Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại tập đoàn công nghệ CMC (Trang 34 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực trong

doanh nghiệp

1.3.1. Yếu tố bên ngồi

- Quy mơ thị trường lao động: nhân tố này thể hiện quy mô về lực lượng lao động hiện có trên thị trường. Khi trên thị trường lao động có sự dồi dào về nguồn

cung thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn lao động chất lượng mà không phải thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân lực để người lao động đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên khi nguồn cung lao động bị hạn chế, việc thu hút lao động sẽ gặp nhiều khó khăn hơn thì doanh nghiệp vừa phải thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân lực thơng qua các chương trình đãi ngộ và truyền thơng truyển dụng đồng thời tăng cường chính sách đào tạo để phát triển nguồn nhân lực nội bộ. Có nghĩa là quy mơ thị trường lao động sẽ ảnh hưởng tới chính sách phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp.

- Sự phát triển của khoa học, công nghệ, kỹ thuật: Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ ngày càng phát triển khiến các Công ty phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến khoa học kỹ thuật và thiết bị để tránh rơi vào tình trạng lạc hậu và trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên chủ trọng đến thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nhân viên của mình sao cho có thể theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại. Khi khoa học kỹ thuật thay đổi, có một số cơng việc hoặc một số kỹ năng khơng cịn cần thiết nữa. Do đó, doanh nghiệp cần phải đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại của mình; đồng thời, sự thay đổi về khoa học đồng nghĩa với việc cần ít người hơn nhưng pải sản xuất ra số lượng hàng hóa tương tự như trước nhưng có chất lượng hơn, vì vậy cần pải sắp xếp lực lượng lao động đư thừa.

- Khách hàng: Khách hàng luôn là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp hướng tới.

Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần có lực lượng lao động có trình độ, kiến thức, kỹ năng và sự sáng tạo để tạo ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Để người lao động trong công ty hiểu được tầm

quan trọng của khách hàng và có được lực lượng nhân viên tốt, đảm bảo chất lượng,

công ty phải xây dựng được một chính sách đào tạo hiệu quả và kịp thời đồng thời

tuyển dụng được những lao động có khả năng thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay các doanh nghiệp cạnh tranh nhau một cách gay gắt trên thị trường, đặc biệt là cạnh tranh nhau về nguồn nhân lực. Doanh

nghiệp nào có được lực lượng lao động đầy đủ, chất lượng sẽ là nền tảng để thực thi chiến lược kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh trang nên do đó các cơng ty ln sẵn sàng thực hiện các chính sách thu hút để lơi kéo nhân sự tốt từ đối thủ của mình.

Các doanh nghiệp nếu khơng chú ý đến các chính sách phát triển nguồn nhân lực sẽ rất dễ để mất những lao động có trình độ, năng lực vào tay đối thủ. Do vậy, việc thực hiện các chính sách đào tạo, đồng thời với các chính sách tuyển dụng và thu

hút nguồn lao động chất lượng cao và thực hiện các chính sách đãi ngộ nhằm giữ người lao động giỏi cần phải được thực hiện liên tục và đồng thời bởi tác động của đối thủ cạnh tranh.

1.3.2. Yếu tố bên trong

Yếu tố tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức: Mỗi một tổ chức đều phải

có sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu riêng của mình. Yếu tố này chỉ phối toàn bộ định hướng, phương hướng hoạt động, chiến lược kinh doanh cũng như mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi một bộ phận, phòng ban phải dựa vào yếu tố trên để đề ra mục tiêu của bộ phận mình. Với tầm nhìn, sứ mệnh của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ địi hỏi các chính sách phát triển nguồn nhân lực tại mỗi tổ chức, doanh nghiệp phải bám theo những định hướng nhằm xây dựng được đội ngũ nhân lực đáp ứng được các yêu cầu mà tổ chức, doanh nghiệp đặt ra.

Quan điểm của nhà quản trị: nhà quản trịtrong doanh nghiệp với khả năng nhận thức, năng lực, phẩm chất cũng như hệ thống giá trị, quan điểm sẽ có những ảnh hưởng chi phối đến cá chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức doanh nghiệp và đưa ra những phương hướng, định hướng về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực theo mong muốn của bản thân họ. Nếu các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp thực sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì doanh nghiệp sẽ đầu tư tài chính để thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực thơng qua các chính sách về tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ. Tuy nhiên, nếu nhà quản trị không quá chú trọng đến việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lựcvà cho rằng nguồn nhân lực không phải là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệpthì các chính sách phát triển nhân lực sẽ khơng được triển khai tồn diện.

- Khả năng tài chính của tổ chức, doanh nghiệp: Để triển khai tốt các chính sách phát triển nguồn nhân lực thì cần phải có kinh phí lớn tương xứng với quy mơ doanh nghiệp. Kinh phí thực hiện cơng tác phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định việc xây dựng nên một chính sách thực sự có hiệu quả. Khi nguồn lực tài chínhvững mạnh sẽ cho phép tổ chức thực hiện các khóa đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo sẽ được thiết kế phù hợp, giáo viên chất lượng cao, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo hiện đại và việc đầu tư, nâng cấp điều kiện mơi trường làm việc, các chính sách phúc lợi xã hội... Nếu khơng có đủ kinh phí, các chính sách

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TẬP ĐỒN CÔNG NGHỆ CMC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại tập đoàn công nghệ CMC (Trang 34 - 38)