Khái niệm cổ tích sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 37 - 41)

1.2. Khái quát về truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt

1.2.1. Khái niệm cổ tích sinh hoạt

Trong các thể loại của văn học dân gian, truyện cổ tích là thể loại quen thuộc đối với mỗi con người ngay từ những ngày ấu thơ. Truyện cổ tích có sức

hấp dẫn đặc biệt đối với tuổi thơ và thường để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong quá trình trưởng thành, phát triển của mỗi người.

Về truyện cổ tích nói chung, Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao, tập

1 định nghĩa: “Truyện cổ tích là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số

phận của các kiểu nhân vật: người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thơng minh, chàng ngốc,… qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lý tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lý xã hội (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).

Trong Giáo trình văn học dân gian, các tác giả đã nhận định khái quát về truyện cổ tích: “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp” (Vũ Anh Tuấn, Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hương, 2012).

Khi nghiên cứu về văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích, các nhà nghiên cứu đều đặt ra vấn đề phân loại truyện cổ tích. Trong chuyên khảo

Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, (2001) Chu Xuân Diên đã tổng kết

một số nguyên tắc phân loại truyện cổ tích trên thế giới. Theo đó đã có nhiều cách phân loại truyện cổ tích được đưa ra dựa theo những nguyên tắc khoa học cụ thể. Một trong những cách phân loại khoa học đầu tiên là của nhà bác học Nga O.Mile nêu lên vào năm 1865 trong bộ sách Truyện cổ tích dân gian Nga. Mile đã chia truyện cổ tích thành ba thể loại cơ bản gồm: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích động vật và truyện cổ tích sinh hoạt. Trong các cơng trình nghiên cứu truyện cổ tích của mình, Prop cho rằng cách phân loại ấy dựa trên cơ sở là những đặc điểm cấu trúc của truyện cổ tích nên về cơ bản là đúng đắn. Trong Giáo trình Văn học dân gian (Vũ Anh Tuấn et al., 2012) và sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1 (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2016) các tác giả

cũng đồng quan điểm chia cổ tích thành ba thể loại: cổ tích thần kỳ, cổ tích sinh hoạt và cổ tích lồi vật.

Theo đó, cổ tích sinh hoạt là một thể loại trong loại hình cổ tích dân gian.

Từ điển Văn học định nghĩa cổ tích sinh hoạt như sau:

Bên cạnh loại truyện cổ tích thần kỳ, cịn có loại truyện cổ tích hiện thực. Nội dung phản ánh của truyện cổ tích hiện thực cũng là những xung đột trong quan niệm gia đình và xã hội thời kỳ xã hội có giai cấp. Song nếu như ở truyện cổ tích thần kỳ, diễn biến số phận của nhân vật được lái theo hướng ước mơ ảo tưởng của nhân dân, thì ở truyện cổ tích hiện thực, diễn biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến của cuộc sống hiện thực hơn. Kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích hiện thực thường khơng đẹp đẽ như vậy…ở truyện cổ tích hiện thực, yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiện thực. Vì vậy, trong truyện cổ tích hiện thực, có rất ít hoặc thường là khơng có yếu tố thần kỳ. Truyện cổ tích hiện thực phản ánh cái nhìn thực tế hơn của nhân dân về cuộc sống, do đó, truyện cổ tích hiện thực cũng thường không miêu tả hiện thực theo những cái khn cốt truyện có sẵn như ở truyện cổ tích thần kỳ (Đỗ Đức Hiểu, et al., 1984).

Khi phân biệt truyện cổ tích sinh hoạt với tiểu loại cổ tích thần kỳ, các tác giả của Từ điển văn học đã so sánh hai tiểu loại này ở diễn biến số phận của nhân vật, cách kết thúc truyện và vai trò của các yếu tố thần kỳ trong hai tiểu loại thần kỳ:

Ở truyện cổ tích thần kỳ, diễn biến số phận của nhân vật được lái theo hướng ước mơ ảo tưởng của nhân dân, thì ở truyện cổ tích hiện thực, diễn

biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến của cuộc sống hiện thực hơn. Kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích hiện thực thường không đẹp đẽ như vậy…ở truyện cổ tích hiện thực, yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiện thực. Vì vậy, trong truyện cổ tích hiện thực, có rất ít hoặc thường là khơng có yếu tố thần kỳ (Đỗ Đức Hiểu, et al., 1984).

Đặc trưng của cổ tích sinh hoạt cịn được thể hiện rõ hơn khi đặt tiểu loại này trong sự so sánh với thể loại truyền thuyết. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1 nêu khái niệm về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là thể

loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lý tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân” (Bộ giáo dục và Đào tạo, 2016) Khi so sánh khái niệm trên với khái niệm của cổ tích sinh hoạt, ta có thể thấy truyện cổ tích sinh hoạt và truyền thuyết tuy đều là tác phẩm tự sự dân gian, cùng kể lại hiện thực nhưng cổ tích sinh hoạt hầu như khơng có vai trị của yếu tố kỳ ảo. Trong khi truyền thuyết có nửa phần thực và nửa phần hư cấu thì thời gian, khơng gian và nhân vật của cổ tích sinh hoạt thường mang tính ước lệ, tượng trưng, gắn với đời sống lao động, sinh hoạt hàng ngày còn truyền thuyết lại gắn liền với thời gian, không gian và nhân vật xác định, cụ thể của lịch sử. Bên cạnh đó, truyện cổ tích sinh hoạt thường là những câu chuyện ứng xử đạo đức đời thường nhằm giáo dục con người về triết lý sống cao đẹp “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” còn truyền thuyết lại nhắc nhở chúng ta về các bậc anh hùng đã xả thân vì dân tộc, nhắc nhở con người ta về quá khứ để khuyên họ sống có trách nhiệm với hiện tại.

Từ những khái niệm và sự phân biệt cổ tích sinh hoạt với hai thể loại khác là cổ tích thần kỳ và truyền thuyết, chúng tơi đã có nhận định rõ ràng hơn

về truyện cổ tích sinh hoạt. Theo đó cổ tích sinh hoạt (hay cịn được gọi là cổ

tích thế sự, cổ tích thế tục) là một tiểu loại của truyện cổ tích. Trong tiểu loại này, các yếu tố thần kỳ hầu như không xuất hiện hoặc xuất hiện rất ít. Những mâu thuẫn, xung đột của con người với con người được giải quyết trong các tình huống mơ phỏng từ hiện thực mà khơng có sự can thiệp của yếu tố kỳ ảo. Mỗi câu chuyện cổ tích là một bài học về đạo đức, đồng thời cũng thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc và lẽ công bằng trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử (Trang 37 - 41)