Tu tập chánh niệm khi tụngkinh:

Một phần của tài liệu tspl_61_online (Trang 37 - 38)

kinh:

Tụng kinh là một pháp tu được rất nhiều người ưa thích. Hầu hết mọi người khi nghe nói đến tu tập là nghĩ ngay đến việc tụng kinh, gõ mõ. Hàng ngày, đa số Tăng Ni và Phật tử đều bỏ ra

☸ TU TẬP

vài giờ để tụng kinh. Nếu khơng có chánh niệm thì việc tụng kinh sẽ chẳng mang lại bao nhiêu lợi ích. Muốn việc tụng kinh có kết quả tốt thì chúng ta cần phải thực tập chánh niệm trong khi tụng kinh. Làm sao để thực tập chánh niệm trong khi đang tụng kinh? Khi tụng kinh thì chúng ta phải chú tâm chánh niệm vào lời kinh tiếng kệ, vừa tụng vừa theo dõi ý nghĩa của từng câu kinh. Khi tâm ta chuyên chú vào lời kinh, khơng có hơn trầm hay vọng tưởng thì ta biết rằng tâm ta đang chun chú, khơng có hơn trầm vọng tưởng. Khi đang tụng kinh mà tâm ta bị vọng tưởng dẫn dắt lui về quá khứ hoặc hướng đến tương lai thì ta phải lập tức nhận ra tâm ta đang vọng tưởng rồi lặng lẽ kéo tâm trở về theo dõi lời kinh. Nếu trong khi tụng kinh mà tâm ta dật dờ, buồn ngủ thì ta ghi nhận sự buồn ngủ ấy rồi nỗ lực chú tâm theo dõi thật sát từng câu kinh. Một lát sau, ta sẽ không cịn hơn trầm nữa. Nếu khi tụng kinh, thân tâm ta trở nên khinh an thì chúng ta dùng chánh niệm ghi nhận sự khinh an ấy rồi lại quay về theo dõi ý nghĩa của lời kinh. Nếu thân tâm ta mệt mỏi rã rời thì chúng ta cũng ghi nhận cảm

giác đó rồi trở lại theo dõi những câu kinh. Chúng ta đừng nên quá dính mắc vào cảm giác khinh an hay mệt mỏi bởi vì chúng chỉ là những trạng thái thoạt đến thoạt đi. Có khi, lúc mới thức dậy vào buổi khuya, chúng ta cảm thấy thân thể mỏi mệt nhưng sau khi tụng kinh một lát thì chúng ta cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng thơ thới. Cũng có đơi khi, chúng ta bắt đầu buổi tụng kinh với một tinh thần sảng khoái nhưng trong khi chúng ta tụng kinh thì ta lại cảm thấy thân tâm nặng nề và một đỗi sau lại thấy thân tâm kh- inh an trở lại. Do đó, ta chỉ cần chú tâm chánh niệm ghi nhận chúng chớ khơng nên dính mắc vào chúng làm gì.

Một phần của tài liệu tspl_61_online (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)