Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 54)

2.3.1. Thực trạng về GD KNS cho HS các trường THCS Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng

2.3.1.1. Thực trạng KNS của HS THCS các trường THCS ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

Trong những năm gần đây chất lượng GD toàn diện của ngành GD&ĐT quận Lê Chân nói chung và bậc THCS nói riêng đã đạt được nhiều thành tích, tỷ lệ HS đỗ vào trường THPT chuyên Trần Phú và các trường THPT công lập luôn đứng trong tốp đầu của thành phố, các thành tích về HS giỏi đạt giải cũng luôn ở mức cao về chất lượng cũng như số lượng, đa số các em HS đã có ý thức tu dưỡng về đạo đức, phẩm chất và nhân cách, tuy nhiên con số điều tra về tình trạng HS ham chơi, trốn học, mắc các thói hư như: hút thuốc lá, nghiện game, vi phạm luật an tồn giao thơng, gây mâu thuẫn và tham gia đánh nhau,… xảy ra khá thường xuyên, tình trạng gia lận trong thi cử, thiếu đồ dùng học tập, gây rối trong giờ học cũng khá phổ biến. Nghiêm trọng hơn một bộ phận nhỏ HS có hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: trộm cắp tài sản, phá hoại tài sản công dân. Những hiện tượng xấu trên xảy một phần rất lớn là do HS hiện nay chỉ tập trung học kiến thúc văn hóa, hoạt động giáo dục đạo đức, KNS bị xem nhẹ, theo số liệu của Công an Phường An Dương, Hàng Kênh, Lam Sơn và Trần Nguyễn Hãn cung cấp thì số HS vi phạm luật an tồn giao thơng, gây mất trật tự nơi công cộng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.

Để đánh giá thực trạng nhận thức KNS của HS THCS, tác giả đề tài đã khảo sát bằng hình thức phỏng vấn sâu 20 HS ở 3 trường THCS trong quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng với nội dung câu hỏi “Em có thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể khơng và em có nguyện vọng được tham gia vào các hoạt động tập thể trong và ngồi nhà trường khơng?”

Kết quả là 6 HS ( 30%) có câu trả lời là: có được tham gia, số cịn lại trả lời là: khơng; trong đó 12 HS ( 60%) trả lời : rất muốn được tham gia vào các hoạt động tập thể, 2 HS ( 10%) cịn lại trả lời : khơng và lý do các em đưa ra là các em không đủ tự tin để giao tiếp trong đám đông hoặc thời gian tham gia các lớp học chính khóa và học thêm chiếm phần lớn quỹ thời gian có trong ngày nên các em không thể sắp xếp được thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa khác. Kết quả trên đây cho thấy hầu như HS khơng có cơ hội để

tham gia vào các hoạt động ngoại khóa mang tính trải nghiệm để hình thành KNS.

Để tìm hiểu rõ hơn về những biểu hiện tiêu cực của HS hiện nay, tác giả đã tiến hành trao đổi với 20 GV của trường THCS Nguyễn Bá Ngọc và THCS Võ Thị Sáu cũng như quan sát thực tế từ những biểu hiện hàng ngày trong đời sống, tác giả đã rút ra một số nhận xét sau:

- Học sinh còn rất yếu về KNS, biểu hiện qua các hành động cụ thể: kỹ năng giao tiếp thiếu tự tin, nhận thức về cuộc sống còn lệch lạc, một số ít biểu hiện sự thiếu niềm tin, hoài nghi trong các mối quan hệ với mọi người, kể cả với người thân; ngại bộc bạch, thổ lộ tâm tư, kể cả những suy nghĩ tích cực.

- Một số khác chia sẻ các em sống trong gia đình có đủ vật chất, mọi mong muốn về vật chất của các em đều được đáp ứng, song đời sống tinh thần còn nghèo nàn, các thành viên trong gia đình ít có cơ hội gặp gỡ, chuyện trị, mọi người đều bận rộn những cơng việc cá nhân của riêng mình, đo đó các em hầu như cảm thấy bị thiếu thốn tình cảm yêu thương từ bố mẹ, anh chị em, dẫn đến việc các em có những suy nghĩ tiêu cực, mất thăng bằng về tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược.

