Văn hóa ứng xử thể hiện qua sự ứng phó với tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 88 - 93)

2.2. Văn hóa ứng xử giữa con người với thế giới tự nhiên

2.2.2.Văn hóa ứng xử thể hiện qua sự ứng phó với tự nhiên

Trong lối ứng xử hài hòa với tự nhiên, người Việt còn thể hiện sự linh hoạt trước tự nhiên. Đó là cách ứng phó với khí hậu, thời tiết, với những động vật hung dữ. Có 4 truyện cổ tích về nhóm ứng xử này gồm Chàng trai đánh hổ

cứu cơng chúa, Cọp thổi cịi sừng trâu, Tiêu diệt mãng xà và Sự tích cái áo bà ba.

Trong số bốn truyện trên, truyện Sự tích cái áo bà ba cho thấy một lối ứng xử ứng phó với tự nhiên trong việc lựa chọn trang phục của người Việt mà cụ thể là khu vực Nam Bộ. Câu truyện đã lý giải về sự thuận tiện của chiếc áo này cho công việc đồng áng “Kiểu áo bà ba lần lần được nhiều người dùng, vì nó gọn gàng, xoay trở khơng bị vướng víu khi làm lụng” (Triều Ngun, 2016) Trang phục mặc là cách để người Việt ứng phó với mơi trường tự nhiên, với điều kiện lao động phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố đất đai, thời tiết. Người Việt chọn trang phục gọn gàng, có màu âm tính để phù hợp với cơng việc đồng áng và thời tiết nóng ẩm. Tùy từng vùng mà trang phục có sự thay đổi cho phù hợp. Chiếc áo bà ba là kiểu trang phục quen thuộc của người Việt ở Nam Bộ. Vì vậy mà tác giả dân gian đã xây dựng một câu chuyện cổ tích để lý giải sự hình thành của loại trang phục quen thuộc của người nông dân Nam Bộ. Qua câu chuyện này, có thể thấy người Việt vừa linh hoạt lại hết sức sáng tạo để có thể tạo sự thuận tiện cho đời sống sinh hoạt của chính mình.

Trong ba truyện cịn lại, sự ứng phó được xây dựng trong những tình huống người Việt phải đối mặt với sự hung dữ của tự nhiên. Trong cả ba câu chuyện này, sự ứng phó này đều là bị động, nghĩa là nhân vật khơng hề khiêu khích động vật trong mơi trường tự nhiên. Trong truyện Cọp thổi còi sừng trâu,

con cọp bắt chước người nông dân mà nướng khoai ở ruộng của anh để ăn. Để đối phó với con cọp, người nông dân tức giận lập bẫy để đuổi cọp. Khi con cọp có ý định trả thù vì bị làm cháy da, anh nơng dân mới dùng mọi đồ vật mình có để thốt khỏi bị cọp vồ chết. Sau đó, nhờ cái cịi bằng sừng trâu mắc vào miệng mà con cọp sợ hãi bỏ chạy, người nơng dân mới thốt nạn. Truyện Tiêu diệt

mãng xà kể thái độ ứng phó với những con quái thú trong tự nhiên của cộng

đồng, từ vua tới dân đều một lịng mong mỏi tìm ra cách tiêu diệt con mãng xà to lớn ăn thịt không biết bao nhiêu người và vật. Vua phải cho làm đền và sai các làng phải cống nạp người cho nó ăn thịt nhưng cũng cho rao tìm người tài giỏi giết được mãng xà sẽ ban thưởng và cho cưới cơng chúa. Có một chàng trai trẻ tuổi, tinh thơng võ nghệ đã giết được mãng xà, cuối cùng được ban cho lấy cơng chúa. Tất cả hành động đó đều là sự phản kháng và tự vệ bắt buộc khi cứu người và cứu chính mình. Vậy nên, cho dù là ở thế ứng xử đối phó với tự nhiên, truyện cổ tích sinh hoạt vẫn xây dựng thế ứng xử của con người qua thái độ tơn trọng thế cân bằng, hịa hợp với tự nhiên bằng sự thơng minh, linh hoạt của mình.

