Giới thiệu về khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDKNS của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 53 - 54)

trƣờng THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng KNS của HS của các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng và tìm hiểu về thực trạng việc quản lý hoạt động GD KNS của các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay khi mà nền GD Việt Nam đang đứng trước rất nhiều những khó khăn ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường và cũng là nhằm thực hiện mục tiêu của GD&ĐT là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân qua đó đề xuất được những giải pháp phù

hợp cho những tồn tại cần khắc phục.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực tiễn bao gồm các nội dung sau:

- Thiết kế công cụ điều tra thực tiễn (phiếu khảo sát, phiếu phỏng vấn) - Xác định độ tin cậy và chỉnh sửa các mệnh đề đưa ra trong bảng hỏi và

tính bao quát của các mẫu phiếu - Phát phiếu điều tra, thu thập thông tin - Phân tích các kết quả điều tra

Các nội dung khảo sát được thực hiện trên các lĩnh vực và các đối tượng như sau: Khảo sát nhận thức của HS, GV, PHHS, CBQL về vai trò và ý nghĩa của việc GD KNS cho HS các trường THCS ở Quận Lê Chân; về thực trạng GD KNS cho HS và thực trạng quản lý GD KNS cho HS các trường THCS. Khảo sát chương trình GD KNS, phương pháp, hình thức, kết quả GD KNS, nội dung QL HĐ GD KNS và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình QL HĐ GD KNS cho HS các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

2.2.3. Phương pháp khảo sát:

- Điều tra bằng bảng hỏi: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và trên cơ sở tham khảo nội dung từ các thang đánh giá khác nhau, tác giả xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến. Các khách thể tham gia điều tra được trả lời độc lập, theo nhận định của cá nhân đối với thực trạng GD KNS và QL GDKNS cho HS các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, Hải Phòng.

- Phỏng vấn sâu: phỏng vấn: CBQL (trong đó CBQL cấp phòng : 03, CBQL cấp trường 10 ), 15 GV ( 09 GVCN, 07 GV bộ mơn, 02 CB Đồn đội) - Quan sát: Quan sát trực tiếp hành vi, những biểu hiện trong quá trình học tập, giảng dạy, thái độ của học sinh, GV, CBQL đối với HĐ GD KNS của nhà trường.

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Địa bàn khảo sát: Trường THCS

Đối tượng khảo sát gồm: HS, GV, PHHS, CBQL và HS các khối lớp 6,7,8,9 chủ yếu của các trường THCS Nguyễn Bá Ngọc, THCS Võ Thị Sáu, THCS Hồng Diệu và 07 trường cịn lại trên địa bàn quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.

Mẫu khảo sát:

CBQL (trong đó CBQL cấp phịng: 08, CBQL cấp trường 10), 180 GV ( 79 GVCN, 95 GV Bộ mơn, 06 CB Đồn đội)

Học sinh: 300 HS trong đó: 70 HS khối 6, 80 HS khối 7, 80 HS khối 8, 60 HS khối 9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)