Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 78 - 81)

3.2. Các biện pháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS

Nhận thức luôn là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động xã hội và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ khi có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng, do đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBQL, GV, các tổ chức đồn thể về vai trị của GD KNS cho HS là yếu tố quan trọng, có

ảnh hưởng lớn đến chất lượng GD tồn diện nói chung và hiệu quả GD KNS cho HS trong nhà trường nói riêng.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp này giúp cho CBQL và GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GD KNS, tạo cho GV niềm tin, tinh thần tích cực ủng hộ và hành động đúng khi thực hiện GD KNS cho HS.

Giúp GV nhận thức về tầm quan trọng của việc GD KNS cho HS để xác định nhiệm vụ của mỗi người GV là cần phải bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ một cách tự giác hơn, chủ động hơn. Chất lượng GD KNS của GV chỉ được nâng lên khi họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, nhiệm vụ của bản thân mình. Trình độ, năng lực của GV được nâng lên khi bản thân họ nhận thức được đó là nhu cầu tự thân.

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của việc GD KNS nhằm làm cho tất cả các lực lượng hiểu đúng về vai trò GD và vai trò quản lý trong việc nâng cao chất lượng GD từ đó làm cho mọi lực lượng trong xã hội quan tâm đầu tư, chăm lo cho sự nghiệp GD nói chung và cơng tác GD KNS nói riêng.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Xác định rõ công tác GD KNS là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường, của các lực lượng GD: Một tập thể sư phạm đoàn kết, gắn bó thì hiệu quả cơng tác GD cao. GD KNS đã được triển khai trong các nhà trường nhưng chưa được thực hiện thường xuyên và quan tâm một cách thỏa đáng vì vậy cần xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, tinh thần phối hợp nhịp nhàng, cần tổ chức những hoạt động thiết thực, cụ thể:

- Mở hội thảo để GV toạ đàm về tầm quan trọng của công tác GD KNS cho HS THCS, từ đó GV có ý thức tự học, tự trau dồi kiến thức, kỹ năng GD KNS cho HS

- Nhân rộng những nhân tố tích cực trong việc GD, rèn KNS cho HS. - Tuyên truyền cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức

đầy đủ và có quan điểm đúng đắn rõ ràng về vai trò của GD trong sự nghiệp đổi mới mà Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Làm cho mọi lực lượng nhận thức rõ quan điểm của Đảng: "đầu tư cho GD là đầu tư cho sự phát triển " và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng…”

Tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ GV về tầm quan trọng của việc GD KNS. Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường, giúp cho đội ngũ GV các trường THCS xác định được nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược đối với nhà trường là năng lực GD của đội ngũ.

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ GV nhà trường về mục tiêu, ý nghĩa của quản lý bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, GV học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương của Đảng về phát triển GD&ĐT; các văn bản chỉ đạo của nhà nước về việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV, đặc biệt là GV THCS.

Tuyên truyền và phát động mạnh mẽ phong trào thi đua thực hiện các cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo "trong toàn thể ĐNGV. Từ đó, mỗi GV nhận thức đầy đủ về vai trị, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp GD. Xây dựng lịng tự hào nghề nghiệp, tinh thần lạc quan, tạo động lực tự bồi dưỡng của ĐNGV.

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về sự nghiệp GD&ĐT nói chung và GD tồn diện HS nói riêng. Nâng cao vị thế và uy tín nhà trường và đội ngũ các thầy cô giáo trong nhân dân. Xây dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế trên địa bàn.

Nâng cao vai trò của Ban đại diện CMHS trong nhà trường, thu hút sự ủng hộ, tham gia của CMHS và các lực lượng GD khác trên địa bàn vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.

Phải có sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo và các tổ chức, ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp GD&ĐT.

CBQL nhà trường phải được đào tạo về khoa học QLGD, phải có năng lực quản lý, năng lực tham mưu, năng lực tổ chức tốt. CBQL phải nắm rõ, hiểu sâu về tâm tư nguyện vọng, điều kiện kinh tế của đội ngũ GV trong nhà trường.

ĐNGV của nhà trường phải có tinh thần trách nhiệm cao, hết lịng quan tâm, thương u, chăm sóc, GD HS. Phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, trách nhiệm vẻ vang của người làm GD. ĐNGV phải có trình độ chun mơn - nghiệp vụ vững vàng, có năng lực GD tồn diện theo các quy định của chuẩn nghề nghiệp GV trung học.

Công tác bồi dưỡng GV là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và lâu dài. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này địi hỏi phải có lịng kiên trì, có đủ kinh phí, phương tiện để tổ chức các hoạt động; có đội ngũ cốt cán giỏi và nhiệt tình, có phương pháp tổ chức tham mưu, vận động, tuyên truyền, tư vấn tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 78 - 81)