Xây dựng kế hoạch QL HĐ GS KNS phù hợp với yếu cầu đổi mới GD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 81)

3.2. Các biện pháp

3.2.2. Xây dựng kế hoạch QL HĐ GS KNS phù hợp với yếu cầu đổi mới GD

Trong mỗi hoạt động của mỗi nhà trường thì việc xây dựng KH là công việc cần thiết đầu tiên giúp cho cơng tác quản lý đảm bảo được tính chủ động, tính hệ thống, khoa học và tính hướng đích của các hoạt động. Việc lập kế hoạch cũng giúp cho các hoạt động được tổ chức bài bản hơn, không chồng chéo với các hoạt động khác của nhà trường.

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng kế hoạch QL HĐ GD KNS phù hợp với yêu cầu đổi mới GD có vai trị rất quan trọng, giúp cho hiệu trưởng chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, giúp xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả cơng tác GD KNS cho HS trong suốt năm học, tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong HĐ GD toàn diện nhà

được đầy đủ, hồn chỉnh, thơng suốt từ lãnh đạo tới người thực hiện. Kế hoạch hóa cơng tác GD KNS giúp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch GD KNS cho HS; chủ động dành phần nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động cụ thể để công tác GD KNS HS đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch đáp ứng yêu cầu đổi mới GD cũng giúp cho các CBQL phải thường xuyên cập nhật tinh thần chỉ đạo mới về những yêu cầu đổi mới GD, từ đó đề ra những biện pháp phù hợp và có hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Nội dung của biện pháp này gắn với nội dung của chức năng kế hoạch hóa trong hoạt động quản lý, nó bao gồm các nội dung : Xác định mục tiêu, nội dung các công việc trong GD kỹ năng sống cho HS, các hình thức tổ chức giáo dục, lực lượng tham gia và sự phối hợp giữa các lực lượng; dự trù cơ sở vật chất – tài chính, tài liệu, thời gian, khơng gian thực hiện…

- Xây dựng kế hoạch GD KNS cả năm cho cấp học và các lớp học, kế hoạch GD KNS cho HS phải bám sát 3 mục tiêu là:

Nâng cao nhận thức; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức; rèn luyện hành vi. Hiệu trưởng và cán bộ trong ban chỉ đạo GD KNS HS của trường cùng nhau phân tích tình hình của trường, ngành, địa phương, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, hạn chế, tài chính, nhân lực … xác định rõ mục tiêu GD cho từng giai đoạn cụ thể. Hiệu trưởng dự thảo kế hoạch GD cho từng tháng, học kỳ và cả năm học. Trên cơ sở kế hoạch GD KNS của nhà trường dự thảo, hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận như: các phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, GV chủ nhiệm, GV tổng phụ trách, giáo viên các bộ môn GDCD, GV Công nghệ, GV Tiếng Anh, GVCN căn cứ nhiệm vụ được giao, căn cứ dự thảo kế hoạch GD KNS của nhà trường dự thảo, chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức có liên quan, học tập kinh nghiệm các đơn vị bạn, phát huy tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, tổ chức các cuộc họp cần thiết, thống nhất và xây dựng dự thảo các kế hoạch chỉ đạo theo các nội dung nhiệm vụ mà mình phụ trách. Sau khi các cá nhân, các bộ phận đã xây dựng xong kế hoạch dự thảo, hiệu trưởng họp ban chỉ đạo để thống nhất và khớp các kế hoạch dự thảo của các

bộ phận thành kế hoạch dự thảo chung của toàn trường. Hoàn thành dự thảo kế hoạch, hiệu trưởng phải tranh thủ sự góp ý của hội đồng sư phạm, BĐDCMHS của trường để các bộ phân, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến sự đồng thuận, phát huy sức mạnh của tập thể để GD KNS cho HS, từ đó xây dựng kế hoạch và lộ trình chính thức cho việc GD KNS của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể cả năm cần gắn với các cuộc vận động như: Cuộc vận động 2 khơng: “Nói khơng với bệnh thành tích và những tiêu cưc ̣ trong thi cử”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương…” và nhiều cuộc vân ̣ động khác đối với trường học . Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tập trung thực hiện 5 nội dung: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an tồn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS giúp các em tự tin trong học tập; Tạo nên bầu khơng khí giáo dục trong tồn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách, nền nếp sinh hoạt của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch GD KNS cho HS hàng tháng, hàng tuần riêng cho các lớp cấp THCS Căn cứ kế hoạch GD KNS cho HS trong cả năm của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo thực xây dựng kế hoạch tháng, tuần với các bước như xây dựng kế hoạch cả năm. Sau khi thống nhất hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận, các cá nhân lập kế hoạch GD KNS của các lực lượng này để đảm bảo sự nhất quán với mục tiêu chung của kế hoạch tổng thể. Kế hoạch GD KNS cho HS hàng tháng, hàng tuần ngoài việc phải bám sát mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ và GD, kế hoạch cần được xây dựng gắn liền vào những chủ đề hàng tháng với những hình thức GD đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Ví dụ như:

Tháng 9: Truyền thống nhà trường Tháng 10: Chăm ngoan, học giỏi Tháng 11/2014: Tôn sư trọng đạo Tháng 12/2014: Uống nước nhớ nguồn Tháng 1+ 2/2015: Mừng Đảng - Mừng Xuân

Tháng 3/2015: Tiến bước lên Đồn Tháng 4/2015: Hịa bình và hữu nghị

Tháng 5/2015: Đội TNTP và Bác Hồ của chúng em

- Các chủ đề trên được gắn với hoạt động GDCD và HĐ GD NGLL . Cần chỉ đạo sự phối hợp các lực lượng trong nhà trường để thực hiện các nội dung nêu trên.

- Chỉ đạo các GV môn học lồng ghép GD KNS thông qua dạy học các môn học, đăc ̣ biệt các mơn học có nộ i dung có thể lồng ghép được việc GD KNS.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Muốn có kế hoạch quản lý GD KNS cho HS một cách khả thi, hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng công tác này cũng như các yếu tố chi phối đến KNS và GD KNS cho HS. Cụ thể, hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ cán bộ - nhân viên - công nhân viên, chất lượng dạy và học; đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thực trạng KNS của HS. Hiệu trưởng nhất thiết phải lập kế hoạch riêng cho công tác GD KNS cho HS. Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dung GD KNS trong chương trình GDCD, chương trình GD NGLL, chương trình hướng nghiệp. Để đạt được mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo sự phân công hợp lý tránh không chồng chéo. BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền, động viên, khen thưởng và khiển trách kịp thời.

3.2.3. Đổi mới công tác tổ chức thực hiện chương trình GD KNS

Giáo dục Việt Nam là nền GD toàn dân, nhà trường Việt Nam cũng là trường của nhân dân, nhà trường nào cũng gắn bó với cộng đồng, hoạt động theo mục tiêu phát triển của cộng đồng do đó việc GD KNS cho HS bằng nhiều biện pháp, nhiều hình thức là nhiệm vụ quan trọng và cần được thực hiện ổn định, lâu dài.

Hiện nay, việc GD KNS cho HS gần như chưa có một bộ giáo trình chính thống từ Bộ GD& ĐT. Cách phổ biến nhất được các trường áp dụng hiện nay là lồng ghép GD KNS cho HS vào các mơn học của chương trình. Tùy từng trường đã có những cách lồng ghép khác nhau chọn môn Văn học, Lịch sử hoặc Tiếng Anh… nhằm giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn. GD KNS cũng đã được lồng gép vào các hình thức hoạt động ngoại khóa khác nhưng nhìn chung hình thức tổ chức cịn hết sức nghèo nàn, đơn điệu, chưa cuốn hút được HS tham gia, do đó cần có sự đổi mới một cách tích cực.

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

GD KNS là một nội dung thực sự quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mục tiêu đổi mới GD là nhằm đào tạo ra những con người phát triển tồn diện, cơng việc này cần phải được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong các nhà trường, do đó việc cải tiến hình thức tổ chức nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo cho HS, khả năng hoạt động độc lập, tự đề xuất và giải quyết vấn đề trong các hoạt động cũng như khả năng tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, củng cố và phát triển hành vi, thói quen tốt trong học tập và trong lao động. Gây hứng thú, bồi dưỡng thái độ tích cực, tự giác cho HS trong tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng niềm tin trong sáng trong cuộc sống.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Đa dạng hóa hình thức tổ chức GD KNS cho HS qua các hoạt động sau:

* Thông qua các HĐ GDNGLL:

HĐ GDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học trên lớp, đây là hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, được thực hiện một cách có mục đích, kế hoạch, có tổ chức nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ GD HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD trong thời kỳ mới. Hoạt động này tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín q trình GD, làm cho q trình đó có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

Hoạt động GD NGLL tạo ra những cơ hội tốt để HS rèn luyện những kỹ năng cơ bản mà mục tiêu GD của cấp học đã đề ra. Nội dung chương trình hoạt động rất đa dạng, bao gồm:

- Trách nhiệm của HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước

- GD truyền thống dân tộc

- GD về tình bạn, tình yêu và gia đình

- GD đạo đức, lối sống chuẩn mực

Các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng như: Nói chuyện chuyên đề, tổ chức hội thảo, các diễn đàn; xây dựng các tiểu phẩm, các CLB văn nghệ, thể dục, thể thao; giúp các em trải nghiệm và từng bước hình thành KHS cho bản thân, cụ thể:

+ Thông qua các HĐ GD NGLL tăng cường GD KNS cho HS hình thành những kỹ năng cơ bản: Ứng xử có văn hóa, hợp lý các tình huống trong cuộc sống hàng ngày; thói quen làm việc nhóm; kỹ năng rèn luyện và bảo vệ sức khỏe; kỹ năng trình bày những những suy nghĩ cá nhân về quan niệm tình bạn, tình yêu; kỹ năng tư duy phên phán, tìm kiếm thơng tin,..

