Việc làm và đặc điểm của việc là mở nông thôn

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 25 - 32)

1.2.1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm * Việc làm

Việc làm là khái niệm thể hiện sự tổng hợp các yếu tố của quá trình

phát triển KT- XH: nhân khẩu, chất lượng lao động,…Việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng của đời sống xã hội, do vậy, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và có nhiều cách hiểu khác nhau về việc làm.

Trước đây, ở Việt Nam trong cơ chế cũ, việc làm của người lao động thường do Nhà nước giải quyết với chế độ “ biên chế” suốt đời. Do vậy, người làm trong cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước, các đơn vị kinh tế quốc doanh, với quan niệm Nhà nước bố trí việc làm cho người lao động. Chính vì vậy, xã hội khơng thừa nhận hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hay việc làm khơng đầy đủ. Quan điểm đó tạo ra tâm lý ỷ lại vào Nhà nước ở người lao động khi họ cần việc làm.

Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan niệm về việc làm đã thay đổi, được hiểu rộng hơn, đúng đắn và khoa học hơn. Trong Điều 13, chương II, Bộ luật Lao động Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không

Từ những phân tích trên đây, khái niệm về việc làm có thể được hiểu như sau: Việc làm là những hoạt động sản xuất trong tất cả các lĩnh vực của

đời sống kinh tế- xã hội mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật ngăn cấm.

Với khái niệm việc làm như trên thì hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: làm những công việc để nhận tiền công, tiền lương hoặc hiện vật cho cơng việc đó; những việc mà tự mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình, cộng đồng kể cả những công việc không được trả công bằng hiện vật. Như vậy, một hoạt động coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện:

Một là, hoạt động đó phải có ích, tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình. Điều kiện này chỉ rõ tính hữu ích và chỉ rõ tiêu thức tạo ra thu nhập.

Hai là, người lao động được tự do hành nghề, hoạt động đó khơng bị

pháp luật cấm. Điều này thể hiện rõ tính pháp lý của việc làm.

Hai điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó là điều kiện

cần và đủ cho một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Một hoạt động tạo ra thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻ em,…đều không được công nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động dù hợp pháp, có ích nhưng khơng tạo ra thu nhập cũng không được coi là việc làm.

Quan niệm về việc làm trên đây là hoàn toàn phù hợp với điều kiện KT- XH ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người lao động có thể làm bất cứ việc gì, ở bất cứ đâu, miễn là khơng vi phạm luật pháp để mang lại thu nhập và thu nhập cao hơn. Quan niệm trên đã mở ra hướng giải quyết việc làm, tạo ra một thị trường phong phú và đa dạng, thu hút nhiều người lao động, thực hiện mục tiêu giải phóng triệt để sức lao động và tiềm năng của tồn xã hội.

Phân loại chính xác việc làm sẽ cho chúng ta một cách nhìn nhận trung thực hơn về mức độ sử dụng lao động xã hội và xác định được quy mô việc làm cần phải tạo thêm cho người lao động. Có nhiều cách để phân loại việc làm, trong đó, có thể phân chia theo một số cách sau đây.

Phân chia việc làm theo ngành, lĩnh vực thì bao gồm:

- Việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp: việc làm trong nông nghiệp thuần nông, việc làm trong nông nghiệp chuyên sâu, việc làm trong nông nghiệp hiện đại.

- Việc làm trong lĩnh vực công nghiệp: là sự tổng hợp nhiều ngành: khai thác than, dầu mỏ, chế tạo máy; công nghiệp phần mềm,…các ngành này có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra được sản phẩm, được phân cơng tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ. Chính vì vậy, các hình thức chun mơn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trị đặc biệt trong sản xuất công nghiệp để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, ở những nước đang phát triển như nước ta thì tiểu thủ cơng nghiệp thường phát triển mạnh. Vậy nên, ở đây việc làm trong cơng nghiệp cịn bao gồm cả những công việc trong lĩnh vực này.

- Việc làm trong lĩnh vực dịch vụ: là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng lại thu hút nhiều lao động xã hội như : thương mại, ngân hàng, tài chính, bất động sản, du lịch, vui chơi giải trí,…

- Việc làm qua xuất khẩu lao động: là đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng hợp pháp đem lại cơng ăn việc làm cho những người lao động trong nước khơng có việc làm ổn định.