- Tình trạng trở nên chai lỳ, có biểu hiện phót lờ mọi việc diễn ra xung quanh, hoặc có hành vi phản ứng hết sức tiêu cực với mọi người, kể cả là người thân, ruột thịt cũng ngày càng phổ biến trong HS hiện nay. Nhiều em sống khơng có ý chí, thiếu mục đính, dễ bị lơi cuốn vào những thói hư, tật xấu hoặc ngại khó, ngại khổ cũng khơng cịn là hiện tượng hiếm gặp.

- Nguy hại hơn là có những em có lối sống phóng túng trong quan hệ nam nữ, nghiện các tệ nạn xã hội như: thuốc lá, ma túy, cờ bạc, lô đề.

Tất cả những sự thật đáng lo ngại mà tác giả đề cập ở trên đặt ra câu hỏi lớn cho : gia đình, xã hội và đặc biệt là các nhà trường, nơi mà các em dành phần lớn thời gian để sinh hoạt, học tập là làm thế nào để giảm thiểu các biểu hiện khơng tốt đó ở trẻ? Phải chăng đó là sự yếu kém trong hoạt động GD

KNS ở các nhà trường? Và sự thiếu kết phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng để tiến hành GD cho HS?

2.3.1.2. Thực trạng HĐ GD KNS cho HS tại các trường THCS ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

GD KNS cho HS là một q trình liên tục, lâu dài và cần có sự thống nhất, liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố: nhận thức của mỗi người GV đến việc khai các nội dung, hình thức, biện pháp GD KNS đến khâu cuối cùng là kiểm tra, đánh giá kết quả của việc thực hiện HĐ GD KNS cho từng giai đoạn.

Để hiểu thêm về thực trạng hoạt động GD KNS cho HS ở các trường THCS trên địa bàn trường THCS quận Lê Chân, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 94 GV và 193 HS của 3 trường về mức độ thực hiện HĐ GD KNS cho HS và kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Kết quả thực hiện HĐ GD KNS cho HS

TT Mức độ thực hiện Giáo viên Học sinh

SL % SL %

1 Tốt 14 14,9% 51 26,5% 2 Khá 35 69,2% 82 42,4% 3 Chưa tốt 45 47,9% 60 31,1%

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy chỉ có 14,9% GV cho rằng HĐ GN

KNS cho HS đang được thực hiện tốt, 69,2% nhận định công tác GD KNS chỉ ở mức khá và số lượng GV thừa nhận việc triển khai chưa tốt là 47,9%. Số

lượng HS nhận định về mức độ thực hiện cơng tác GD KNS cũng có số liệu tương đương như nhận định của GV.

Như vậy có thể thấy rất rõ kết quả hoạt động GD KNS ở các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân là chưa đạt hiệu quả như mong muốn và những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên chính là từ những nguyên nhân như : Nội dung GD KNS chưa phong phú, đa dạng, hình thức chưa phù hợp và đặc biệt là do nhận thức của phần lớn GV trong việc thực hiện cơng tác này cịn chưa đúng đắn.

* Thực trạng về các nội dung GD KNS cho học sinh THCS ở quận Lê Chân

Để tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các nội dung của công tác GD KNS cho HS các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng trong 02 năm học gần đây, tác giả tiến hành khảo sát một số GV và phát phiếu hỏi đối với CBQL, GV và PHHS với cùng nội dung câu hỏi :

- Xin đồng chí (ơng/bà) cho biết nhà trường đã chỉ đạo tích hợp nội dung nào của HĐ GD KNS với các hoạt động GD NGLL và các hoạt động ngoại khóa khác của nhà trường? (với GV tác giả phỏng vấn sâu về vai trò

của GV trong việc thực hiện GD KNS cho HS)

Phần lớn ý kiến đều cho rằng việc tích hợp tùy thuộc vào mỗi GV, nhà trường chưa có nội dung đồng bộ, thống nhất cho từng chủ đề của tiết GD HĐ NGLL.Trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, việc tổ chức đều mang tính chất biểu diễn, hình thức, khơng nhằm mục đích GD KNS cho HS. Lượng HS được tham gia vào các hoạt động chưa nhiều, hình thức chưa phong phú, số HS tham gia chủ yếu tập trung ở các nhóm đối tượng HS ngoan, có năng khiếu, để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này tác giả đã tiến hành khảo sát 136 HS về các nội dung mà các em đã được học có liên quan đến GD

