Triết lý về giá trị và vị thế của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 109 - 113)

3.1. Văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt phản ánh

3.3.1. Triết lý về giá trị và vị thế của con người

Quan niệm về con người cá nhân với giá trị và vị thế được truyện cổ tích sinh hoạt đánh giá qua vẻ đẹp nhân cách và tài năng của họ. Đối với con người, triết lý sống của tác giả dân gian trong truyện cổ tích trước hết là sự đề cao giá trị và vị thế của con người trong trời đất. Với nhân dân lao động, con người cần được tơn trọng bằng những giá trị như chính nó vốn có. Con người là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao q nhất, hồn mỹ nhất của tự nhiên. Nó vừa có vẻ đẹp về thể xác, vừa có vẻ đẹp về tâm hồn và trí tuệ. Vẻ đẹp tâm hồn nhân cách tỏa sáng, tơn lên vẻ đẹp về hình thức. Đó là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá con người. Như vậy có thể thấy, tác giả dân gian khi xây dựng con người lý tưởng trong truyện cổ tích sinh hoạt ln đặt nhân cách, đạo đức và tài năng của nhân vật lên hàng đầu. Chuẩn mực giá trị của con người là cách ứng xử đạo đức, là nhân phẩm và trí tuệ của họ. Nhân dân ta quan niệm vẻ đẹp con người được tạo ra từ nhân cách“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vì vậy, con người muốn có được sự thừa nhận của cộng đồng phải là người có đạo đức, có tài năng. Đặc biệt là cái tài và cái đức luôn phải song hành với nhau.

Truyện cổ tích sinh hoạt ngồi việc bồi dưỡng tâm hồn con người bằng tình u thương, nó cịn là những bài học để con người tự nhìn nhận, đánh giá và thay đổi chính mình cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội. Người Việt trọng văn, trọng đức nên luôn muốn con người tôi rèn bản thân thành những người tốt, có ích cho xã hội. Trong truyện cổ tích sinh hoạt, bài học đạo đức được tác giả gửi vào trong những tình huống ứng xử phát sinh từ cuộc sống đời thường. Trong truyện cổ tích Chuyện nghề của một ơng thầy thuốc, đạo đức của người thầy thuốc khiến ông ân hận khi không cứu khỏi cho bệnh nhân của mình vì ơng cho rằng mình khơng dặn dị kỹ lưỡng nên mới xảy ra sự cố đáng tiếc. Vì vậy, ơng ném chiếc chìa khóa hịm thuốc của mình xuống sơng và tự nhủ từ nay không xem mạch, bốc thuốc cho ai nữa. Nhưng cơ dun tới khi lời nói vơ tình của ơng đã cứu sống được vợ của anh ngư dân và trong bụng con cá anh biếu tặng để cảm ơn ơng lại có chiếc chìa khóa hịm thuốc năm xưa ơng ném đi. Đó là sự khẳng định tấm lòng nhân đức cuối cùng cũng sẽ được đền đáp. Hay như truyện Tác dụng của một câu châm ngôn là lời khuyên nhủ của nhân dân ta về việc sống nhân đức, không làm điều ác. Câu châm ngơn mà anh học trị nghèo viết lên giấy hồng điều “Muốn làm điều gì cũng phải suy nghĩ

trước sau” đã đánh thức lương tri của quan ngự y, khiến ông lập tức đập nát

chén thuốc độc mà hoàng hậu chuẩn bị cho vua. Dù hành động đầu độc vua xuất phát từ việc không muốn nhà vua phải đau đớn vì bệnh tật, nhưng về bản chất, nó là hành động thất đức, đi ngược lại với đạo lý, đặc biệt là với người hành nghề y. Hành động đập chén thuốc đầy dứt khoát và những lời nhận tội thành khẩn vì câu châm ngơn ấy đã khiến cho nhà vua không trách tội quan ngự y và hồng hậu, lại cịn ban thưởng hậu hĩnh cho người học trị nghèo viết ra câu châm ngơn. Câu chuyện này là lời khuyên nhủ đầy ý nghĩa với mỗi cá nhân về việc rèn mình theo đạo đức, nghĩa là mỗi khi làm việc gì đều phải cân nhắc hậu quả trước sau, tránh làm điều xấu gây hại cho người khác.

Sống đạo đức khơng chỉ là hành động phải có suy nghĩ trước sau, tránh gây thiệt hại cho người và cho mình, mà nó cịn là việc giúp đỡ những người khó khăn xung quanh mình. Truyện Người hảo tâm kể về người con trai của ông phú hộ luôn quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là các tá điền của cha mình khi ơng cịn sống. Thậm chí, nếu như họ muốn có ruộng đất để làm riêng cậu cũng sẵn sàng chia cho mọi người. Vì tấm lịng ấy mà gia sản của cậu ngày càng ít đi rồi cuối cùng cậu phải đi làm thuê cho người khác. Nhưng những con người hảo tâm, tốt bụng như chàng trai này cuối cùng cũng có một kết thúc viên mãn. Ơng phú hộ mướn chàng biết được tấm lòng tốt bụng của chàng đã đồng ý gả con gái và nhường hết tài sản của mình cho chàng rể. Những người ngày xưa được chàng giúp đỡ cũng chuẩn bị quà mừng cho cậu rất hậu. Vậy mới thấy, truyện cổ tích sinh hoạt cổ vũ con người ta sống theo đạo đức là sống có tình nghĩa, có trách nhiệm. Chỉ khi con người có đức, giá trị của họ mới được khẳng định trong cộng đồng, trở thành những người được cộng đồng tôn trọng và yêu mến.