Căn cứ vào lượng thời gian thực tế làm việc, nhu cầu làm việc và mức

thu nhập thì việc làm lại chia thành:

- Việc làm đầy đủ: là việc làm mà cho phép người lao động có đủ điều kiện để sử dụng thời gian lao động theo quy định và mang lại thu nhập không

thấp hơn mức thu nhập tối thiểu. Nếu không đảm bảo một trong hai yếu tố này thì gọi là bán thất nghiệp.

- Việc làm không đầy đủ hay là thiếu việc làm: là những người lao động làm việc ở mức ít hơn mức mà mình mong muốn. Họ phải làm những công việc lương quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu nhập.

- Thất nghiệp: ở nước ta trước đây thường dùng khái niệm người chưa có việc làm thay cho khái niệm thất nghiệp, song thực chất thất nghiệp chính là một dạng thiếu việc làm nhưng là thiếu việc làm tuyệt đối. Có thể hiểu khái niệm thất nghiệp như sau: thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động,

đủ điều kiện về tinh thần và cơ bắp, có nhu cầu việc làm ở mức tiền công hợp lý, nhưng khơng tìm được việc làm. Thất nghiệp là một hiện tượng KT- XH

rất phức tạp, đa dạng nên tồn tại nhiều hình thức khác nhau: thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện,…Đây là vấn đề mà không chỉ Việt Nam mà ngay cả các quốc gia phát triển nhất trên thế giới: Mỹ, Nhật bản,…đang phải đối mặt. Giải quyết tốt được vấn đề này sẽ là cơ sở để ổn định chính trị và phát triển văn hóa- xã hội.

* Giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà cịn là vấn đề xã hội có liên quan đến cơng bằng và tiến bộ xã hội. Nó là một trong những mục tiêu và thước đo quan trọng nhất để đánh giá tính ưu việt của một chế độ xã hội và trình độ văn minh của một quốc gia. Ngồi ra, nó cịn là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển vì con người. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng đó mà cần phải nhận thức được một cách đúng đắn như thế nào là giải quyết việc làm để từ đó đưa ra được những chính sách phát triển KT- XH sao cho có hiệu quả.

Giải quyết việc làm là đảm bảo cho người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. Xem xét dưới góc độ tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động là đảm bảo cho người có sức lao động có điều kiện kết hợp với điều kiện sản xuất để tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình.

Do nhiều lý do khác nhau, nên số lượng việc làm bị hạn chế. Trong xã hội, thường có số lượng người nhất định khơng có việc làm. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến bản thân người lao động khơng có việc làm, mà cịn có tác động rất lớn đến xã hội. Những người khơng có việc làm khơng những khơng có đóng góp của cải cho xã hội, mà ngược lại xã hội phải trợ cấp vật chất cho họ. Tình trạng khơng có việc làm còn tạo ra sự căng thẳng về mặt xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng đối với không chỉ Nhà nước, doanh nghiệp mà còn ngay cả bản thân người lao động, tạo cho họ cơ hội thực hiện quyền cơ bản của con người đó là quyền được lao động, làm việc nhằm ni sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng q hương đất nước.

1.2.1.2. Đặc điểm của việc làm ở nông thôn

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp khác với các lĩnh vực khác nên việc làm của lao động nơng thơn cũng có những đặc điểm riêng

Thứ nhất, lao động nông nghiệp mang tính thời vụ

Đây là đặc điểm đặc thù rất khó khắc phục của lao động nơng nghiệp. Nguyên nhân là do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi, chúng là những đối tượng lao động, là những cơ thể sống trong đó q trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau. Vì thế, ngồi những thời gian mùa vụ, thì lao động nơng nghiệp cịn có thời gian nơng nhàn, là khoảng thời gian chờ cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển. Không tận dụng hết khoảng thời gian này là một điều rất lãng phí.

