Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 89 - 93)

3.2. Các biện pháp

3.2.4. Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho HS

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong mơi trường gia đình – nhà trường – xã hội. Ở mỗi mơi trường dù lớn hay nhỏ đều diễn ra q trình GD, giáo dưỡng con người. Trong đó nhà trường giữ vai trò hết sức đặc biệt, nhà trường là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về GD, có vai trị chủ đạo trong cơng tác GD thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nhân cách tồn diện của HS không thể thiếu sự kết hợp GD giữa gia đinh – nhà trường – xã hội.

Nhà trƣờng

Học sinh

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Để tổ chức và chỉ đạo công tác GD KNS cho HS đạt được những mục tiêu đã xác định theo kế hoạch thì khâu tổ chức và chỉ đạo của cấp quản lý là vô cùng quan trọng. Để tổ chức và chỉ đạo tốt thì nhất thiết phải xây dựng được một cơ chế tổ chức và điều hành khoa học và hợp lý giúp cho các tổ chức, các thành viên trong và ngoài nhà trường nắm được và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của mình, qua đó cùng thống nhất cao về phương pháp, hình thức tổ chức để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với nhau tham gia GD KNS cho HS.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

* Trong nhà trường: Cần thành lập chỉ đạo công tác GD KNS cho HS. Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho mọi thành viên, yêu cầu cụ thể về quyền hạn, rõ trách nhiệm từ việc xây dựng kế hoạch cá nhân, bộ phận theo tháng, học kì, cả năm cho đến việc tổ chức điều hành, kiểm tra đánh giá, báo cáo kết quả và chịu trách nhiệm các công tác mà mỗi thành viên được phân công phụ trách. Họp sơ kết 1lần/ học kỳ, cuối năm tổng kết, khi cần có thể tổ chức họp đột xuất.

Nhiệm vụ của các thành viên trong ban chỉ đạo gồm:

. Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch học năm và học kỳ, tổ chức chỉ đạo thành viên trong ban thực hiện kế hoạch đã được thông qua ban chỉ đạo.

. Phó hiệu trưởng là người có trách nhiệm cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoài giờ, tổ chức các buổi giao lưu, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giờ chào cờ đầu tuần, đánh giá thi đua giữa các lớp, GD ý thức chấp hành nội quy nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung …

. Bí thư đồn trường, các tổ trưởng chun môn xây dựng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động dạy học lồng ghép GD KNS cho HS trong các mơn học nói chung và chú ý thích đáng đến các mơn xã hội và đặc biệt môn GDCD nhằm

giáo dục đạo đức, lối sống, tác phong, rèn luyện KNS cho HS với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, tính hiệu quả cao.

. Tổng phụ trách: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ giáo dục đồn viên của mình, chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, lựa chọn hình thức hoạt động cho phù hợp với từng chuẩn mực hành vi đạo đức , các hành vi đạo đức , thông qua đó hình thành và phát triển KNS cho HS .

. Tổ chức các hoạt động Đoàn và thanh, thiếu niên trường học, các chương trình văn hóa văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, các chương trình tìm hiểu truyền thống địa phương, dân tộc, các hoạt động đền ơn đáp ứng, từ thiện nhân đạo cho đến việc theo dõi thực hiện nền nếp nội quy học sinh …

. Tổ chuyên môn (trong đó có mơn học GDCD): Căn cứ yêu cầu bộ môn, thống nhất với nhóm các GV giảng dạy môn GDCD cũng như thống nhất với tổ trưởng chun mơn các mơn học khác về mục đích, nội dung và kết quả cần đạt được của các tiết dạy có các nội dung lồng ghép, tuyên truyền nhằm GD KNS cho HS. Có trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch và phụ trách thường trực công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo đối với các GV có liên quan về những nội dung đã thống nhất.

. Khối trưởng chủ nhiệm: Căn cứ nhiệm vụ quyền hạn của khối trưởng chủ nhiệm, dựa vào các tiêu chuẩn của GVCN giỏi cùng họp bàn và thống nhất với các GVCN của khối mình phụ trách các chương trình cơng tác của GVCN có liên quan đến việc GD KNS cho HS như: Tìm hiểu HS, các nội dung và hình thức kết hợp với gia đình nhằm nâng cao hiểu biết cho PH về công tác GD KNS cho các em HS cũng như thống nhất với các PHHS về các nội dung, hình thức phối hợp nhằm quản lý HS.

