Triết lý “vạn vật hữu linh”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 121 - 158)

3.1. Văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt phản ánh

3.3.4. Triết lý “vạn vật hữu linh”

Cuộc sống hòa nhập với tự nhiên khiến con người Việt có xu hướng tin tưởng vào thế giới tự nhiên cũng có linh hồn, có sự sống. Triết lý “vạn vật hữu linh” trong truyện cổ tích sinh hoạt chịu ảnh hưởng bởi tín ngưỡng thờ tự nhiên truyền thống của nền nông nghiệp lúa nước và sự dung hòa tư tưởng của Đạo giáo. Tục thờ Mây, Mưa, Sấm, Chớp và tín ngưỡng thờ Mẫu dung hợp với tư tưởng sống hài hòa với tự nhiên của Đạo gia đã tạo thành một lối tư duy chất phác, hồn nhiên, một thái độ sống hịa mình vào tự nhiên, trân trọng các dạng thức khác nhau của sự sống xung quanh trong các câu chuyện cổ tích sinh hoạt. Đó là cách nhìn nhận con vật tự nhiên có tình cảm giống như con người, là sự tin tưởng vào thần thánh, thậm chí có cả việc tu đạo, tin vào trường sinh bất tử. Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt đã thể hiện một cái nhìn đầy thiện cảm của con người với tự nhiên. Trong mắt nhân dân lao động, từng cành cây, ngọn cỏ, từng con vật đều có linh tính, có tình nghĩa như con người. Truyện cổ tích Con voi với người quản tượng già kể lại chuyện con voi nhớ ơn người quản tượng đã chăm sóc nó nên lấy chiếc đai bằng vàng để trả ơn. Vậy nên trong truyện cổ tích sinh hoạt, tác giả dân gian ln bày tỏ một cách ứng xử tình nghĩa với thiên nhiên, tôn trọng tất cả những sinh vật của tự nhiên. Khơng chỉ có con vật, truyện cổ tích sinh hoạt người Việt còn thể hiện thái độ ứng xử với thần thánh trong tự nhiên. Trong truyện cổ tích sinh hoạt, tác giả dân gian vừa cho thấy niềm tin vào thần thánh của những người dân lao động, nhưng đồng thời họ cũng bày tỏ một thái độ bài trừ thói mê tín dị đoan. Trong truyện Sợi bấc

tìm ra thủ phạm hay truyện Cây đa biết nói, những tình huống xử án thành cơng

đều dựa vào sự tin tưởng thánh thần, sự linh thiêng của vạn vật trong tâm thức của người dân mà quan xử án mới tìm ra được thủ phạm. Nhưng cũng có hai câu chuyện mà tác giả dân gian kể lại nhằm tỏ thái độ phản đối những thói mê

tín dị đoan như Cú đậu nóc nhà hay truyện Vợ khơn, vợ dại. Cả hai câu chuyện đều nói về việc tin vào một dấu hiệu của tự nhiên như con chim cú bay lên đậu ở nóc nhà hay việc đốn rằng chiêm bao ăn thấy sạn là những điềm xấu. Ở câu chuyện Cú đậu nóc nhà, ơng thầy cúng đã lý giải rằng “đó là do tâm lý con

người qua lời đồn đại của những người mê tín nên lây lan trong đám đơng, và gây cho mọi người cảm giác sợ sệt mà thôi. Con người sống mà tin vào bản thân mình là hơn cả” (Triều Ngun, 2016). Cịn trong truyện Vợ khôn vợ dại, tác giả dân gian không đưa ra một lý giải nào, mà thay vào đó, lại là một câu chuyện cũng từ giấc chiêm bao. Khác với giấc mơ ăn thấy sạn của người học trò thi rớt, anh học trò khác cũng mơ thấy cú mèo. Nhưng lý giải giấc chiêm bao của người vợ đó là điềm lành nên đã khiến người học trò an tâm đi thi và đỗ đạt trên bảng vàng. Có thể thấy, triết lý “vạn vật hữu linh” trong truyện cổ tích sinh hoạt đã phản ánh được đời sống tâm hồn phong phú, tình yêu thiên nhiên và gắn kết mật thiết với thiên nhiên. Nhưng họ không biến niềm tin, sự gắn bó ấy thành mê tín dị đoan, khơng đặt hồn tồn số phận của mình vào thần thánh mà vẫn ln có niềm tin vào bản lĩnh của chính mình.

