Nguồn truyện cổ tích sinh hoạt khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 48 - 54)

Để tiến hành thống kê và khảo sát truyện cổ tích sinh hoạt người Việt chúng tơi đưa ra hai tiêu chí để có thể thống kê và khảo sát nguồn truyện cổ tích sinh hoạt được chính xác hơn.

Tiêu chí đầu tiên chúng tơi đưa ra để thống kê đó là những tác phẩm được khảo sát trong luận văn phải là truyện cổ tích của người Việt (người Kinh). Để xác định được những truyện dân gian của người Việt (người Kinh), chúng tôi dựa vào đặc điểm văn hóa, ngơn ngữ đặc trưng của dân tộc Việt. Người Việt thuộc hệ ngôn ngữ Việt – Mường, chủ yếu sinh sống ở đồng bằng và ven biển. Truyện cổ tích người Việt thể hiện rõ những đặc trưng trong văn hóa nơng nghiệp lúa nước, của đời sống cộng đồng làng xã như ý thức cộng đồng cao, giữa con người trong cộng đồng luôn gắn kết mật thiết với nhau. Ngồi ra, truyện cổ tích của người Việt cịn có những nét phong tục tập quán truyền thống đặc trưng như trang phục, cách xây dựng nhà cửa, phương tiện đi lại,… hay những tục ăn trầu, cưới hỏi, ma chay,…

Tiêu chí chọn lựa thứ hai là những truyện được khảo sát trong luận văn phải mang những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích sinh hoạt. Về nội dung, các truyện cổ tích được lựa chọn sẽ xoay quanh những bài học về đạo đức, lối ứng xử và cách sống của con người qua những tình huống xuất phát từ thực tế đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Về nghệ thuật, các truyện cổ tích sinh hoạt được lựa chọn thường không xuất hiện các yếu tố kỳ ảo, nếu có cũng chỉ mang tính điểm xuyết và thường xuất hiện ở phần kết truyện. Ngoài ra, các câu chuyện cổ tích sinh hoạt được lựa chọn trên cơ sở phân biệt với các thể loại dễ nhầm lẫn với nó như truyện cười và truyền thuyết.

Với hai tiêu chí trên, chúng tơi tiến hành khảo sát trong ba tuyển tập truyện cổ tích bao gồm:

Truyện cổ tích Việt Nam bình giải (2005) của tác giả Mộng Bình Sơn.

Trong tuyển tập này, tác giả thống kê 134 truyện cổ tích Việt Nam theo hệ thống 10 đề tài gồm: truyện cổ tích các con vật, cây cối; truyện về sự tích núi sơng; truyện về sự thơng minh, tài trí, sức khỏe của con người;… Trong tổng số 134 truyện cổ tích được tác giả sưu tầm, chúng tôi chọn lọc được 35 truyện thuộc truyện cổ tích sinh hoạt người Việt phù hợp với hai tiêu chí trên.

Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 7 – Phần truyện cổ tích lồi vật, truyện cổ tích sinh hoạt (2005) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Cơng

trình này cơng bố 123 truyện cổ tích người Việt với hai phần là truyện cổ tích về lồi vật và truyện cổ tích sinh hoạt người Việt. Qua thống kê, chúng tôi tổng hợp và tiếp cận được với 76 truyện cổ tích sinh hoạt người Việt.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam (2016) của Triều Nguyên. Trong cơng trình của này, tác giả tổng hợp các truyện cổ tích sinh hoạt Việt Nam ở mọi vùng miền và phân chia thành truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt và của các dân tộc khác. Trong tổng số 360 truyện được tác giả sưu tầm, chúng tôi tiếp cận được 215 truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt.

Khi tiếp cận với 330 truyện cổ tích sinh hoạt người Việt trong ba tuyển tập truyện cổ tích phù hợp với hai tiêu chí đã được đưa ra, chúng tơi tiếp tục làm công tác so sánh, đối chiếu và loại trừ những bản kể giống nhau, những dị bản của các truyện, và đã lựa chọn được: 02 truyện trên tổng số 35 truyện trong tuyển tập Truyện cổ tích Việt Nam bình giải (2005) của Mộng Bình Sơn là Dùng

tâm lý trị dân Kẻ phân xử tài tình; 76 truyện trong Tổng tập văn học dân

gian người Việt, tập 7 – Phần truyện cổ tích lồi vật, truyện cổ tích sinh hoạt

(2005) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam; 119 truyện trong 215 truyện từ

Như vậy, tổng số lượng bản kể của truyện cổ tích sinh hoạt người Việt mà chúng tơi tiếp cận để khảo sát là 197 truyện. Trong đó có 70 truyện có dị bản và tổng số lượng dị bản của 70 truyện trên là 135 bản.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã đưa ra khái niệm cụ thể về văn hóa và văn hóa ứng xử dựa trên sự so sánh, đối chiếu giữa các khái niệm được các nhà nghiên cứu đưa ra trước đó. “Văn hóa” là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, mang dấu ấn của tập thể, dân tộc, cộng đồng, được định hình qua một quá trình lịch sử lâu dài. “Văn hóa ứng xử” là một hệ thống cách cư xử được thể hiện qua các hành vi, ngôn ngữ, tâm lý… của một cá nhân hoặc cộng đồng người đối với môi trường tự nhiên, với môi trường xã hội và với chính bản thân mình. Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt hình thành trên gốc rễ của nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước. Sau đó có sự tiếp nhận và dung hịa linh hoạt với ba tư tưởng lớn trong khu vực là Nho, Phật, Đạo để tạo nên những giá trị ứng xử truyền thống của dân tộc. Người Việt trong ứng xử với tự nhiên, với xã hội hay với chính bản thân mình đều coi trọng tình nghĩa, cư xử thiên về tình cảm hơn lý trí, trọng văn, trọng đức, đề cao cách ứng xử có trách nhiệm với cộng đồng. Ngoài ra, với tư duy biện chứng tổng hợp, người Việt coi trọng sự hài hòa giữa các yếu tố ảnh hưởng tới đời sống nên họ có cách ứng xử mềm mỏng, tế nhị và ưa thích sự hịa thuận. Đây chính là yếu tố quan trọng của tính linh hoạt, hài hịa. Nó giúp duy trì tính ổn định của xã hội nơng nghiệp định cư, tạo ra một cộng đồng vững mạnh và bền chặt.