KNS với những điều cơ bản nhất, cần thiết nhất và gần gũi nhất trong cuộc sống hàng ngày, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các nội dungcơ bản liên quan đến HĐ GD KNS cho HS NỘI DUNG MỨC ĐỘ Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % SL % Trang phục phù hợp hoàn cảnh, gọn gàng, sạch sẽ 25 18,3 68 50 43 31,7 0 0 Cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực

17 12,5 82 60,3 37 27,2 0 0

Kỹ năng ứng xử lịch sự, lễ phép

54 39,8 56 41,1 26 19,1 0 0

Số liệu trong bảng cho thấy việc GD những kỹ năng cơ bản nhất đã được các GV triển khai thực hiện, tuy nhiên tỷ lệ ở mức độ thỉnh thoảng vẫn dừng ở con số khá cao : 31,7% cho việc thực hiện nội dung GD cách lựa chọn trang phục, 27,2% cho việc thực hiện nội dung chỉ dẫn cách sử dụng ngôn ngữ và 19,1% cho việc rèn luyện kỹ năng ứng xử lễ phép, lịch sự, trong khi

tất cả những nôi dung trên cần phải được GD cho HS một cách rất thường xuyên.

* Thực trạng về các phương pháp được áp dụng để GD KNS cho HS THCS ở quận Lê Chân

Thực tế cho thấy hầu hết các trường học ở Việt Nam nói chung và các trường THCS trên địa bàn Quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng nói riêng hiện nay cịn gặp rất nhiều khó khăn về CSVC: diện tích nhỏ hẹp, khơng đủ điều

kiện về sân chơi, bãi tập; thiếu các phòng học chức năng; các phòng học chưa đạt chuẩn; thời gian biểu còn nhiều bất cập. Với những khó khăn được đề cập ở trên để tiến hành một cách triệt để, có hiệu quả việc đổi mới các phương pháp dạy học tích cực với các bộ mơn và đặc biệt khó khăn hơn với việc tổ chức các hoạt động GD KNS cho HS.

Khi được hỏi về các phương pháp thường được áp dụng để giảng dạy trong các tiết học, trong đó có tiết HĐ GDNGLL 25 GV được hỏi đều có chung câu trả lời: đã có ý thức thay đổi phương pháp nhưng không thể thực hiện triệt để, phần lớn các tiết dạt vẫn tiến hành theo các phương pháp truyền thống: Phát vấn, Thuyết trình, Thảo luận,.. một số các phương pháp khác mang tính tích cực hơn cũng được áp dụng như: Thảo luận nhóm, Giải quyết tình huống, Hoạt động theo cặp,... nhưng chưa nhiều và chưa thường xuyên, các phương pháp truyền thống có những hạn chế nhất định: coi người thầy là trung tâm của quá trình giảng dạy trên lớp, tập trung vào truyền thụ kiến thức, HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, phần lớn thời gian HS làm việc riêng lẻ, độc lập, khơng có sự trao đổi hay hoạt động theo nhóm nhiều để phát huy hết vai trò trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau...

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ GD KNS cho HS thì một trong những phương pháp quan trọng nhất là phương pháp trải nghiệm sáng tạo, một phương pháp mà trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống, các KNS và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế phương pháp này hầu như chưa được sử dụng một cách triệt để, để tìm hiểu cụ thể hơn, chính xác hơn kết luận trên, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 25 GVCN câu hỏi:

- Đồng chí có thường xun sử dụng phương pháp “ Trải nghiệm sáng tạo” trong quá trình GD KNS cho HS hay không? Tại sao có?/Tại sao khơng?