Tiểu kết Chương 3

Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt là môi trường bảo tồn hoàn hảo những giá trị nguyên bản của văn hóa ứng xử truyền thống dân tộc. Trong các câu chuyện cổ tích sinh hoạt, những giá trị của văn hóa ứng xử được thể hiện một cách cụ thể và đầy màu sắc.

Cũng như truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt sản sinh trong đời sống của dân tộc, nhất là trong những môi trường gần gũi với cuộc sống thực tiễn. Trước tiên, truyện cổ tích sinh hoạt là bức tranh tồn cảnh về khơng gian sống, không gian sinh hoạt và lao động, sản xuất của con người. Trong đó, những đặc trưng về tổ chức xã hội, về hoạt động kinh tế, về đời sống tình cảm của dân tộc được bày tỏ một cách trọn vẹn. Không chỉ vậy, trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, phẩm cách của dân tộc được bộc lộ một cách trọn vẹn qua hoạt động sáng tạo của lớp người đông đảo nhất và cũng giàu sức sống nhất – tầng lớp nhân dân lao động. Thấm nhuần lòng yêu thiên nhiên xứ sở và tinh thần nhân đạo, nội dung truyện cổ tích hướng con người đến lý tưởng đấu tranh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây cũng là niềm mơ ước chung của nhân loại từ bao nhiêu đời nay. Bởi lẽ truyện cổ tích là những câu chuyện của lòng thương người, là nơi lắng đọng tinh thần nhân văn của dân tộc… Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tác giả dân gian cũng cố gắng cất cao tiếng nói khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc của con người và luôn hướng con người tới những giá trị chân, thiện, mỹ của cuộc đời. Đây chính là những giá trị giáo dục, nhận thức và thẩm mỹ của truyện cổ tích sinh hoạt người Việt.

Tình yêu thương và triết lý sống trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt là hiện hữu của những giá trị nhân văn, thể hiện niềm tin và tình thương yêu mãnh liệt dành cho con người của nhân dân lao động. Đó là hơi ấm tình người mà cổ tích sinh hoạt dành ra để tơ điểm cho đời sống tinh thần dân tộc.

Là tiếng vọng của tâm hồn dân tộc mà nếu biết lắng nghe, những câu chuyện dân gian ấy sẽ nói với chúng ta nhiều điều về quá khứ bởi lẽ nó đã mang trong mình vóc dáng của q khứ, của đời sống con người từ ngàn xưa và sẽ còn kéo dài mãi trong hiện tại và đến cả tương lai.

KẾT LUẬN

Về nguồn gốc kinh tế, xã hội, cư dân Việt sống bằng trồng trọt lúa nước. Canh tác nông nghiệp buộc con người phải sống định cư quây quần bên nhau để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Nền sản xuất đã hình thành lên lối ứng xử linh hoạt, mềm dẻo của con người trong tất cả các mối quan hệ. Trước tiên, với thiên nhiên, con người vừa sống gần gũi, hòa nhập, tận dụng điều kiện của tự nhiên phục vụ cho đời sống của con người. Mặt khác, con người cho rằng thiên nhiên ẩn trong mình sức mạnh kì bí, chính vì vậy họ tơn thờ, súng bái thiên nhiên. Truyện cổ tích sinh hoạt đã phản ánh niềm tin tưởng của người Việt vào tự nhiên nhưng khơng bao hàm sự mê tín mù quáng.

Về văn hóa ứng xử trong gia đình, người Việt có cách ứng xử tình nghĩa. Qua việc soi chiếu vào các mối quan hệ trong gia đình mà truyện cổ tích sinh hoạt đề cập tới, những lối ứng xử tốt đẹp đã được làm sáng tỏ: tình vợ chồng thủy chung; tình anh em hịa thuận; lịng hiếu thảo với cha mẹ... Tất cả nhằm thể hiện văn hóa trọng tình và khát khao hạnh phúc trọn vẹn của con người. Những lối ứng xử đó đã trở thành tiêu chí để đánh giá nhân cách của từng cá nhân, trở thành chuẩn mực ứng xử trong gia đình người Việt nói riêng và dân tộc Việt nói chung.

