Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại tập đoàn công nghệ CMC (Trang 32 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung về chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.3. Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Chính sách đãi ngộ nhân lực là hệ thống những chuẩn tắc mô tả những giới hạn mà các hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực chỉ có thể diễn ra trong phạm vi đó nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định của tổ chức, doanh nghiệp.

* Mục tiêu và các biện pháp của chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực phải hướng đến mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp dựa trên việc tạo ra sự hài lòng thỏa mãn cho người lao động để họ có động lực gắn bó với doanh nghiệp và tự hoànthiện bản thân, nâng cao chất lượng để phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

* Nội dung, biện pháp của chính sách đãi ngộ nhân lực thường đề cập đến các định hướng gắn vớicác hoạt động cụ chia làm hai loại: chính sách đãi ngộ tài

chính và chính sách đãi ngộ phi tài chính. Chính sách đãi ngộ tài chính gồm: chính sách lương, thưởng và phúc lợi, thi đua khen thưởng, chính sách đãi ngộ phi tài chính gồm những yếu tố như mơi trường làm việc, công việc,…

Đối với chính sách lương, thưởng và phúc lợi: Khác với những chính sách nguồn nhân lực khác, chính sách lương, thưởng và phúc lợi của tổ chức, doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định về lao động và tiền lương của Nhà nước (cụ thể

như: quy định về tiền lương tối thiểu, quy định về thang, bảng lương, quy định về nâng lương…).

Đối với chính sách thi đua, khen thưởng: trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp

thường khác nhau về mức độ cũng như sự đa dạng; Chính sách này phụ thuộc vào

quan điểm của nhà quản trị trong tổ chức, doanh nghiệp, giá trị cốt lõi mà tổ chức, doanh nghiệp hướng tới và ngân sách tài chính dành cho các giải thi đua. Theo đó,

thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong tổ chức/doanh nghiệp. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong

phong trào thi đua; Một số danh hiệu thi đua có thể kểđến như:Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua... Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tơn vinh cơng trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong tổ

chức/doanh nghiệp. Các hình thức khen thưởng là: Bằng khen, Giấy khen, …

Với chính sách thi đua, khen thưởng các yêu cầu về tiêu chí phải ở mức độ trung bình nhằm khuyến khích ý muốn đạt được kết quả thi đua của tất cả mọi người; Muốn vậy những chính sách này phải có nhiều mức độ u cầu tiêu chí phấn đấu khác nhau cho các đối tượng và công việc không giống nhau. Đồng thời, tổ chức/doanh nghiệp cần chuẩn bị về tài chính, quyết định khen thưởng, tổ chức, cơng bố và trực tiếp trao thưởng cho cá nhân,tập thể xuất sắc. Chính sách thi đua, khen thưởng thường có một số nội dung sau: Những quy định chung (Mục đích; Đối tượng; Nguyên tắc áp dụng); Danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn khen thưởng; Hình

thức và phân cấp khen thưởng; Hình thức; Thời hạn trả lương; Chế độ nâng lương; Chính sách thưởng; Chính sách phúc lợi; Điều khoản thi hành

Các chính sách đãi ngộ tài chính là lợi ích kinh tế thiết thân của người lao động, là phương tiện tái sản xuất sức lao động, năng lực của lao động trong quá trình sản sinh ra các giá trị gia tăng, chính sách tiền lương, thưởng và các quyền lợi khác là những hình thức trả cơng cho những đóng góp của người lao động vào thành quả chung của tổ chức. Vì vậy, việc được hưởng mức lương xứng đáng với lao động bỏ ra và được động viên khuyến khích kịp thời khi có thành tích xuất sắc

sẽ giúp người lao động bằng lòng với sự đãi ngộ của tổ chức. Một chỉnh sách lương thưởng hiệu quả phải đảm bảo 3 yếu tố: công bằng, cạnh tranh và hợp lý, để kích thích năng lực sáng tạo của người lao động.

Đối với chính sách đãi ngộ phi tài chính: là hệ thống các chương trình nhằm chăm lo đời sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải là tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động là rất đa dạng, đòi hỏi được nâng cao như niềm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp. Các hình thức đãi ngộ phi tài chính được áp dụng rộng rãi tại doanh nghiệp là đãi ngộ thông qua công việc và đãi ngộ thông qua môi trường làm việc.

Phát triển môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp; đầu tư cải thiện điều kiện làm việc gắn liền với xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp và thực hiện các chính sách phúc lợi khác cho người lao động như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nghỉ mát, hỗ trợ chăm sóc con em cán bộ nhân viên... cũng cần được quan tâm và thực hiện để xây dựng tinh thần làm việc, mong muốn bám trụ lâu dài, cống hiến hết mình cho tổ chức.

* Để thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực thì cần đảm bảo một số yêu cầu về sự công khai, rõ ràng, minh bạch trong công tác tiền lương và khen thưởng đi kèm là khi có sự thay đổi về quy chế lương thưởng thì phải phổ biến đến cho nhân viên hiểu và nắm rõ. Bên cạnh đó là sự công bằng khi trả lương thưởng, khen thưởng phải gắn với hiệu quả công việc của người lao động. Tiền lương cũng cần

tuân thủ theo các quy định về tiền lương tối thiểu cũng như các phúc lợi bắt buộc mà pháp luật quy định để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, ngoài ra là tuân thủ về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại tập đoàn công nghệ CMC (Trang 32 - 34)