Tiểu kết Chương 2

Truyện cổ tích sinh hoạt là tiểu loại lý tưởng để các tác giả dân gian bày tỏ thái độ của mình về cách ứng xử của con người với các mối quan hệ khác nhau. Qua việc xây dựng những tình huống giao tiếp gần gũi, quen thuộc từ thực tế đời sống, truyện cổ tích sinh hoạt người Việt đã thể hiện văn hóa ứng xử truyền thống của dân tộc một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn nhất. Truyện cổ tích sinh hoạt biểu hiện những giá trị của văn hóa ứng xử người Việt trên cơ sở của cách cư xử trọng tình nghĩa, hịa thuận cùng với một thái độ giao tiếp linh hoạt, tế nhị và mềm mỏng.

Với gia đình, truyện cổ tích sinh hoạt thể hiện mối quan hệ vợ chồng thủy chung, son sắt. Con người trong gia đình coi trọng sự hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa giữa anh em, họ hàng. Trong cộng đồng, truyện cổ tích thể hiện phương diện ứng xử coi trọng tình nghĩa, sẵn sàng tương trợ lẫn nhau của con người. Với những tình huống nảy sinh mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, các nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt thường lựa chọn cách tế nhị, linh hoạt, khôn khéo để tránh đẩy xung đột tới đỉnh điểm mà vẫn có thể giải quyết ổn thỏa, khơng gây bất lợi cho chính mình. Ở cấp độ cao trong tổ chức cộng đồng là mối quan hệ vua quan với dân, các tác giả dân gian đề cao thái độ ứng xử nhân đức của vua và sự thông minh, tài giỏi của những vị quan phụ mẫu. Đó là giai cấp thống trị lý tưởng, là hình mẫu người lãnh đạo cộng đồng mà nhân dân lao động mong muốn.

Truyện cổ tích sinh hoạt khơng chỉ biểu hiện những giá trị ứng xử của con người với con người mà nó cịn thể hiện thái độ của con người với những giá trị đạo đức, trí tuệ của cá nhân, với những thói hư tật xấu cịn tồn tại trong đời sống xã hội. Người Việt rất xem trọng việc tu dưỡng đạo đức, nhân phẩm của mỗi cá nhân, đồng thời, với tinh thần trọng văn, họ cũng đề cao những con người vừa có đức, vừa có tài. Họ coi trọng người tài giỏi, mến mộ những nhân

cách cao đẹp, biết hy sinh và giúp đỡ cộng đồng. Khơng chỉ thế, truyện cổ tích sinh hoạt cịn bày tỏ thái độ cứng rắn của nhân dân trước những thói hư tật xấu của con người, qua đó biểu lộ cách ứng xử của tác giả dân gian hướng đến những điều thiện, đến cách ứng xử tốt đẹp với cộng đồng.

Ở phương diện ứng xử của con người với tự nhiên, truyện cổ tích sinh hoạt nêu ra hai thái độ ứng xử của người Việt là hòa hợp, tận dụng và ứng phó với tự nhiên. Thái độ hịa hợp, tận dụng tự nhiên được biểu hiện trong truyện cổ tích sinh hoạt ở việc con người sống thuận hòa với con vật, thuần hóa và chăm sóc chúng như một người bạn thân thiết, hay sử dụng động vật cho các mục đích sinh hoạt hàng ngày qua việc chế biến món ăn từ thực vật, là sản phẩm của việc trồng trọt. Người Việt hòa hợp, tận dụng mọi vật phẩm của tự nhiên để phục vụ cho đời sống, thậm chí, họ cịn sử dụng tên gọi của các hiện tượng tự nhiên để đặt tên cho nhân vật trong câu chuyện cổ tích của mình. Khơng chỉ phản ánh thái độ ứng xử hòa thuận, tận dụng tự nhiên, truyện cổ tích sinh hoạt cịn thể hiện sự ứng phó với những nguy cơ, biến đổi về khí hậu và và mơi trường để lao động sản xuất của cư dân Việt. Người Việt khi ứng phó với nguy hiểm từ thiên nhiên luôn ở thế bị động, tuy vậy, họ thường dùng sự linh hoạt, thông minh của mình để giải quyết, thậm chí mà cứu mạng của chính mình và mọi người. Ngồi ra, để phục vụ cho sản xuất, để đối phó với khí hậu, địa hình, người Việt cũng thể hiện sự linh hoạt của mình để tạo ra trang phục, mở đường, khai hoang,…

