồng loại, đặc biệt với những con người bất hạnh, chịu nhiều thiệt thịi trong cộng đồng. Người Việt vốn trọng tình nên họ có xu hướng xem trọng tinh thần hơn vật chất, đặt cái tình cao hơn cái lý, đề cao tình cảm hơn lý trí trong thế ứng xử với môi trường xã hội “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”, “Thương

thì củ ấu cũng trịn, khơng thương thì quả bồ hịn cũng vng”. Với lối tư duy

trực giác cảm tính, các quan hệ xã hội đều được người Việt nhìn nhận qua màng lọc của tình cảm. Thái độ, cảm xúc và tình cảm chủ quan ln đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong mối quan hệ giữa con người với con người từ cộng đồng nhỏ (gia đình, làng xóm) cho tới cộng đồng lớn (đất nước, dân tộc).

Sống tình nghĩa cịn biểu hiện qua việc sống có trách nhiệm, đúng bổn phận của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta, cách ứng xử “Trọn tình vẹn nghĩa” đã trở thành một trong những phẩm giá

nhân văn cao quý của con người. Con người cư xử với nhau khơng chỉ cần tình cảm, mà cịn phải có trách nhiệm với những người khác, với cộng đồng mình đang sinh sống. Ở đây, “tình nghĩa” của người Việt gần với tư tưởng “nhân nghĩa” của Nho giáo. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, tinh thần Nho giáo của Trung Hoa đã dần được văn hóa truyền thống nguyên bản của người Việt dung hòa một cách uyển chuyển để phù hợp với cốt cách con người Việt. Mục tiêu hàng đầu trong học thuyết “nhân nghĩa” của Nho giáo là tu thân để thành “nhân”. Để đạt được mục tiêu đó con người cần phải viết “văn” và “lễ”. “Văn” là học vấn, tức là kinh nghiệm và hiểu biết của cha ơng được lưu giữ trong các điển tích, điển cố. “Lễ” là nghi thức, tiết tấu trong giao tiếp, hành vi, là cử chỉ ứng xử đúng lúc, đúng chỗ để giữ đúng bổn phận của vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn. Vì thế, lối ứng xử trung tín, hiếu đễ là chuẩn mực ứng xử của bậc quân tử theo tư tưởng của Nho giáo. Vào nước ta, cách ứng xử trên được lịng nhân ái làng xóm làm dịu đi, khiến nó trở nên mềm mỏng hơn. Trong quan hệ giữa người với người, dù là tam cương (vua tôi, cha con, vợ chồng) hay ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) thì điểm xuất phát và đích đến của nó đều là tình thương. Trong gia đình, lối ứng xử tình nghĩa thể hiện rõ nét trong mối quan hệ vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con cái và trong mối quan hệ anh em, họ hàng. Với tình nghĩa vợ chồng đó là tấm lịng chung thủy. Vợ chồng sống với nhau trước sau phải thủy chung, son sắt, một lòng như một. Hơn thế nữa, vợ chồng cũng luôn phải tôn trọng, yêu thương, thấu hiểu lẫn nhau. Vì vợ chồng có tâm đầu ý hợp thì gia đình mới vững bền, hạnh phúc. Chỉ có thấu hiểu, yêu thương lẫn nhau, vợ chồng mới có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Ở gia đình người Việt, nguyên tắc phụ quyền khắc nghiệt của Nho giáo phải nhường cho sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt với nữ giới. Chữ Hiếu cũng được người Việt đặt trong mối quan hệ bình đẳng của cha và mẹ

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lịng thờ mẹ, kính cha

Cho trịn chữ Hiếu mới là đạo con.

Nghĩa vụ của cha mẹ là nuôi dạy con cái. Đạo làm cha mẹ sinh con ra là phải ni con khỏe, dạy con ngoan. Đạo làm con thì phải biết hiếu kính cha mẹ. Với anh em họ hàng thì phải biết nhường nhịn, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Các thế ứng xử trong gia đình như lịng chung thủy, sống có trước có sau, uống nước nhớ nguồn là đạo lý truyền thống của người Việt. Không phải chỉ với người sống mà cả với những người đã khuất, người Việt vẫn luôn ghi nhớ ơn đức của tổ tiên, ông bà qua phong tục ma chay, thờ cúng tổ tiên.

Khơng chỉ trong gia đình mà con người khi sống trong cộng đồng cũng ln cần hành xử có trách nhiệm với mọi người xung quanh. Ở trong các mối quan hệ với những người khơng có cùng huyết thống, không phải họ hàng, người Việt vẫn luôn đề cao lối ứng xử thiên về tình cảm. Đó là sự tương trợ, giúp đỡ khi bạn bè, hàng xóm láng giềng hay thậm chí là những người vốn khơng quen biết gặp khó khăn, hoạn nạn. Tình thương người, sự đồng cảm trở thành tinh thần trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để duy trì tính cộng đồng của làng xã. “Thương người như thể

thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là

cách mà con người Việt bảo vệ mối quan hệ trong cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm, tình bạn bè được phát triển trên tình yêu thương và sự tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau là sợi dây bền chắc nhất để làm cho cộng đồng lớn mạnh. Cộng đồng có bền vững thì con người sống trong cộng đồng mới có thể ấm no, hạnh phúc. Vì thế mà sống tình nghĩa – cốt lõi của tinh thần đồn kết cộng đồng, ln được người Việt chú trọng trong mọi hành vi ứng xử của mình.

