Văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 68 - 76)

2.1. Văn hóa ứng xử giữa người với người

2.1.2. Văn hóa ứng xử trong cộng đồng

Trong gia đình, người Việt đặt chữ “tình” và chữ “hiếu” lên hàng đầu khi ứng xử trong các mối quan hệ. Bước ra môi trường xã hội, sự hiếu khách và tinh thần “trọng nghĩa” trong văn hóa người Việt được thể hiện rõ trong mối quan hệ bạn bè và giao tiếp xã hội. Còn với quan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp như giàu – nghèo, chủ - tớ hay vua – quan, người Việt khi ứng xử chịu tác động

của việc thay đổi cơ cấu xã hội, từ thị tộc mẫu hệ sang phong kiến, giai cấp. Vì thế, trong các mối quan hệ này thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa các tầng lớp giai cấp với nhau. Tuy nhiên, với xu hướng ưa sự ổn định, người Việt thường tìm cách hóa giải những xung đột đó. Ứng xử của người Việt trong mối quan hệ cộng đồng đã được chúng tôi khảo sát và thống kê thàn các mối quan hệ bạn bè (BB), mối quan hệ tầng lớp giàu nghèo, chủ tớ (GN- CT), mối quan hệ giữa vua quan với dân (VQD) và các mối quan hệ khác (QHK). Chúng tôi chia cách ứng xử trong các mối quan hệ cộng đồng thành hai phương diện là hỗ trợ (HT) và xung đột (XĐ) được biểu hiện trong bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2. Ứng xử của người Việt trong mối quan hệ cộng đồng

T

T TÊN TRUYỆN

ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG MỐI QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

BB GN-CT VQD QHK H T H T H T H T 1. Anh chồng khờ và cơ vợ khơn x 2. Anh học trị được bạn nuôi x 3. Ba con trâu đực thành chín con x 4. Bán tóc đãi bạn x x

5. Bộ râu của phú ông x

6. Cái chết của bốn ông sư x 7. Cái lưỡi biết nói x

8. Cây đa biết nói x 9. Chàng ngốc được kiện x 10. Chiếc câu liêm x 11. Chuyện Lí Bồ x 12. Có ai làm chứng x

13. Cơ Chín x

14. Cơ gái lừa thầy sãi, xã trưởng và ông quan huyện

T

T TÊN TRUYỆN

ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG MỐI QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

BB GN-CT VQD QHK H T H T H T H T

15. Con chó biết nói x 16. Con cóc liếm nước mưa x

17. Con đẻ con nuôi x 18. Con vợ ngoan lấy thằng

chồng dại

x 19. Giết dê lừa ơng hàng

xóm

x 20. Hỏi tội hòn đá x 21. Kéo cày giả nợ x

22. Làm gà xa bạn x 23. Lão nhà giàu và anh bán

gióng

x 24. Lấy trộm vàng x 25. Người vợ bị vu oan x

26. Ông chủ hà tiện x 27. Ông già họ Lê x 28. Ông quan xử kiện x x 29. Phân xử tài tình x 30. Quân Tử Trượng Phu x

31. Sinh con rồi mới sinh cha x

32. Sợi bấc tìm ra thủ phạm x 33. Sự tích cái áo bà ba x 34. Sự tích cây rau răm x 35. Sự tích chim Chìa Vơi x 36. Sự tích chim Phướng x

37. Tài đánh cờ x

38. Thầy cứu trò x

39. Trời phạt x 40. Trọng nghĩa khinh tài x

41. Vương Yến và Trần Thao x

Số tác phẩm 10 17 9 6

2.1.2.1. Cách ứng xử với bạn bè

Người Việt thích giao tiếp và đặc biệt hiếu khách. Mối quan hệ bạn bè của người Việt được xây dựng trên cơ sở tin tưởng, coi trọng tình cảm đơi bên. Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt khi kể về mối quan hệ bạn bè thường đặt ra những tình huống để cho con người vừa có thể bày tỏ được tấm lịng lịng bản thân, vừa nhìn nhận thấu đáo về tình cảm của người bạn. Người Việt thích kết giao nhưng để có thể duy trì được tình bạn thì khơng phải dễ dàng. Trong tổng số 41 truyện cổ tích sinh hoạt được khảo sát ở bảng 2.2., chúng tôi thống kê được 10 câu truyện về mối quan hệ bạn bè. Trong số đó, có 4 truyện mối quan hệ này được duy trì bởi niềm tin tưởng, tình nghĩa bạn bè trong hoạn nạn giúp đỡ lẫn nhau và 7 truyện có sự xung đột mạnh mẽ giữa những người từng là bạn, cuối cùng, đi đến những kết cục bi thảm.