Bên cạnh việc khái quát và tóm tắt những nội dung cốt yếu của văn hóa ứng xử truyền thống, chúng tơi cịn chỉ ra khái niệm và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích sinh hoạt người Việt. Để phân biệt là làm rõ khái niệm của truyện cổ tích sinh hoạt, chúng tơi đặt truyện cổ tích sinh hoạt trong sự so sánh với tiểu loại cổ tích thần kỳ và thể loại truyền thuyết. Đây là hai thể loại rất dễ nhầm lẫn với truyện cổ tích sinh hoạt. Nếu ở cổ tích thần kỳ, các yếu tố kì ảo, hư cấu đóng vai trị dẫn dắt tình tiết truyện và kết thúc của tiểu loại này thường đẹp đẽ, có hậu thì ở cổ tích sinh hoạt, yếu tố thần kỳ

thường khơng xuất hiện hoặc nếu có cũng khơng chi phối, ảnh hưởng tới tình tiết của truyện. Kết thúc của nó sát với hiện thực, nhân vật bất hạnh thường khơng được kết thúc có hậu. Với thể loại truyền thuyết, các nhân vật, thời gian, địa điểm trong truyện thường gắn liền với lịch sử của địa phương, dân tộc nên thường cụ thể, rõ ràng cịn ở cổ tích sinh hoạt, nhân vật, thời gian, địa điểm lại có tính ước lệ, hư cấu. Truyền thuyết được sáng tác với mục đích gợi nhắc lại lịch sử để khuyên con người sống có trách nhiệm cịn cổ tích sinh hoạt là những câu chuyện ứng xử đời thường nhằm giáo dục con người triết lý sống “Ở hiền

gặp lành”; “Ác giả ác báo”. Việc so sánh với hai thể loại này còn giúp chúng

tôi trong việc khảo sát và thống kê truyện cổ tích sinh hoạt người Việt trong luận văn.

Trong chương 1, chúng tôi cũng làm rõ mối quan hệ hai chiều giữa văn học và văn hóa, giữa truyện cổ tích sinh hoạt người Việt và văn hóa ứng xử. Truyện cổ tích sinh hoạt đã phản ánh phong phú, sâu sắc văn hóa ứng xử của người Việt. Nhờ đó, văn hóa ứng xử người Việt được lưu giữ, được mài sáng hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng trình bày việc thống kê truyện cổ tích sinh hoạt người Việt để tìm hiểu về giá trị của truyện cổ tích sinh hoạt trong việc phản ánh đặc trưng văn hóa ứng xử của dân tộc. Vấn đề này sẽ được chúng tôi tiếp tục luận giải ở chương hai và chương ba của luận văn.

Chương 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT CỦA NGƯỜI VIỆT

Truyện cổ tích sinh hoạt với đặc điểm là những câu chuyện được tạo thành từ cuộc sống hiện thực, qua sự soi chiếu của văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử, nó trở thành một kho tàng bảo lưu trọn vẹn những giá trị đẹp đẽ của văn hóa ứng xử truyền thống người Việt. Ứng xử, giao tiếp trong các mối quan hệ vừa thể hiện được đặc trưng tính cách con người Việt, vừa là mơi trường giúp con người hình thành nhân cách tồn diện nhất. Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt được hình thành dựa trên những yếu tố tác động của môi trường sống thuần nông nghiệp và sự giao lưu, tiếp nhận các tơn giáo khác. Nó được biểu hiện qua những phương diện ứng xử trong các mối quan hệ của con người với môi trường xung quanh.

Trong quan hệ xã hội, giữa con người với con người, truyện cổ tích sinh hoạt người Việt biểu hiện các giá trị ứng xử truyền thống qua mối quan hệ của con người trong gia đình, của con người với cộng đồng và của con người với những giá trị của cá nhân. Trong mối quan hệ của con người với tự nhiên, vì bản chất của đời sống nông nghiệp phải phụ thuộc vào thiên nhiên, nên trong truyện cổ tích sinh hoạt, văn hóa ứng xử được thể hiện ở cách người Việt tận dụng và ứng phó với các yếu tố tự nhiên.

Là một tiểu loại thuộc văn học dân gian, truyện cổ tích sinh hoạt khơng thể hiện những đặc điểm ứng xử của con người Việt trong đời sống hiện thực một cách trần trụi, khơ khan mà nó được sáng tạo từ trí tuệ dân gian, qua hình thức của nghệ thuật ngơn từ. Vì thế mà ở truyện cổ tích sinh hoạt, văn hóa ứng xử được tác giả dân gian xây dựng khéo léo, tài tình qua những tình huống giao tiếp hằng ngày của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 48 - 54)