Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 65 - 71)

2.2.2.1. Làm gia tăng tình trạng thất nghiệp

Từ khi tiến hành q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn một mặt mang lại những tác động tích cực thì mặt khác cũng đặt ra rất nhiều những bài tốn khó, đáng kể nhất đó là vấn đề lao động và việc làm. Bên cạnh những người tìm được việc sau khi được đào tạo nghề hoặc tự tạo được việc làm thì

cịn có một số lượng không nhỏ lao động tại nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp, khơng thể tìm được việc làm, kéo theo đó là hàng loạt những hệ lụy. Điều đáng lo ngại hơn nữa là những hậu quả xấu này lại đang ngày càng có xu hướng gia tăng, song hành cùng với sự phát triển kinh tế đất nước.

Với đặc thù là một huyện ngoại thành thủ đơ Hà Nội, q trình CNH, HĐH và đặc biệt là đơ thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ, có nguồn lao động đặc biệt là lao động trẻ rất dồi dào ( năm 2012: 80,4% là lao động trong độ tuổi từ 18 đến 34) nhưng một thực trạng đang diễn ra ở huyện Quốc Oai hiện nay là tỷ lệ lao động thất nghiệp, khơng có việc làm đang ở mức rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng lao động thấp không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Ngồi ra, tình trạng thu hồi đất nơng nghiệp một cách tràn lan khơng có quy hoạch của chính quyền địa phương làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nơng nghiệp bị rơi vào tình trạng thất nghiệp,... Theo các số liệu điều tra cho thấy, thực trạng việc làm của lao động huyện Quốc Oai trước và sau thu hồi đất như ở bảng 2.8:

Bảng 2.8: Thực trạng việc làm của lao động trước và sau khi thu hồi đất

Đơn vị: %

Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất

Đủ VL Khơng đủ VL Chưa có VL Đủ VL Khơng đủ VL Chưa có VL Theo nhóm 16-18 1,25 12,50 86,25 2,50 16,67 80,03 19-25 25,42 52,08 22,50 27,50 56,25 16,25 26-35 36,25 51,25 12,50 24,17 60,41 15,42 >= 35 27,92 67,50 4,58 16,67 70 13,33 Theo trình độ Chưa TN TH 6,67 7,92 2,50 2,50 10 5,83 TN tiểu học 15,42 17,50 12,50 14,17 17,92 14,17 TN PTCS 28,33 59,58 40,83 30 54,58 36,25 TN PTTH 49,58 15 44,17 53,33 17,50 43,75

Từ những con số thống kê ở bảng trên có thể thấy dù đánh giá theo nhóm tuổi hay trình độ học vấn thì tác động của CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn đến việc làm của người lao động là rất rõ rệt. Cụ thể:

- Nhóm tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của quá trình thu hồi đất là những người có độ tuổi từ 35 trở lên. Sau khi thu hồi đất số lượng lao động ở nhóm này đủ việc làm giảm 11,25% ( từ 27,92% xuống 16,67%); không đủ việc làm tăng 2,5%( từ 67,5% lên 70% ); khơng có việc làm tăng 8,75%( từ 4,58% lên 13,33%). Sở dĩ nhóm tuổi này chịu tác động mạnh mẽ nhất của quá trình CNH, HĐH vì lao động lớn tuổi(chủ yếu là lao động nữ) do sức khỏe yếu, trình độ học vấn cũng như chuyên môn kỹ thuật thấp kém, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp chậm,… nên khơng đáp ứng được u cầu về trình độ chun mơn cũng như kỹ năng tay nghề của các doanh nhiệp.

- Chia theo trình độ học vấn đối tượng chưa tốt nghiệp, tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp phổ thông cơ sở là những người rơi vào tình trạng thất nghiệp nhiều nhất. Cịn lao động phổ thơng ít chịu tác động nhất là do yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động ít nhất cũng phải có bằng trung học phổ thơng trở lên. Những lao động không đáp ứng được yêu cầu này của các doanh nghiệp thì hoặc là khơng tìm được việc làm, tìm về với sản xuất nơng nghiệp, hoặc là lên thành phố với mong muốn tìm được một cơng việc lao động tay chân khơng địi hỏi trình độ học vấn, trình độ tay nghề, có được việc làm, có được thu nhập để ni sống bản thân.