Trong các truyện như Anh học trị được bạn ni, Bán tóc đãi bạn, Quân

Tử Trượng Phu, Trọng nghĩa khinh tài, tác giả dân gian đều xây dựng những

tình bạn đẹp đẽ giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Anh học trị được bạn

ni kể về việc Dương Lễ để người vợ của mình là Châu Nhạc ni Lưu Bình

ăn học thành tài. Truyện Bán tóc đãi bạn là mối quan hệ giữa ba người bạn Tùng, Trúc, Mai. Khi Tùng vì giàu có mà khinh khi bạn nghèo thì Mai tuy gia cảnh khốn khó nhưng hai vợ chồng mai vẫn bán tóc của người vợ để tiếp đãi bạn chu tồn. Cái răng, cái tóc là thứ quý giá của con người. Hành động của vợ chồng Mai đã cho thấy cách ứng xử coi trọng tình nghĩa bạn bè khi xưa. Truyện

Quân Tử Trượng Phu kể lại việc Quân Tử vì khơng muốn bạn khó xử, hiểu lầm

mình lấy trộm ba con cóc vàng mà đã bàn với vợ bán hết gia sản, mua ba con cóc khác đền cho bạn. Hành động đó vừa thể hiện được bản lĩnh, nhân cách của người quân tử, vừa là hành động ứng xử đầy cảm động đối với người bạn của mình.

Cịn ngược lại, có những tình bạn khơng thể duy trì được đến cuối cùng vì thói tham lam, ích kỷ, đố kỵ. Khi tình cảm khơng thể chiến thắng được tư lợi

cá nhân, tình nghĩa bạn bè chỉ có thể kết thúc bằng bi kịch. Trong truyện Sinh

con rồi mới sinh cha, người bạn giàu có cho người bạn nghèo mượn tiền để

trang trải cuộc sống, thế nhưng người bạn nghèo về sau nổi lòng tham, sợ bạn mình địi lại tiền nên đã hợp mưu với vợ giết bạn. Truyện Con cóc liếm nước

mưa và Cái lưỡi chết biết nói đều kể về những người bạn xấu xa vì tham lam,

ganh ghét mà giết hại bạn mình. Tất cả những hành động cạn tình cạn nghĩa, bất lương ấy đều có kết cục xứng đáng, bị trừng phạt bằng cái chết.

Trong mối quan hệ bạn bè, người Việt coi trọng sự thủ tín, đối đãi với nhau bằng chân tình mà khơng phải vì tham lam giá trị vật chất. Những người biết giữ chữ tín, dùng chân tâm đối đãi bạn bè đều có kết cục xứng đáng. Cịn ngược lại, đều phải gánh chịu hậu quả đau đớn.

2.1.2.2. Cách ứng xử giữa các tầng lớp giàu nghèo, chủ tớ

Có 17 truyện cổ tích sinh hoạt người Việt đề cập tới mối quan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Đây là một mối quan hệ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Có tổng cộng 15 truyện xuất hiện tình huống xung đột giữa tầng lớp địa chủ - nơng dân nghèo, trong khi đó chỉ có 2 truyện là mối quan hệ này diễn biến hịa thuận .

Với hai truyện cổ tích sinh hoạt Kéo cày giả nợ và Ông quan xử kiện, tác giả dân gian phản ánh một mối quan hệ tốt đẹp giữa địa chủ với người nông dân nghèo. Hai câu truyện này đều có chung một mẫu hình của người địa chủ hiền lành, tốt bụng. Trong Kéo cày giả nợ, ông nhà giàu cho người nông dân nghèo Chu Văn Địch vay một số tiền nhưng khơng địi phải trả nợ khi mùa màng thất thu. Cho đến khi người nông dân nghèo chết vẫn luôn nhớ ơn của ông nhà giàu nên đầu thai làm kiếp con trâu để trả nợ. Sau này, ông nhà giàu không chỉ khơng địi hai người con của người nơng dân nghèo trả nợ cho cha mà còn trả lại văn khế ghi nợ cũ. Cịn truyện Ơng quan xử kiện, người trưởng giả không đuổi người ăn xin bị cùi ra khỏi nhà mình mà cịn thường xun hỏi han, thậm chí cịn bày rượu thịt cho người ăn xin.

