1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
1.3.5. Hình thức giáo dục KNS cho HS THCS
+ Giáo dục trong nhà trường:
- GD KNS được tích hợp nội dung GD vào chương trình giảng dạy các môn thông qua dạy học ở trên lớp. Tùy nội dung chương trình mơn học, từng loại hoạt động, GV có thể lựa chọn các kỹ năng phù hợp để tích hợp lồng ghép.
Tổ chức dạy học trên lớp theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung GS KNS trong chương trình dạy học trên lớp với các mơn học trong chương trình khơng chỉ thực hiện được các mục tiêu bài học gắn với mơn học mà cịn giúp học sinh hiểu, trải nghiệm được kỹ năng gắn với bài học. Trên cơ sở đó HS THCS hình thành được các kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Để dạy học tích hợp đáp ứng động cơ nội tại của HS thì u cầu GV phải có năng lực, kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng lồng ghép, tích hợp; biết cách xác lập mục tiêu bài giảng và nội dung GD KNS dự kiến đưa vào bài giảng; GV cần có những phản hồi tích cực đối với HS, giúp học sinh có nhiều cơ hội học tập và thể hiện các kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Giáo dục thơng qua HĐGD NGLL là hình thức GD vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp và hoạt động giữa các lớp trong trường và cộng đồng xã hội, vừa thu hút sự tham gia vào quá trình GD HS của các lực lượng xã hội và gia đình nhằm nâng cao chất lượng GD HS. Trong HĐ GD KNS cần phát huy tốt vai trị tổ chức Đồn, Đội mà nhất là giáo viên tổng phụ trách trong việc rèn luyện các KNS cho HS THCS qua các phong trào, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của Đội TNTP. Hoạt động của Đoàn, Đội rất phù hợp với lứa tuổi HS THCS nên có sức cuốn hút HS tham gia tích cực và hiệu quả GD sẽ nâng lên.
cảm, có những hành vi đúng, có kỹ năng cần thiết để phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực của xã hội. HĐGD NGLL giúp HS THCS bổ sung những tri thức được học trên lớp, rèn luyện, thực hành các kỹ năng và hoàn thiện bản thân.
- Tổ chức các HĐ ngoại khóa, tích hợp GD KNS: Các hoạt động ngoại khóa như tham gia các hoạt động tình nguyện, thăm quan, du lịch; thăm các khu di tích lịch sử, truyền thống; làng nghề; tìm hiểu về các danh nhân; các nhà khoa học… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc GD KNS cho HS. Các HĐ này giúp cho HS tiếp cận với thực tế giải quyết tình huống thực tiễn trong đời sống, qua đó rèn luyện tính kỷ luật, phát huy tinh thần đồn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong hoạt động, cách làm việc độc lập, cách làm việc theo nhóm.
+ Giáo dục ngoài nhà trường:
Ngoài thời gian ở trường, HS có một khoảng thời gian dài ở gia đình, chịu sự tác động rất lớn từ gia đình, do vậy những KNS cũng sẽ hình thành nhiều từ gia đình. Mặt khác, những KNS được tiếp thu, hình thành từ gia đình sẽ được củng cố, vận dụng khá lớn trong mơi trường gia đình. Như vậy trong GD KNS, nhà trường, GV cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, phát huy vai trị của CMHS trong quá trình rèn luyện kỹ năng cho HS ở phạm vị ngoài nhà trường.
Ngồi việc kết hợp với gia đình, HĐ GD KNS bên ngồi nhà trường còn được phối hợp với với các tổ chức đoàn thể xã hội và các cá nhân nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GD học sinh.