Khi tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm được lan tỏa ra cộng đồng, trở thành phương châm ứng xử của cộng đồng, nó dần dần sẽ ăn sâu bám rễ vào ý thức và tư tưởng của nhân dân từ đời sang đời khác, cuối cùng hòa vào nếp sống, nếp suy nghĩ của con người. Tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm sẽ trở thành chuẩn mực để đánh giá con người. Đó chính là chuẩn mực của đạo đức và nhân cách. Vậy nên trong lối ứng xử truyền thống của người Việt, họ luôn chú trọng việc “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo”. Ông bà, tổ tiên sống phúc đức thì con cháu được nhờ. Ngược lại, đời cha sống thất đức thì đời con phải gánh chịu. Vì vậy mà khi cịn sống, con người ln phải sống có đạo đức, sống bằng tình thương và lịng nhân ái để tích đức cho đời sau.

Tấm lòng nhân đức cũng được người Việt gửi gắm trong hình ảnh những người cầm quyền trọn đức vẹn tài. Nếu như với người bình thường, ứng xử có đạo đức là điều quan trọng thì với người có địa vị, nắm quyền lực trong xã hội giai cấp, nhân đức càng là điều cần phải vẹn toàn. Tinh thần trọng văn và trọng đức truyền thống khiến vua và quan lại trong chế độ quân chủ ở Việt Nam mang hơi thở của văn hóa làng xã. Vua khơng cịn là thiên tử, khơng phải độc tôn quyền lực, mà vua phải là người tài đức nhất do nhân dân chọn ra. Nếu vua, khơng có đức, không biết yêu thương và chăm lo cho đời sống của nhân dân thì nhân dân sẽ tự lựa chọn cho mình một ơng vua phù hợp hơn, khơng kể xuất thân và địa vị. Quan lại được lựa chọn trong các kì thi được triều đình tổ chức, nhưng cũng được chọn lựa theo tiêu chí là người tài giỏi nhưng phải biết vì dân, nghĩa là đem học vấn, trí tuệ của mình để chăm lo và bảo vệ cho cuộc sống của nhân dân.

Có thể nhận ra rằng, trong mối quan hệ cộng đồng, dù ở thế ứng xử với bất kỳ đối tượng nào, người Việt cũng ln đặt tình nghĩa lên hàng đầu. Sống tình nghĩa khơng chỉ giúp mối quan hệ cộng đồng ngày một gắn bó bền chặt mà cịn thể hiện trách nhiệm của con người đối với cộng đồng. Cộng đồng tình

nghĩa là sự dung hịa của lương tâm, đạo đức và bổn phận của mỗi cá nhân với tập thể.

* Truyền thống ứng xử hài hịa, linh hoạt

Đời sống nơng nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước khiến cho cuộc sống của người Việt cùng lúc phụ thuộc vào tất cả các hiện tượng tự nhiên, vào mọi biến động của thời tiết “Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa, trông

nắng, trơng ngày, trơng đêm”. Vì thế mà người Việt hình thành một lối tư duy

tổng hợp biện chứng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ, sự liên kết, ràng buộc giữa các yếu tố. Tổng hợp kéo theo biện chứng, nghĩa là cái mà cư dân gốc nông nghiệp quan tâm không phải là từng yếu tố rời rạc, riêng biệt mà là sự hài hòa trong mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó. Nhờ vậy mà họ tích lũy được những kinh nghiệm đa dạng, phong phú trong sinh hoạt và lao động hàng ngày: “Trăng quầng thì hạn,

trăng tán thì mưa”; “Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng, Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa”; “Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa”; “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”;…

Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn cân nhắc, đắn đo trước sự thay đổi liên tục của mơi trường cùng với ngun tắc coi trọng tình cảm trong ứng xử với các mối quan hệ xã hội, khơng muốn mất lịng mọi người để duy trì cộng đồng vững bền đã dẫn đến lối ứng xử linh hoạt, ln biến đổi cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Linh hoạt là sự thay đổi khéo léo tùy theo tình huống và hồn cảnh nhất định. Người Việt ưa thích sự ổn định do đặc trưng của nghề trồng trọt, chăn ni khiến họ phải sống định cư. Vì thế, sự linh hoạt tạo cho người dân ý thức chủ động trong việc ứng phó với những biến đổi của thiên nhiên để duy trì cuộc sống định cư ổn định lâu dài. Linh hoạt không phải là sự thay đổi dẫn đến bất ổn mà ngược lại, linh hoạt tạo ra sự hài hịa, ổn định. Đó chính là nền tảng, là phương thức tồn tại của xã hội nông nghiệp.

Sự linh hoạt trước tiên được thể hiện rõ nét trong cách ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Ở cả hai thế ứng xử là tận dụng và ứng phó với tự nhiên, con người đều bộc lộ sự linh hoạt khi tận dụng mọi yếu tố, nguyên vật liệu của thiên nhiên vào sinh hoạt và sản xuất. Các món ăn của người Việt là sự chế biến kết hợp nhiều nguyên liệu “Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng

chan vợ húp gật gù khen ngon”; “Con gà cục tác lá chanh, Con lợn ủn ỉn mua hành cho tơi, Con chó khóc đứng khóc ngồi, Bà ơi đi chợ mua tơi củ giềng”; “Điên điển mà đem muối chua, Ăn cặp cá nướng đến vua cũng thèm”. Món ăn

của người Việt cũng theo từng mùa “mùa nào thức nấy”, theo đặc trưng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 28 - 37)