Kết quả là có tới 21 đồng chí GVCN trả lời chỉ thỉnh thoảng áp dụng vì

điều kiện kinh tế của các em HS chưa đáp ứng được việc tham gia các hoạt động trải nghiệm, vì các Trung tâm tổ chức các hoạt động trải nghiệm cịn rất ít và vì điều kiện CSVC của nhà trường chưa đủ để tự tổ chức, sân bãi hẹp, ảnh hưởng đến các lớp học xung quanh và vì khơng nhận được sự ủng hộ từ phía PHHS, 04 đồng chí có câu trả lời là đã triển khai thường xuyên thực hiện vì trong lớp chủ nhiệm của những đồng chí này có bậc cha mẹ đã từng tham gia các buổi hội thảo về giá trị của việc GD KNS nên hiểu được tầm quan trọng của KNS đối với HS, có bậc PH hiện đang trực tiếp tham gia hoạt động trong các Trung tâm GD KNS của thành phố.

Như vậy có thể khẳng định các biện pháp thực hiện GD KNS trong các trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân chưa đạt kết quả tốt.

* Thực trạng về các hình thức tổ chức GD KNS cho HS THCS ở quận Lê Chân

Qua khảo sát, các nhà trường đã triển khai các HĐ GD KNS cho HS, phần lớn thông qua tiết HĐ GDNGLL và các hoạt động ngoại khóa như các chuyên đề, các buổi nói chuyện, một số câu lạc bộ: Cán bộ đội, Chiến sỹ an ninh nhỏ tuổi, Kể chuyện sách báo, Bạn gái,... hoặc lồng ghép vào một số các môn học khác : Tiếng Anh, GDCD, Văn,...Tuy nhiên, tiết HĐ NGLL là phân mơn cứng trong chương trình GD có kế hoạch, có phân phối chương trình và những quy định cụ thể về cách soạn giáo án, về hình thức tổ chức,... nên việc thực hiện diễn ra khá nghiêm túc ở một số trường, trong khi đó những trường khác thường tận dụng tiết GD HĐ NGLL để dạy bù những tiết chậm chuong trình hoặc dạy thay bằng mơn Văn, Tốn là 2 mơn bắt buộc để lấy điểm số cho kỳ thi vào THPT. Các hoạt động cịn lại thì việc tổ chức hầu hết là các hoạt động văn nghệ thông qua các bài hát, múa và tập trung ở những đối tượng có năng khiếu, phần lồng ghép trong qua các tiết dạy thì hầu như khơng có sự kiểm sốt, kiểm tra, đánh giá của BGH, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào

ý thức tự giác của mỗi GV. Các hoạt động dã ngoại diễn ra rất ít, nếu được sự động thuận của PHHS thì có lớp thực hiện được 1lần/ năm vào dịp cuối năm học hoặc dịp nghỉ hè, những lớp điều kiện kinh tế khó khăn hoặc GVCN, PHHS sợ những nguy cơ rủi ro, sợ trách nhiệm thì hoạt động dã ngoại gần như không được triển khai, kết quả bảng khảo sát 85 GV ở 03 trường THCS trên địa bàn quận Lê Chân dưới đây thể hiện rõ những nhận định ở trên :

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện các hình thức HĐ GD KNS cho HS

SỐ TT Các hình thức GD KNS cho HS Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 GD KNS thông qua sinh hoạt lớp, tổ chức Đoàn, Đội 48 56,5 36 42,5 11 12,9 0 0 2 GD KNS thông qua bài giảng các bộ môn

25 29,5 32 37,6 28 32,9 0 0 3 GD KNS thơng qua các câu lạc bộ sở thích 3 0,4 12 14,1 19 22,3 51 43,4 4 GD KNS thông qua hoạt động XH, từ thiện 0 0 80 94,1 5 5,9 0 0 5 GD KNS thông qua các bài giảng các bộ môn 27 31,7 45 53 13 15,3 0 0

GD KNS cho HS là một quá trình liên tục, lâu dài và cần có sự thống nhất, liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố: nhận thực của mỗi người GV đến việc triển khai các nội dung, hình thức, biện pháp GD KNS đến khâu cuối cùng là

kiểm tra, đánh giá kết quả của việc thực hiện HĐ GD KNS cho từng giai đoạn.

Để hiểu thêm về thực trạng hoạt động GD KNS cho HS ở các trường THCS trên địa bàn trường THCS quận Lê Chân, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 65 GV và 182 HS của 3 trường về mức độ thực hiện HĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 54)