Nhưng truyện về mối quan hệ hòa thuận, giúp đỡ nhau của tầng lớp, giai cấp này không nhiều bằng những câu truyện xung đột gay gắt. Bản chất của địa chủ là tham lam, keo kiệt, bủn xỉ nên việc bóc lột sức lao động, hiếp đáp người nông dân nghèo là việc thường xuyên diễn ra. Truyện Cô gái lừa thầy sãi, xã

trưởng và ông quan huyện là truyện kể về sự hiếp đáp của đám nhà giàu, chức

sắc đối với người đàn bà thân cơ thế cơ. Nhưng cơ gái thơng minh đã tìm cách lừa cả ba tên, vừa giữ gìn trinh tiết cho bản thân, vừa không trực tiếp đối chọi với ba kẻ có chức sắc, vai vế trong làng. Truyện Chiếc câu liêm kể lại tên địa chủ tham lam, độc ác đến mức dùng chiếc câu liêm sắc bén để giết chết những kẻ nào có mưu đồ với ruộng đất, tài sản của lão. Cuối cùng, lão bị chính cái câu liêm gây tội ác của mình chém chết. Truyện Sự tích chim chìa vơi kể câu truyện về lão phú hộ tìm mọi cách để bắt được người vợ xinh đẹp của anh nông dân đi làm thuê cho lão. Sự ngang ngược của lão khiến cho người vợ phải cắn lưỡi tự vẫn. Cịn người chồng thì biến thành chim chìa vơi đi địi lại vợ. Có thể nhận thấy rằng, những xung đột của giai cấp địa chủ - nông dân xảy ra ở mọi cấp bậc, từ tài sản vật chất đến thân thể và nhân phẩm của con người. Chính vì thế, đây là xung đột chính và căng thẳng nhất trong truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích sinh hoạt người Việt nói riêng.

Xuất thân là những người nông dân thấp cổ bé họng, các tác giả dân gian khi sáng tác truyện cổ tích thường gửi gắm những bất mãn về giai cấp, những khát vọng công lý vào trong các câu truyện của mình. Ngồi xã hội hiện thực khi mà tầng lớp địa chủ, quý tộc chiếm vị trí độc tơn trong tổ chức làng xã, người nông dân đành thể hiện sự phản kháng âm thầm của mình trong truyện cổ tích. Với cổ tích sinh hoạt, người Việt bộc lộ thái độ căm tức qua cách đối phó với giai cấp địa chủ, phú hào. Đó có thể là những cách ứng xử thông minh, nhẹ nhàng, tránh né xung đột trực tiếp. Hoặc có thể họ gửi gắm sự trừng phạt đối với bọn ác bá vào tình huống tự nhiên như một dạng quả báo, trời phạt với những truyện như Chiếc câu liêm hay Sự tích chim chìa vơi,…

2.1.2.3. Cách ứng xử giữa vua, quan với dân

Quan hệ giữa vua quan với dân là mối quan hệ trong một tổ chức xã hội rộng hơn gia đình, làng xã. Đó là quốc gia, là đất nước. Xã hội Việt Nam có hai hình thức tổ chức quen thuộc là làng xã và quốc gia. Nếu như làng xã hình thành và phát triển theo một cơ chế cộng đồng có tính tự trị mạnh mẽ, là nơi

“Phép vua còn thua lệ làng” thì quốc gia lại được tổ chức theo hình thái luật

pháp hoàn chỉnh. Quan lại được tuyển chọn từ những những người tài giỏi, có học thức theo luân lý của Nho gia qua các kỳ thi do triều đình tổ chức. Vua là người phải đáp ứng chuẩn mực về chữ “đức”, nghĩa là vừa có tài, vừa có tâm. Vì thế với người nơng dân nghèo bị áp bức bởi những luật lệ hà khắc ở cộng đồng làng xã khép kín nên họ ln trơng chờ vào những ơng vua vừa có tài, vừa có đức và những vị quan liêm chính, những người bảo vệ cho công bằng và lẽ phải.

