3.1. Văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt phản ánh
3.3.2. Triết lý sống thuận theo tự nhiên
Trong quan niệm dân gian, triết lý sống của người Việt ln hướng tới sự hịa thuận với môi trường tự nhiên. Nghĩa là sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Đó là triết lý sống qn bình, hịa hợp. Truyện cổ tích sinh hoạt được xây dựng từ chất liệu của hiện thực, hình thành trong khơng gian sinh hoạt gắn liền với tự nhiên nên triết lý thuận theo tự nhiên cũng trở thành một giá trị sống tốt đẹp trong từng câu chuyện kể dân gian.
Người Việt coi con người là một sản phẩm của tạo hóa. Vậy nên, con người cần được đối xử bình đẳng với nhau trên tinh thần u thương, hịa hợp, tơn trọng. Bước từ thời kỳ xã hội nguyên thủy thị tộc sang xã hội phong kiến giai cấp, các mối quan hệ của con người trong xã hội được phân chia lại theo tài sản, địa vị. Thế nhưng, với bản chất sống thuận hịa, con người Việt ln hướng tới sự bình đẳng. Giấc mơ về sự bình đẳng trong quan hệ xã hội được nhân dân lao động gửi gắm trong truyện cổ tích sinh hoạt, khi mà ở hiện thực,
điều đó rất khó có thể thực hiện. Truyện cổ tích sinh hoạt tái hiện các mối quan hệ cộng đồng của con người không phải qua địa vị xã hội mà bằng cái nhìn cơng bằng với mọi đối tượng. Cho dù là kẻ giàu hay người nghèo, là quan lại hay dân chúng đều được tác giả dân gian đối xử như nhau trên cơ sở của tình nghĩa con người. Vậy nên với mối quan hệ như địa chủ với dân nghèo, nhân dân ta đặt nó trong một thế ứng xử cân bằng. Trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, cho dù nhân vật ở địa vị nào trong xã hội, nếu biết cư xử có tình nghĩa, tốt bụng thì đều có kết cục tốt đẹp. Còn với những kẻ ác độc, dựa vào địa vị, quyền thế mà chèn ép, hãm hại người khác thì đều phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Trong những câu chuyện cổ tích về nội dung này, nhân vật thường được tác giả dân gian dành sự ưu ái là những người nơng dân nghèo khổ. Vì đây là tầng lớp phải chịu nhiều áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ trong cuộc sống hiện thực. Truyện Lão nhà giàu và anh bán gióng là một hình thức địi lại cơng bằng cho những người nơng dân bị địa chủ tham lam bóc lột. Lão nhà giàu vì muốn lừa người tới làm th khơng cơng cho mình mà lấy việc gả con gái để bày mưu kế. Rất nhiều người đã bị trúng mưu của lão và bị bắt làm việc quần quật suốt ngày. Anh bán gióng nghe việc như vậy nên quyết tâm chơi lão một vố. Anh lừa lão, để lão vì sĩ diện khơng muốn cho người khác biết mình bị kẻ khác làm ơ uế trên đầu mà phải công bố với mọi người anh là con rể nhà mình. Bị mắc mưu anh bán gióng, lão nhà giàu chỉ còn biết tức giận mà kêu trời kêu đất. Không chỉ ưu ái cho những người nơng dân trí thơng minh, sự lanh lợi để địi lại cơng bằng từ những tên địa chủ tham lam, truyện cổ tích sinh hoạt cịn địi sự cơng bằng từ sự trừng phạt thích đáng những kẻ nhà giàu độc ác. Truyện Chiếc câu liêm kể về tên địa chủ tham lam, tàn độc. Hắn bóc lột
nhân dân nặng nề bằng tơ tức, thậm chí cịn đánh đập, tra tấn nhiều người, kể cả trẻ em đi làm thuê cho hắn. Chiếc câu liêm của tên địa chủ này sẵn sàng móc vào chân trâu bị hay cổ của người nào dám mon men đến gần ruộng nhà hắn. Sự tàn ác của tên phú hộ rốt cuộc bị trả giá bởi chính chiếc câu liêm hung thần
của hắn. Một lần thấy có con trâu nhà ai đang ăn lúa nhà mình, hắn vung ngay chiếc câu nhưng khơng ngờ nó cịn đang ngoắc quanh cổ mình. Thế là hắn bị cắt đứt cổ, nằm chết ngay trên ruộng lúa nhà mình. Những hành vị đi ngược lại sự ứng xử bình đẳng của con người với con người đều bị tác giả dân gian dành cho những hình phạt xứng đáng. Đó có thể là mất tài sản, mất danh dự nhưng hình phạt nặng hơn chính là đền tội bằng mạng sống của mình.
