Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 43 - 48)

1.3.1. Mối quan hệ nói chung giữa văn học và văn hóa

Văn hóa là một tổng thể, một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học. Văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố. Nếu văn hóa là một hệ thống có tính ổn định thì văn học lại là một yếu tố năng động khi ln có sự sáng tạo để mang tới những giá trị mới mẻ cho văn hóa. Văn hóa là một sản phẩm của cuộc sống hiện thực. Văn học là một thành tố của văn hóa nên văn học khơng phản ánh hiện thực một cách trần trụi mà phải thông qua văn hóa. Nói cách khác, văn học phản ánh hiện thực qua những giá trị của văn hóa với cách phản ánh đặc trưng của nó là sự sáng tạo từ các hình thức nghệ

thuật ngơn từ. Vậy nên văn học không thể tác động trực tiếp tới hành động, nhận thức của con người mà nó chỉ tác động tới con người bằng những giá trị của văn hóa, khiến con người dần biến chuyển theo hướng tốt đẹp của đời sống cộng đồng.

Văn học dân tộc từ khi mới bắt đầu hình thành đã là “một nhà bảo tàng to lớn, đầy đủ nhất, lưu giữ các hình ảnh về các hoạt động thực tiễn của dân tộc, về tâm hồn và tính cách của con người”. (Nguyễn Bá Thành, 2018) Văn học là sản phẩm của văn hóa tinh thần. Tác phẩm văn học có thể được hình thành, bảo lưu bằng nhiều hình thức khác nhau, như dạng thức truyền miệng của văn học dân gian hay bằng văn bản của văn học viết. Trong đó, phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian tuy đơn giản nhất nhưng lại là biện pháp hiệu quả nhất trong việc bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống. Văn học dân gian tận dụng trí tuệ của tập thể nhân dân lao động, sinh sống trong những cộng đồng dân cư lớn, xuyên suốt trong một thời gian dài. Vì vậy, những sáng tác của họ chứa đựng trọn vẹn tâm hồn và nhân cách của cộng đồng “bởi vì ngơn ngữ dân tộc đã được lựa chọn, tinh lọc, đúc kết một cách đầy đủ nhất, sáng tạo nhất trong các tác phẩm văn học, từ văn học dân gian đến văn học bác học” (Nguyễn Bá Thành, 2018).

Không chỉ bằng ngôn từ nghệ thuật, văn học sáng tạo theo tinh thần hướng tới những giá trị chân – thiện – mỹ, cho nên quan niệm thẩm mỹ của dân tộc cũng được bộc lộ rõ nét trong tác phẩm văn học. Nguyễn Bá Thành đã chỉ ra rằng “Văn học chân chính góp phần biểu dương cái đẹp, cổ vũ cái hay, cái tốt, khuyến khích đời sống vận động theo xu hướng chân, thiện, mỹ. Văn học không chỉ giữ vai trị là một phương tiện của văn hóa mà văn học chứa đựng những nội dung văn hóa, nó là thành tố, thành phẩm của một nền văn hóa”. (Nguyễn Bá Thành, 2018) Vậy nên, văn học là sáng tạo của đời sống tinh thần dân tộc trải qua dòng thăng trầm của lịch sử. Các tác phẩm văn học từ dân gian tới văn học viết đều thấm đẫm tinh túy của văn hóa dân tộc. Từ lời ăn tiếng nói,

từ cách suy nghĩ, hành động đến quan niệm về vạn vật xung quanh, về cộng đồng, dân tộc đều được thể hiện đầy đặn và sâu sắc trong văn học.

Bên cạnh đó, văn học cịn có khả năng tái tạo, tái hiện cuộc sống văn hóa của dân tộc. Tâm hồn và tính cách người Việt cùng với lịch sử của đất nước được thể hiện qua văn học, từ văn thơ dân gian đến văn chương bác học. Các tác phẩm văn học chứa đựng một tinh thần dân tộc phong phú và đặc sắc. Khơng chỉ trong ngơn ngữ, hình ảnh nghệ thuật, tinh thần dân tộc trong tác phẩm văn chương thể hiện rất rõ ở nội dung. Những truyền thuyết dân gian về cội nguồn dân tộc như truyện Trăm trứng hay về những người anh hùng như Thánh Gióng đều cho thấy một tinh thần dân tộc Việt mạnh mẽ, kiên cường, đùm bọc và đoàn kết. Hay những truyền thuyết về các anh hùng dân tộc dần dần cũng trở thành một hệ thống truyện đề cao những tình cảm yêu nước, về nghĩa vụ và trách nhiệm với dân tộc. Nhân vật trong truyện truyền thuyết thường gắn bó với tiến trình lịch sử của dân tộc. Đó là những kí ức về những giai đoạn lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc được tái tạo ở nhiều mức độ khác nhau trong văn học dân gian người Việt. Trong những câu truyện cổ tích, nét tâm hồn, tính cách người Việt lại càng được thể hiện đậm nét bằng cách ứng xử trọng tình, trọng nghĩa như truyện Sự tích đá Bà Rầu, Sự tích ơng Đầu Rau,… Những truyện cổ tích dù xây dựng trên những cốt truyện hiện thực hay kì ảo đều chứa đựng những giá trị nhân văn, hướng con người vào những giá trị sống, cách ứng xử tốt đẹp, tích cực. Quan niệm tư tưởng trong truyện cổ tích vẫn cịn rất đơn giản nhưng mang lại mang giá trị nhân văn sâu sắc như lối ứng xử “Ở hiền gặp lành”, “Ác

giả ác báo”.