. GVCN: trực tiếp xây dựng kế hoạch GD KNS cho lớp mình, phối hợp chặt chẽ với Đồn thanh niên, GV bộ mơn và CMHS để GD và đánh giá xếp loại HS của lớp. GVCN thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện hoạt động GD của một lớp. GVCN trực tiếp GD HS, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá

trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp, nắm bắt tâm tư, hồn cảnh của HS, để từ đó có biện pháp GD phù hợp, có hiệu quả. GVCN căn cứ vào 6 tiêu chuẩn của GVCN giỏi để tự đánh giá và tự hồn thiện mình. Hiệu trưởng phải lựa chọn GVCN một cách phù hợp, có ưu tiên những vị trí quan trọng, có đầu đàn, đầu khối, có kế thừa cũ mới để tạo điều kiện cho GVCN truyền đạt kinh nghiệm, tự bồi dưỡng cho nhau nhằm xây dựng được một đội ngũ GVCN giỏi, có phẩm chất đạo đức, chun mơn vững vàng, nhân cách hồn thiện, có tâm huyết với nghề, thương yêu HS, có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm về cơng tác chủ nhiệm, có kiến thức HĐ và những kỹ năng vận dụng những trí thức khoa học GD vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình GD KNS cho HS. Hàng tháng, hiệu trưởng họp hội đồng GVCN thường kì để kiểm tra, đơn đốc, nhắc nhở GVCN về cơng tác GD KNS cho HS, có chế độ khen thưởng, động viên thầy cơ làm công tác chủ nhiệm giỏi, GD KNS cho HS hiệu quả và phê bình nhắc nhở GVCN cũng như các thầy cơ giáo, CBGV chưa hồn thành nhiệm vụ được giao. Các cán bộ, GV, nhân viên phải thực sự phấn đấu, rèn luyện để là tấm gương sáng cho HS noi theo.

* Đối với gia đình và xã hội ngồi việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường cịn phải có cơ chế phối hợp tổ chức, chỉ đạo các lực lượng ngồi nhà trường như gia đình và các tổ chức xã hội. Qua đó, một mặt giúp cho các lực lượng ngoài nhà trường hiểu và quan tâm đếnGD, một mặt nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ trong việc cùng nhà trường GD HS. Giúp cho HS có mơi trường thuận lợi để rèn luyện KNS. Ngăn chặn kịp thời các hành vi, thói quen, vi phạm, ảnh hưởng xấu từ bên ngồi. Nhà trường phối hợp với gia đình: Nhà trường thống nhất với gia đình về mục tiêu GD KNS cho HS, thống nhất nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức GD KNS cho HS.

- Nhà trường chủ động bằng các hoạt động cụ thể: cung cấp tài liệu, tổ chức tọa đàm, hội nghị, trao đổi… chỉ cho các bậc CMHS những khả năng, ưu thế của GD gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ

trong việc nuôi dạy con, khơi dậy trong con em họ ý thức về cái tốt, cái xấu, về cái nên làm, cái không nên làm, đề cao việc GD đạo đức kính trên nhường dưới, đề cao phẩm cách con người, những nếp sống văn hóa, giá trị truyền thống gia đình, truyền thống địa phương. Bên cạnh đó gia đình cam kết trách nhiệm của mình, cùng với nhà trường quan tâm đến GD KNS cho HS : - - Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển GD tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở con em họ, tham gia quản lý GD KNS cho HS

- Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lý và GD HS: Lãnh đạo UBND, các lực lượng cơng an, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên… Nhà trường có trách nhiệm tham mưu với địa phương đưa kết quả xếp loại đạo đức của HS làm một tiêu chuẩn để xét chọn gia đình văn hóa, xếp loại Đảng viên, xếp loại hội viên của CMHS. Nhà trường cùng địa phương tổ chức bàn giao HS về sinh hoạt hè tại các địa bàn dân cư do Đoàn thanh niên địa phương phụ trách, nhà trường cử GV về thực tế phối hợp thực hiện.

- Nhà trường chủ động xây dựng cam kết với cộng đồng về trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia vào quá trình GD KNS và quản lý GD KNS cho HS. Nhà trường thông qua các tổ chức này nắm bắt tình hình học sinh, những nguồn thơng tin tin cậy nơi HS cư trú, từ đó giúp nhà trường đánh giá đúng HS và tìm ra những biện pháp giúp các em hoàn thiện nhân cách. Nhà trường phối hợp với cộng đồng để tìm hiểu và GD truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình u quê hương, đất nước …

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các lực lượng tham gia HĐ GD KNS phải xác định được rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc phối hợp tránh chồng chéo và không rõ trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 89 - 93)