Nhìn chung, truyện cổ tích sinh hoạt người Việt chính là một bức tranh với nhiều gam màu rực rỡ, đẹp đẽ về truyền thống ứng xử trọng tình nghĩa, khéo léo, tinh tế của dân tộc. Qua sự sáng tạo và trí tuệ của dân gian, truyện cổ tích sinh hoạt đã biến những giá trị truyền thống trừu tượng thành những câu chuyện thực tế, đời thường, từ đó gửi gắm những tâm tư, cảm xúc, những quan điểm và triết lý sống đúng đắn, tốt đẹp của dân tộc.

Chương 3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT CỦA NGƯỜI VIỆT

Văn học dân gian là những sáng tạo nghệ thuật gắn với tín ngưỡng, phong tục và là hình thức phản ánh nhận thức của tập thể dân gian. Truyện cổ tích là một trong những hình thức sáng tác phổ biến của văn học dân gian. Nó là một thể loại thuộc hệ thống truyện dân gian ra đời và phát triển mạnh mẽ cùng sự xuất hiện của con người với nhu cầu tự sự, lý giải về thế giới xung quanh. Truyện cổ tích hình thành sau thời kỳ của chế độ cơng xã nguyên thủy và thay vào đó là sự xuất hiện của mơ hình gia đình nhỏ và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Vì thế truyện cổ tích một mặt kế thừa những quan niệm của thần thoại, mặt khác, nó thay thế thần thoại phản ánh, lý giải các hiện tượng xã hội trong thời đại của mình. Đó là những vấn đề mới nảy sinh nhưng đã có tính phổ biến, nhất là những xung đột gay gắt giữa người và người trong gia đình và ngồi xã hội trên cơ sở nhân thức tiến bộ hơn so với các thời đại trước.

Là một tiểu loại của cổ tích, truyện cổ tích sinh hoạt có vai trị to lớn trong việc phản ánh những giá trị văn hóa nảy sinh trong đời sống cộng đồng. Truyện cổ tích sinh hoạt sáng tác từ chất liệu của cuộc sống hiện thực, với những mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với mơi trường tự nhiên là nơi lưu giữ hồn hảo nhất cho những giá trị văn hóa cộng đồng, trong đó có văn hóa ứng xử. Văn hóa ứng xử người Việt đã được bảo lưu trọn vẹn, được phản ánh tồn diện bằng một hình thức nghệ thuật ngơn từ độc đáo của dân gian, mà trong đó, họ đã vẽ ra một bức tranh đầy màu sắc về đời sống sinh hoạt của con người lao động. Trong bức tranh ấy nổi bật lên những gam màu tươi sáng của tình yêu thương, của hy vọng và những giá trị chân thiện mỹ của con người giữa cuộc sống cịn nhiều khó khăn, đau khổ, bất cơng. Hơn thế nữa, truyện cổ tích sinh hoạt với những giá trị của văn hóa ứng xử

truyền thống cịn là những bài học về triết lý sống tình nghĩa, đạo đức mà cha ông ta truyền lại cho các thế hệ sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 88 - 93)