Truyện cổ tích sinh hoạt được nảy sinh trong hồn cảnh xã hội có sự phân chia giai cấp. Chính vì vậy, lối ứng xử trong cộng đồng được tác giả dân gian đặc biệt lưu ý. Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt bên cạnh việc tái hiện các mối quan hệ cộng đồng như bạn bè, vua dân,… đã phản ánh những mối mâu thuẫn, những bất công trong xã hội được thể hiện qua mối quan hệ giữa tầng lớp địa chủ và nông nô. Trước những thế lực tàn ác, tham lam, cuộc sống của con người đặc biệt những người lao động bị đe dọa, xâm phạm nặng nề. Nhưng thay vì chọn sự xung đột trực tiếp, người Việt lại lựa chọn cách ứng xử khéo léo hơn để tránh gây thiệt hại cho chính mình. Kết thúc mâu thuẫn, những người nông dân thường đạt được thành công nhờ vào mưu kế của mình.

Như vậy, truyện cổ tích sinh hoạt người Việt là một tiểu loại phát triển phong phú về mặt số lượng và phản ánh rõ nhất, sâu sắc nhất văn hóa ứng xử của nhân dân trong buổi đầu khi xã hội có sự phân chia giai cấp. Người Việt đã xây dựng lên hệ thống các mối ứng xử tốt đẹp và giáo dục con người bằng những câu chuyện thú vị. Nhờ đó, những giá trị văn hóa ứng xử của người Việt đã được khẳng định qua thời gian, trở thành bản sắc văn hóa của con người và dân tộc Việt.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, một bộ phận lớn con người có lối ứng xử chưa đẹp. Con người khai thác, tàn phá thiên nhiên quá mức làm ô nhiễm trầm trọng môi trường sống. Con người sống thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của những người xung quanh. Cuộc sống chạy theo đồng tiền, danh lợi dần đẩy họ vào con đường tội lỗi, suy đồi đạo đức. Đặc biệt là giới trẻ có quan niệm lệch lạc về tình u, hơn nhân, sống khơng có lí tưởng gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. Vì những lẽ đó, chúng tơi cho rằng việc dạy, học truyện cổ tích và truyện cổ tích sinh hoạt trong nhà trường cần làm sáng rõ những giá trị cao đẹp trong ứng xử truyền thống của dân tộc. Đồng thời kết hợp việc giáo dục đạo đức, giúp học sinh hình thành lối sống lành mạnh, trọng nhân nghĩa, hiếu hòa, làm giàu đẹp cho bản sắc văn hóa Việt.

Đề tài nghiên cứu của luận văn mới chỉ đi vào việc khảo sát về văn hóa ứng xử của người Việt trong truyện cổ tích sinh hoạt trên phương diện nội dung mà chưa có cơ hội nghiên cứu về giá trị của văn hóa ứng xử người Việt ở khía cạnh nghệ thuật.

Trong tương lai, đề tài này có thể phát triển theo hướng liên ngành, nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa ứng xử nói riêng và văn hóa người Việt nói chung trong truyện cổ tích sinh hoạt, tiểu loại vốn ít được nghiên cứu, quan tâm của thể loại cổ tích. Ngồi ra, có thể tích hợp trong việc đưa đề tài vào nghiên cứu giảng dạy đạo đức, ứng xử của học sinh trong nhà trường ở các khối lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng. Nguyễn Thị Ngọc Điệp. (2003). Văn học dân gian những cơng trình nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb

Giáo dục.

Bùi Quang Thắng. (2008). 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.

Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thanh Tâm, Chu Thị Hà Thanh. 2019. Văn học thiếu nhi. Tp Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

Chí Minh.

Bùi Thị Kim Xuân. (2018). Ảnh hưởng tư tưởng giáo dục con người của Nho

giáo đến giáo dục đạo đức nước ta. Nguồn:

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-ung- xu-voi-moi-truong-xa-hoi/3404-bui-thi-kim-xuan-anh-huong-tu-tuong- giao-duc-con-nguoi-cua-nho-giao-den-giao-duc-dao-duc-o-nuoc-ta.html (ngày truy cập 12/4/2020).

Chu Xuân Diên. (2001). Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại. Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học. Tp Hồ Chí Minh: Nxb Giáo dục.