Tính thời vụ trong nơng nghiệp là vĩnh cửu khơng thể xóa bỏ được trong q trình sản xuất, chúng ta chỉ có thể làm giảm tính thời vụ chứ khơng thể xóa bỏ được hồn tồn đặc điểm này của sản xuất nơng nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ hai, khả năng thích ứng, chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nơng thơn thấp

Khả năng thích ứng, chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động nông thôn thường chậm, không theo kịp yêu cầu thực tiễn của quá trình CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn của từng địa phương. Nguyên nhân một phần là do người lao động ở nông thôn, đặc biệt là những người bị thu hồi đất nông nghiệp đã sống quen với nghề nơng, một phần khác là do trình độ của người lao động nông thôn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo. Mất đất canh tác đồng nghĩa với việc mất nơi lao động sản xuất trong khi những lao động này lại chỉ quen với cơng việc thuần nơng, khơng có tay nghề, khơng có trình độ. Để có được việc làm thì tất yếu họ sẽ phải cạnh tranh với những người được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Biết được sự bất lợi của mình nhưng những lao động này lại khơng cố gắng khắc phục những yếu kém mà lại trở nên buông xuôi, không muốn nỗ lực trong việc nâng cao trình độ kiến thức để có thể tìm được cơng việc mới tốt hơn. Ngoài ra, cịn một phần những người lao động nơng thơn đã quá tuổi để có thể dễ dàng làm quen với công việc mới. Cùng với tâm lý sợ rủi ro, thất bại, lối tư duy “ ăn chắc mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún càng làm cho cơ hội tìm việc làm của họ trở nên khó khăn hơn.

Thứ ba, thái độ và tác phong lao động mang nặng tính tiểu nơng

Ưu điểm nổi bật nhất của người lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nơng thơn là rất cần cù, chịu khó, cam chịu,…Dù nơng nghiệp là một

ngành có điều kiện sản xuất không mấy thuận lợi, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, nhưng người lao động ở nơng thơn vẫn ln tìm được cách để thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh, tạo ra những vụ mùa bội thu.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì người lao động nơng thơn lại có một hạn chế rất lớn đó là thái độ, tác phong làm việc mang nặng tính tiểu nơng, chậm chạp, thiếu năng động, thiếu tính sáng tạo, thiếu tinh thần đồn kết, tinh thần tập thể,… Từ đó làm cho họ khó có thể thích nghi với u cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Trong giai đoạn hiện nay, từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì để thích nghi với hồn cảnh mới người lao động nông thôn cũng đã dần cải thiện được tác phong làm việc: nhanh nhạy hơn, độc lập sáng tạo hơn,…đặc biệt trong nhiều doanh nghiệp người lao động được làm việc trong môi trường mới theo tác phong cơng nghiệp, từ đó khơng chỉ nâng cao hiệu quả, năng suất lao động mà cịn dần hình thành thói quen lao động cơng nghiệp hiện đại.

Thứ tư, sự hiểu biết và khả năng tiếp cận nền kinh tế thị trường của lao động nông thôn thấp

Trên thế giới, các nước tiến hành phát triển kinh tế thị trường đã từ rất lâu, ở Việt Nam, khi tiến hành đổi mới đất nước Đảng ta mới chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và giai đoạn sau này là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế ấy, để tồn tại được thì người sản xuất phải giải quyết được ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai khi tham gia vào thị trường cũng trả lời được những câu hỏi này đặc biệt là với những người nông dân chân lấm tay bùn thì hạn chế trong nhận thức về vấn đề này lại càng rõ rệt. Họ chỉ biết lao động sản xuất chứ chưa nhận thức được một cách rõ ràng là nên sản xuất những loại hàng hóa nào để có nhiều lợi nhuận? làm cách nào để sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn? làm sao để đưa

hàng hóa của mình ra với thị trường,… Chính sự thấp kém về mặt trình độ nhận thức cũng như tay nghề, thêm vào đó lại là thái độ thiếu ý thức vươn lên, ỷ lại vào Nhà nước và cộng đồng, nặng về khai thác tự nhiên,… là những nguyên nhân cơ bản khiến những người nơng dân gặp phải những khó khăn khi họ muốn tiếp cận gần hơn với thị trường. Theo đó, khi khơng được trang bị những kiến thức cơ bản để có thể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường đó thì những người nơng dân vẫn mãi chỉ có thể gắn bó với nền sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, manh mún, với những cơng việc đồng ruộng có thu nhập thấp. Họ sản xuất ra hạt lúa, củ khoai với mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, với những công cụ thô sơ, lạc hậu mà khơng bao giờ có thể hướng đến một nền sản xuất hàng hóa lớn và mục tiêu xa hơn là vươn xa hơn tới thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w