1.3.2. Mối quan hệ giữa truyện cổ tích sinh hoạt và văn hóa ứng xử của người Việt người Việt

Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt với vị trí là một tiểu loại của thể loại truyện cổ tích người Việt vừa chứa đựng giá trị nhân văn của tiểu loại, vừa bao hàm cả những giá trị tư tưởng sâu sắc của thể loại cổ tích.

Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của truyện cổ tích là “Truyện cổ tích mang tính giáo huấn cao, mỗi câu truyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt phân minh” (Vũ Anh Tuấn, et al., 2012). Khác với truyện cổ tích thần kỳ, cốt truyện, nội dung của cổ tích sinh hoạt người Việt lấy hiện thực làm cơ sở để nhân vật bộc lộ những thói quen ứng xử hàng ngày của bản thân với các mối quan hệ xung quanh. Chính vì vậy, truyện cổ tích sinh hoạt là mảnh đất màu mỡ hơn hẳn so với hai tiểu loại khác của truyện cổ tích để văn hóa ứng xử truyền thống người Việt được thể hiện.

Nhân vật chính của truyện cổ tích sinh hoạt thường là những người nơng dân nghèo nhưng thơng minh, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp. Qua xây dựng nhân vật trong các mối quan hệ với những tình huống độc đáo, văn hóa ứng xử người Việt đã được tác giả dân gian lồng ghép một cách tinh tế, uyển chuyển nhưng đầy thâm sâu trong mỗi câu chuyện cổ tích. Con người Việt luôn hướng tới cách ứng xử theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đó chính là giá trị văn hóa ứng xử truyền thống. Những nét đẹp ứng xử được biểu hiện trong cổ tích sinh hoạt người Việt thường là sự hiếu thảo với cha mẹ trong các truyện như Hũ bạc, Ơng già họ Lê, Sự tích cái khăn tang,… Hay là trong truyện Sự

tích trầu cau vơi, Người mẹ kế và hai con trai,… lại là lời ngợi ca tình anh em

khắng khít, đùm bọc lẫn nhau. Trong đời sống tình cảm, nét đẹp ứng xử truyền thống người Việt cũng được truyện cổ tích sinh hoạt bộc lộ qua nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt ở truyện Nuôi chồng ăn học, Con mụ Lường, Tiết phụ hai

chồng,… Không chỉ ngợi ca những giá trị ứng xử đạo đức, truyện cổ tích sinh

hoạt cịn đề cao lối ứng xử vừa thơng minh, tài trí, vừa khéo léo để giúp bản thân thốt khỏi những tình huống ối oăm, khổ sở như truyện Đói no thiếp chịu,

Liều với mũi dao, Chồng khôn vợ đặng đi hài, vợ khơn chồng đặng có ngày làm quan,… Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt bên trọng tình, trọng đức,

đồng thời cũng yêu cầu sự linh hoạt trong thế ứng xử. Những giá trị này đều được bộc lộ nhẹ nhàng, kín đáo nhưng mang đậm nhân văn trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt.

Vậy nên có thể thấy rằng, truyện cổ tích sinh hoạt là tấm gương soi chiếu chân thực và đậm nét những giá trị tốt đẹp của văn hóa ứng xử truyền thống. Qua những câu chuyện của cổ tích sinh hoạt, văn hóa ứng xử hiện lên như những giá trị tốt đẹp về đạo lý và tâm hồn dân tộc Việt. Đó là nơi mà các tác giả dân gian gửi gắm những suy nghĩ, tâm tư, cảm xúc của mình về những giá trị chân – thiện – mỹ của văn hóa truyền thống dân tộc. Đồng thời, cổ tích sinh hoạt cũng sẽ bảo lưu, gìn giữ nguyên vẹn những ý nghĩa tốt đẹp ấy qua những chặng đường trong lịch sử phát triển của dân tộc.

Hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa đang là cách tiếp cận được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định hiệu quả và trở nên phổ biến trong ngành khoa học nghiên cứu về văn học. Tìm hiểu văn học trong mối quan hệ với văn hóa là cách nghiên cứu được lựa chọn vì nhiều lý do.

Thứ nhất, phương pháp tiếp cận văn hóa học trong văn học giúp người nghiên cứu tìm hiểu các quy luật phát triển văn hóa – văn học. Đồng thời cho phép người nghiên cứu tìm ra được sự tương tác của văn hóa và văn học qua nhiều thời kỳ, giai đoạn của quá trình phát triển.

Ở phương diện thứ hai, khi đặt văn học trong mối tương quan với văn hóa thơng qua phương pháp tiếp cận này, người nghiên cứu sẽ tìm ra được một cách nhìn nhận mới về tác phẩm văn học. Văn học không chỉ là sản phẩm của văn hóa, nó cịn là sự kết tinh những giá trị của văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống dân tộc ở nhiều khía cạnh. Tiếp cận tác phẩm văn học qua lăng kính soi chiếu của văn hóa sẽ giúp tác phẩm hiện lên với nhiều phương diện thẩm mỹ của văn hóa dân tộc.

Tiếp cận văn học qua văn hóa cịn góp phần giải thích một số hiện tượng đời sống, thói quen sinh hoạt, lao động, những cách ứng xử trở thành quy chuẩn của cuộc sống trong cộng đồng,… Từ đó, những người nghiên cứu có thể đưa ra những nhận định toàn diện, đa chiều hơn về nhân vật văn học, tác giả văn học, người đọc,… mà không bị giới hạn bởi phạm vi của văn bản văn học.

Văn hóa và văn học ln song hành, quy chiếu và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa sẽ càng làm cho mối liên hệ ấy trở nên bền chặt, khăng khít, làm cho văn học càng dễ thâm nhập sau hơn vào đời sống, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 43 - 48)