+ Thơng qua việc tổ chức các HĐ văn hóa, nghệ thuật : tổ chức các cuộc thi: Văn nghệ, báo tường, thơ ca, vẽ,…tổ chức hội diễn văn nghệ, triển lãm tranh về truyền thống nhà trường. Tổ chức thi cắm hoa, nấu ăn: thi hung biện, diễn thuyết theo chủ đề,.. những hoạt động này nhằm bồi dưỡng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho HS, ni dưỡng lịng u nước, u vẻ đẹp và thưởng thức những nét đẹp, từ đó hình thành những hành động đẹp.

+ Tổ chức các hoạt động thể thao: Tập thể dục giữa giờ, tham gia Hội khỏe phù đổng, thi đấu thể thao, từ đó giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đồn kết, năng động, sáng tạo.

Để thực hiện việc lồng ghép nhà trường cần cho các nhóm thuộc các bộ mơn: Văn, GDCD, Tiếng Anh ngay từ đầu năm học BGH cần chỉ đạo để thực hiện các nội dung công việc sau:

- Bằng các hình thức khác nhau như: Hội thảo tại trường, mời chuyên gia, tự tìm hiểu thơng tin từ các nguồn tài liệu mở tin cậy ,... để giúp đội ngũ GV hiểu cụ thể những KNS cần thiết cho HS THCS là những kỹ năng nào, bản chất của mỗi kỹ năng là gì.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn để lựa chọn những bài phù hợp có thể lồng ghép GD KNS, thống nhất cụ thể các hoạt động cần được thực hiện lồng ghép trong tiết dạy, việc thực hiện gắn kết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong một mơn học, nhưng cũng có thể đặt ra những tình huống địi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết, các nội dung phải được thể hiện rõ trong biên bản.

- Lựa chọn thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho HS thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho HS hòa nhập vào thế giới cuộc sống; làm cho q trình học tập mang tính mục đích rõ rõ rệt. Nhà trường khơng đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thơng tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở HS năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. Cùng với đó, khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kỹ năng rời rạc làm cho con người trở nên"mù chữ chức năng", nghĩa là có thể được nhồi nhét nhiều thông tin, nhưng không dùng được. Để lựa chọn nội dung kiến thức đưa vào chương trình các mơn học, trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho HS biết huy động vào các tình huống có ý nghĩa, Biểu hiện của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kỹ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ khơng ở tiếp thụ lượng tri thức rời rạc

- Nhà trường tập hợp và xây dựng KH để cùng phối hợp với các hoạt động khác trong năm học.

- Các nội dung lồng ghép cần được thể hiện cụ thể sổ sinh hoạt chuyên mơn của nhóm và trong giáo án của GV và phải biết phân tích nội dung mơn học để thiết kế các hoạt động, sao cho khi thực hiện HS phải vận dụng kiến thức kỹ năng ở các phạm vi rộng khác nhau ứng với các mức độ tích hợp nêu trên, tương thích với các bối cảnh của quá trình dạy học.

- BGH tiến hành dự giờ, lựa chọn các tiết đã được thống nhất lồng ghép giảng dạy nội dung KNS.

- Tiến hành nhận xét, đánh giá cho các tiết dạy và theo chu kỳ 1lần/ 1 học kỳ để rút kinh nghiệm, điều chỉnh chương trình và nội dung cho phù hợp.

- Tổng kết vào cuối năm học, biểu dương những cá nhân điển hình, thực hiện có hiệu quả và rút kinh nghiệm, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp để thực hiện tốt hơn cho năm học tiếp theo.

* Thông qua các HĐ khác:

+ Tăng cường tổ chức các HĐ TNST cho mọi đối tượng HS và bằng nhiều hình thức mang tính khả thi và hiệu quả cao, cụ thể như:

- Tổ chức các hoạt động mang tính truyền thống như: Tham gia tìm hiểu, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng tại địa phương, từ đó giáo dục lịng yêu nước, tự hào về dân tộc cho HS.

- Tổ chức các hoạt động cơng ích, xã hội như: Tham gia trồng cây xanh trong và ngồi khn viên trường học: lao động vệ sinh, tu sửa trường lớp; đăng ký và thực hiện các cơng trình thanh niên, giúp đỡ người già cả; gia đình có hồn cảnh khó khăn. Những hoạt động này nhằm giúp các em nhận thức rõ hơn giá trị lao động từ đó có ý thức hơn trong việc xác định nghề nghiệp và góp phần bảo vệ các thành quả lao động để xây dựng quê hương, đất nước.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- BGH phải nhận thực rõ được tầm quan trọng của việc GD KNS cho HS nói chung và lồng ghép vào các mơn học khác nói riêng.

- Việc xây dựng KH cần được tiến hành ngay từ đầu mỗi năm học để phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)