Kinh nghiệm của một số huyện

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 38 - 40)

* Kinh nghiệm của huyện Thạch Thất

Thạch Thất là một huyện ngoại thành thuộc tỉnh Hà Tây cũ, có nhiều

dự án lớn của Trung ương nên số diện tích đất bị thu hồi lớn, tới gần 2.2882 ha, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 1.853,53 ha với 15.618 hộ dân( bao gồm 32.159 lao động) bị thu hồi đất, trong đó có tới 9.062 hộ bị thu hồi tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp. Từ năm 2005, chính quyền huyện Thạch Thất đã chỉ đạo: giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất dưới tác dộng của công

nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm, song hành cùng cơng tác giải phóng mặt bằng, phát triển công nghiệp. Huyện đã đưa ra giải pháp

chính:

Một là, liên doanh, liên kết với các trường dạy nghề trong và ngoài thành phố, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động

Hai là, liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện dạy nghề và tuyển dụng lao động

Ba là, tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài và mở lớp dạy nghề cho người lao động trung tuổi ở các địa phương

Trong tình hình trên, mơ hình liên doanh liên kết với các doanh ngiệp, các chủ đầu tư trên địa bàn để đào tạo và tiếp nhận lao động là mơ hình được huyện Thạch Thất ưu tiên lựa chọn và thực hiện khá hiệu quả. Một ví dụ điển hình là xã Bình n của huyện Thạch Thất hàng năm đều trích từ ngân sách từ 100- 200 triệu đồng để tổ chức 3-4 lớp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với chủ đầu tư tổ chức lớp dạy

may công nghiệp để chuẩn bị nguồn lao động cho nhà máy may Bình yên khi dự án hồn thành. Với lợi thế trên địa bàn có một số dự án của Tổng cơng ty Vinaconex, huyện đã chỉ đạo trung tâm dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các trường đào tạo của công ty này và một số trường dạy nghề khác để gửi lao động đi đào tạo và giới thiệu việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp. Hơn 2000 lao động đã biết nghề và giới thiệu việc làm cho 1738 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, hội Phụ nữ huyện đã tổ chức được 31 lớp cho gần 1500 lao động với các nghề mây giang đan, may công nghiệp, thêu… Trong 2 năm huyện đã thực hiện đào tạo nghề dài hạn và cung cấp hơn 1000 lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn như: Công ty TNHH Phú Hưng, Công ty TNHH Khánh Sơn, Công ty cổ phần thời trang chất lượng cao… Cùng với đó, hơn 5600 lao động cũng được các cơ sở sản xuất, các làng nghề thu hút và dạy nghề

* Kinh nghiệm của huyện Thanh Oai

Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên là 129,6 km2, dân số là 175.800 người, là huyện có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời: làng làm nón lá ở Phương Trung(làng Chuông), điêu khắc ở Võ Lăng( Dân Hịa), Dư Dụ(Thanh Thùy). Ngồi ra, rải rác khắp huyện là nghề mây che đan.

Để giải quyết việc làm cho lao động huyện Thanh Oai trong những năm qua, huyện đã căn cứ chương trình giải quyết việc làm của tỉnh Hà Tây cũ và thành phố Hà nội 2006- 2010. Đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 5 năm và từng năm, phân công cụ thể cho các phịng, ban, đồn thể của huyện. Huyện Thanh Oai đã đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt tạo nguồn lực tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư của các dự án, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đã kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động trong ngành thương mại- dịch vụ tăng. Giải quyết việc làm thông qua các đề án cho vay vốn giải quyết việc làm: trong 5 năm, toàn huyện đã triển khai 214 dự án với tổng số tiền cho vay 44,87 tỷ đồng. Trong nguồn quỹ cho vay giải quyết việc làm đến nay tồn huyện có số dự án 15,979 tỷ đồng. Nhờ đẩy mạnh cho vay huyện đã góp phần giải quyết việc làm cho 15.843 lao động. Trên địa bàn huyện có 3 trung tâm dịch vụ việc làm. Mỗi năm các trung tâm dịch vụ việc làm này giới thiệu việc làm cho trên 2000 lao động nhưng chủ yếu là giới thiệu việc làm cho sinh viên mới ra trường.

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w