Chu Xuân Diên. (2017). Đọc lại Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ một quan

niệm rộng về hiện thực trong truyện cổ tích. Nguồn: http://khoavanhoc-

ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/van-hoc-dan-gian/6641-

%C4%91%E1%BB%8Dc-l%E1%BA%A1i-kho-t%C3%A0ng-

truy%E1%BB%87n-c%E1%BB%95-t%C3%ADch-vi%E1%BB%87t- nam-t%E1%BB%AB-m%E1%BB%99t-quan-ni%E1%BB%87m- r%E1%BB%99ng-v%E1%BB%81-hi%E1%BB%87n-

th%E1%BB%B1c-trong-truy%E1%BB%87n-c%E1%BB%95- t%C3%ADch.html (ngày truy cập 10/4/2020)

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020) Văn hóa – định nghĩa, đặc trưng và

chức năng. Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/17/van-

hoa-dinh-nghia/ (ngày truy cập 8/4/2020).

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020). Đạo giáo và văn hóa Việt Nam.

Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/23/dao-giao/ (ngày truy cập 8/4/2020).

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020). Loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp. Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/17/loai-hinh-van- hoa-goc-nong-nghiep/ (ngày truy cập 8/4/2020).

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020). Nho giáo và văn hóa Việt Nam.

Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/23/nho-giao/ (ngày truy cập 8/4/2020).

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020). Tận dụng môi trường tự nhiên - ăn. Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/23/tan-dung-moi- truong-tu-nhien-an/ (ngày truy cập 8/4/2020).

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020). Triết lý âm dương và tính cách người

Việt. Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/co-so-van-hoa-viet-

nam/van-hoa-nhan-thuc/triet-ly-am-duong-va-tinh-cach-nguoi-viet/ (ngày truy cập 8/4/2020).

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020). Ứng phó với mơi trường tự nhiên –

mặc. Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/23/ung-pho-

voi-tu-nhien-mac/ (ngày truy cập 8/4/2020).

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020). Ứng phó với mơi trường tự nhiên -

ở và đi lại. Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/23/o-va-

Di tích Lịch sử - Văn hóa Hà Nội. (2020. Phật giáo và văn hóa Việt Nam.

Nguồn: http://ditichlichsu-vanhoahanoi.com/2018/01/23/phat-giao/ (ngày truy cập 8/4/2020).

Đặng Diệu Trang. (2008). Thiên nhiên thực vật ruộng vườn trong ca dao dân

ca đồng bằng Bắc Bộ. Nguồn: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-

hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-tu-nhien/852-dang-dieu- trang-thien-nhien-trong-ca-dao-dan-ca-bac-bo.html (ngày truy cập 12/4/2020).

Đào Thanh Hồng. (2019). Văn hóa ứng xử là gì? Nguồn: https://

timviec365.vn/blog/van-hoa-ung-xu-la-gi-new6641.html (ngày truy cập 10/4/2020).

Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn. (2010). Văn học

dân gian Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Đinh Gia Khánh. (1993). Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa

Đơng Nam Á. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội

Đỗ Bình Trị. (2017). Mấy nghiên cứu - ứng dụng học thuyết của V.JA.Prôpp

về Folklore, tập 1. Hà Nội: Nxb giáo dục Việt Nam

Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Đỗ Hồng Chung, Phương Lựu, Nguyễn Hoàng Khung, Trần Đình Việt, Nguyễn Khắc Phi, Trần Hữu Tá, Hồng Trường. (1984). Từ điển văn học, tập 2. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội

Hoàng Lực. (2013). GS. Trần Ngọc Thêm: Đánh giá của Đại tướng về vai trò

của văn hóa Việt vơ cùng đúng. Nguồn: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-

cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-xa-hoi/2490-gs- tran-ngoc-them-danh-gia-cua-dai-tuong-ve-vai-tro-cua-van-hoa-viet-vo- cung-dung.html (ngày truy cập 12/4/2020)

Huỳnh Ngọc Thu. (2011). Văn hóa gì? Nguồn: http://nhanhoc.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=e1f687b2-14d1-417b-b0cf- 8956e0aa5632 (ngày truy cập 12/4/2020)

Huỳnh Như Phương. (2011) Văn học và văn hóa truyền thống. Nguồn:

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/vhvn-nhung- van-de-chung/2022-huynh-nhu-phuong-van-hoc-va-van-hoa-truyen- thong.html (ngày truy cập 12/4/2020)

Lại Nguyên Ân. (2017). 150 thuật ngữ văn học. Hà Nội: Nxb Văn học.

Lê Nguyên Cẩn. (2008). Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Lê Nguyên Cẩn. (2013). Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. Hà Nội: Nxb

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 121 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)