Trong mối quan hệ vua quan với dân, nếu như vua hiền quan giỏi, người nông dân tức khắc tin tưởng và thuận theo. Ngược lại, nếu vua thất đức, quan tham lam thì sẽ có con người “thay trời hành đạo”. Người Việt quan niệm rất rõ ràng, quyền lực của vua gắn liền với đất nước. Vua giỏi là phải biết chăm lo cho dân, hiểu dân, thương dân. Cịn nếu ơng vua nào không đáp ứng được những u cầu đó thì sẽ bị thay thế.

Có 9 câu truyện được thống kê ở bảng 2.2. về mối quan hệ giữa vua quan với dân trong truyện cổ tích sinh hoạt. Tất cả đều là những truyện về những ơng vua có tài, có tâm, về những vị quan phân xử án kiện tài tình. Như truyện Cây

đa làm chứng hay Hỏi tội hòn đá, những vị quan xử kiện đều dùng mưu mẹo

của mình mà khiến cho kẻ có tội bị trừng phạt, người lương thiện được lấy lại công bằng. Trong truyện Sợi bấc tìm ra thủ phạm, viên quan xử kiện cịn nhanh trí lừa kẻ thủ ác bằng việc lợi dụng niềm tin vào thần phật để kẻ sát nhân phải lộ diện, trả lại công bằng cho người đã chết. Với vua chúa, có hai câu truyện nói tới tình huống giao tiếp giữa người dân với vua là Ba con trâu đực thành

chín con và Sự tích cái áo bà ba. Trong Ba con trâu đực thành chín con, ơng

vua thử thách cậu bé bằng nhiều câu đố khác nhau, sau đó cịn nhờ cậu bé mà giải đáp được lời đánh đố của sứ giả phiên bang, tránh được họa xâm lăng và bảo vệ danh dự dân tộc. Vua ban thưởng cho công lao của cậu bé rất hậu hĩnh. Trong truyện này, tác giả dân gian đã tạo ra hình ảnh một vị vua biết trọng dụng người tài để giúp nước. Còn truyện Sự tích cái áo bà ba, khi thấy người nơng nghèo đến mức khơng có áo để mặc, nhà vua đã sai người đã ban cho anh nông dân vàng bạc, gấm vóc vì thương hại cho hồn cảnh nghèo khổ của người nơng dân. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng đủ để ta thấy được tấm lòng nhân đức của nhà vua dành cho nhân dân.

Qua việc xây dựng hình ảnh vua quan tài đức, các câu chuyện trên đã cho thấy đặc trưng ứng xử trọng đức, trọng văn của người Việt.

2.1.2.4. Cách ứng xử trong các mối quan hệ khác

Ngoài những mối quan hệ trên, truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt còn tái hiện nét ứng xử của người Việt trong các mối quan hệ khác như thầy trò, những người xa lạ với nhau, những người có cùng sở thích. Đó là các truyện như Con vợ ngoan lấy thằng chồng dại, Cái chết của bốn ơng sư, Thầy cứu trị,

Cơ Chín, Tài đánh cờ.

Trong những truyện này, tác giả dân gian đều thể hiện một lối ứng xử tử tế, thích giúp đỡ người khác của con người Việt. Truyện Con vợ ngoan lấy thằng chồng dại, người hàng xóm vì khơng muốn cơ vợ nghĩ bậy mà tự tử đã

buông lời khuyên lơn. Truyện Cơ Chín nói về những người học trị bày mưu tính kế giúp cho anh nơng dân nghèo cưới được vợ. Truyện Thầy cứu trò là về người thầy bấm đốt tính giúp cho anh học trị về kiếp nạn sắp tới, đồng thời cũng cho anh một bài thơ để cứu mạng anh trước âm mưu giết chồng của người vợ độc ác, bội bạc.

Với câu truyện Cái chết của bốn ông sư, người Việt còn mở ra nhiều vấn đề hơn trong mối quan hệ giữa những người không quen biết. Một bên là tấm

lòng hảo tâm, từ bi của bốn nhà sư khi cứu giúp người gặp nạn. Một bên lại là sự thờ ơ, chỉ biết giữ mình của những kẻ khác khiến cho bốn nhà sư chết oan ức.

Qua đó, với mối quan hệ giữa những người khơng quen biết, người Việt thể hiện một thái độ ứng xử lưỡng cực. Đó là thái độ vừa nhiệt tình, tốt bụng nhưng đồng thời cũng e dè, thậm chí có phần nhút nhát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)