Mối quan hệ bình đẳng của giữa các tầng lớp trong xã hội khơng phải chỉ có sự bóc lột, đàn áp. Có những người thuộc tầng lớp giàu có vẫn đối xử với người nghèo khổ chân thành, tận tình. Truyện Ông quan xử kiện kể về người phú hộ giàu có nhưng vẫn đối xử tử tế với người ăn xin nghèo tới nhà mình. Thậm chí, ơng cịn thường xun hỏi han và bày rượu thịt cho người ăn xin. Vì vậy mà khi người ăn xin vơ tình chết vì bị lạnh, ơng phú hộ đã được viên quan xử cho vơ tội. Qua đó ta thấy được truyện cổ tích sinh hoạt ln hướng mỗi người tới một xã hội cơng bằng, bình đẳng, nơi mà con người khơng vì tiền tài mà hãm hại lẫn nhau, là một cuộc sống được xây dựng bằng cơ sở của tình người, của đạo nghĩa.
Sự bình đẳng trong các mối quan hệ cịn được truyện cổ tích sinh hoạt đặt trong thế ứng xử với tình yêu cá nhân. Tình yêu là điều kỳ diệu mà tự nhiên ban cho con người. Vì vậy cần phải vun vén cho những tình cảm chân thành, đẹp đẽ khơng phân biệt, không bị ràng buộc bởi những giáo điều, định kiến của xã hội. Tình u bình đẳng khi nó tới từ hai con người trân trọng, yêu thương lẫn nhau. Là sự khát vọng tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình mà khơng để những rào cản xã hội ngăn cấm. Truyện cổ tích Vừng khoai lang là một minh chứng rõ nét cho sự bình đẳng trong khát vọng tìm kiếm hạnh phúc cá nhân. Người con gái nhà phú ơng giàu có tự tìm thấy hạnh phúc của mình với anh nơng dân trồng khoai lang. Cha mẹ ngăn cấm vì gia đình chàng trai nghèo khổ nhưng cô gái vẫn nhất quyết không từ bỏ ý định lấy người hợp ý với mình. Đến khi anh nơng dân nghèo mang sính lễ là một vừng khoai lang để đãi họ hàng,
làng xóm, người con gái nhà giàu cũng không lấy làm xấu hổ mà càng nhất quyết lấy người mình thương cho bằng được. Câu chuyện giản dị nhưng nó là khát vọng về sự bình đẳng, tự do trong hạnh phúc, hôn nhân của con người trong xã hội còn nhiều định kiến, ràng buộc. Tự do và bình đẳng trong tình yêu, trong các mối quan hệ giữa con người với con người là một trong những ước mơ cháy bỏng nhất mà truyện cổ tích sinh hoạt biểu đạt. Chuyện đời và những giấc mơ đã hịa quyện với nhau thành một thế giới cổ tích mà ở đó tính dân chủ được đề cao, con người được tôn trọng với tất cả quyền cá nhân của mình. Đây chính là tinh thần nhân văn cao đẹp nhất mà truyện cổ tích sinh hoạt người Việt thể hiện.