Bên cạnh đạo đức, tài năng cũng là một yếu tố quan trọng để thể hiện bản lĩnh của con người trong xã hội. Truyện cổ tích sinh hoạt về tài năng, trí tuệ của con người được xây dựng chủ yếu qua hình thức thi thố, kén rể hoặc những tình huống xử án thơng minh, tài tình của các nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích sinh hoạt thể hiện trí tuệ của bản thân qua sự thách đố mà tác giả dân gian đưa ra. Trong truyện Kén rể hay trớ trinh láo xược, trí thơng minh

được bộc lộ qua sự lanh lợi của chàng trai để lừa ơng bố vợ giàu có. Bố vợ muốn kén người con rể biết nói láo, vậy là chàng trai nghĩ ra kế lừa cha vợ đi câu, rồi nói dối việc vua Thập điện dưới nước mời cha vợ xuống chơi. Người cha vợ bị lừa một vố đau, cuối cùng cũng đành chấp nhận thua cuộc và thừa nhận chàng rể lanh lợi. Ở truyện cổ tích Làm cho cơng chúa nói được, chàng Mồ Cơi đã dùng sự thơng minh của mình khiến cho cơng chúa phải nói được ba câu. Mưu kế của chàng là khiến công chuá nghĩ rằng chàng vụng về, ngốc

nghếch trong việc đặt nồi nấu cơm và nàng không kiềm nén được phải mở lời nhắc nhở chàng đến ba lần. Bấy giờ, vị quan theo dõi tình hình bèn tâu với vua và chàng Mồ Cơi lấy được cơng chúa. Chính sự thơng minh đã giúp cho con người đạt được hạnh phúc, làm cho cuộc sống của chính mình tốt đẹp hơn.

Giá trị con người trong truyện cổ tích sinh hoạt được tạo nên bởi sự kết hợp cả tài lẫn đức. Thông minh khơng chưa đủ hay chỉ có tấm lịng nhân hậu thơi cũng khơng hồn chỉnh mà sự kết hợp tài và đức, nghĩa là phải biết đem tài năng, trí tuệ của mình để giúp đỡ cho người khác mới là mục tiêu quan trọng mà truyện cổ tích sinh hoạt người Việt muốn giáo dục con người. Truyện Cậu

bé mồ cơi xử kiện kể về Mồ Cơi vì thông minh mà được quan cho đi theo để

cùng xử kiện. Mỗi lần có vụ kiện, chàng thường nghe ngóng cẩn thận, nói năng hịa nhã để phân xử đâu ra đấy, hợp tình hợp lý. Vì thế mà vụ ơng lão vì ngửi mùi thức ăn mà bị người chủ quán kiện được chàng xử án rất tài tình. Ơng cụ hít mùi thức ăn nên chàng tạo ra âm thanh từ hai đồng tiền của ông lão để trả cho mùi vịt rán. Cách phân xử của chàng vừa hịa giải được xích mích đơi bên, vừa khiến họ tâm phục khẩu phục. Tài đức vẹn toàn còn được thể hiện trong những ơng quan, ơng vua của thế giới cổ tích. Vua quan có tài, có đức là tạo phúc cho dân chúng. Vậy nên, trong thế giới cổ tích của mình, tác giả dân gian gửi gắm niềm tin vào lẽ công bằng ở bậc “phụ mẫu” của dân. Vị quan trong truyện Hỏi tội hịn đá đứng trước tình huống éo le của người đàn bà nghèo vì vấp hịn đá mà mất tồn bộ số hàng hóa sắm sửa dịp Tết cho gia đình. Thương người đàn bà nghèo, viên quan đã nghĩ ra kế xét xử cơng khai hịn đá ngáng đường và thu phí của những người đến xem. Cuối cùng, số tiền thu được từ người dân được viên quan dành hết cho người đàn bà nghèo. Còn dân chúng thì sau khi biết mình bị quan lừa cũng khơng một người nào tỏ vẻ tiếc nuối vì biết quan muốn giúp cho người phụ nữ bất hạnh ấy. Truyện Sợi bấc tìm ra thủ

phạm là câu chuyện vị quan xử án tên lái buôn giết người để chiếm đoạt tài sản.

hắn cắn ngắn sợi bấc đang ngậm trong miệng. Cuối cùng kẻ ác phải nhận tội và người bị hại được trả lại cơng bằng. Cịn nhà vua trong truyện Ba con trâu đực

thành chín con được tác giả dân gian xây dựng thành một vị vua lý tưởng biết

trọng dụng người tài, cho dù đó chỉ là một đứa bé. Qua những lần thử thách trí thơng minh của em bé, nhà vua đã trọng dụng tài năng, trí tuệ của em để thắng thử thách mà sứ giả lân bang đưa ra, nhờ đó mà tránh được hậu họa cho đất nước. Qua những câu chuyện cổ tích sinh hoạt xây đắp hình ảnh giai cấp cầm quyền có tài có đức, vừa thơng minh, có trí tuệ, vừa biết thương dân, vì dân, người dân lao động đã gửi gắm khát vọng về lẽ công bằng được thực hiện. Nếu như cổ tích thần kỳ bộc lộ khát vọng cơng lý của nhân dân ở các thế lực siêu nhiên, kỳ ảo thì truyện cổ tích sinh hoạt lại gửi gắm khát vọng ấy vào tài năng và đạo đức của người lãnh đạo hay của chính con người cá nhân trong xã hội. Đây cũng chính là một giá trị nhân văn cao đẹp tạo nên sức hấp dẫn cho những câu chuyện cổ tích sinh hoạt người Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)