2.2.2.2. Tình trạng già hóa lao động ở nơng thơn

Một tác động tiêu cực khác khơng thể khơng kể tới mà chính quyền

huyện Quốc Oai cũng đang phải tìm hướng giải quyết, đó là tình trạng già hóa lao động nơng thơn. Ngun nhân dẫn đến tình trạng này đó là do làn song di cư lao động, chủ yếu là lao động trẻ ra thành phố lớn làm ăn ngày càng nhiều. Đây đã trở thành vấn đề có tính xu hướng và mang tính khách quan trong q trình CNH, HĐH.

Theo số liệu điều tra về nguồn lao động huyện Quốc Oai vào năm 2012 có 87130 người [5], trong đó, cơ cấu về giới tính và nhóm tuổi được phân bố như sau:

Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo giới và nhóm tuổi của lao động huyện Quốc Oai Đơn vị: % Giới tính Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng số 48,8 52,2 12 đến 17 2,1 2,6 18 đến 34 39,5 41,9 35 đến 64 7,1 7,6 > 64 0,1 0,1

Nguồn: Phòng LĐ- TB và XH huyện Quốc Oai Từ những số liệu tổng hợp trên đây có thể thấy Quốc Oai có cơ cấu lao động khá hợp lý. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất trong lực lượng lao động là nhóm từ 18 đến 34 tuổi(80,4%) trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng sự chênh lệch là không lớn: chỉ 2,4 %; lao động lớn tuổi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ( 0,2%). Đây chính là một thuận lợi của huyện Quốc Oai khi có nguồn lao động trẻ rất dồi dào, với tỷ lệ lao động chênh lệch về giới tính khơng cao. Dường như đây sẽ là yếu tố thuận lợi để Quốc Oai có thể tận dụng trong phát triển KT-XH. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một thực trạng đáng báo động diễn ra là lao động di cư ra thành phố làm ăn rất nhiều, nguy hiểm hơn nữa, chiếm tỷ lệ lớn trong số đó chính là bộ phận lao động trẻ. Ở lại nông thôn bây giờ chủ yếu chỉ là người già, phụ nữ và trẻ em. Trong lực lượng lao động di cư, xét về cơ cấu giới tính thì nữ giới có xu hướng di cư trẻ hơn nam giới, trong độ tuổi < 25 tuổi, nữ giới: 55,4% còn nam giới chiếm 44,6% [49]. Người lao động ra đô thị làm việc ở các cơng việc khác nhau nhưng địi hỏi chung chỉ là lao động phổ thơng. Nam giới có thể làm các cơng việc địi hỏi sức khỏe, sự dẻo dai: làm thuê trong các công trường xây dựng, các cơ sở sản

xuất, lái xe, bảo vệ,…nữ giới thì làm những cơng việc đơn giản hơn: bán hàng rong, giúp việc gia đình,…

Có thể nói, di cư lao động là ngun nhân dẫn đến tình trạng già hóa lao động nông thôn mà nguyên nhân chủ yếu của di cư lại chính là do tác động tiêu cực của quá trình CNH, HĐH và đặc biệt là ĐTH. Đất đai sản xuất bị thu hẹp và ngày càng trở nên khan hiếm. Thiếu tư liệu sản xuất, dư thừa lao động như là một lực đẩy đối với lao động ở nơng thơn. Trong khi đó, sự chênh lệch về thu nhập quá lớn giữa lao động ở nông thôn và lao động ở thành thị lại trở thành lực hút vô cùng mạnh mẽ khiến cho những người lao động ồ ạt kéo ra thành phố và tìm mọi cách để bám trụ với cuộc sống nơi đây. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng khi được so sánh về điều kiện làm việc giữa cuộc sống ở thành phố và cuộc sống ở q thì có tới 68% lao động di cư cho rằng điều kiện làm việc ở đơ thị tốt hơn và có thu nhập cao hơn ở quê rất nhiều. Khơng chỉ giúp họ có được cơng việc, có thu nhập để tiêu dùng hàng ngày mà cịn có một khoản gửi về cho gia đình để trang trải cuộc sống. Ngồi mức thu nhập vơ cùng hấp dẫn, người lao động, đặc biệt là giới trẻ cịn thích ra thành phố vì họ sẽ có điều kiện được học hành, nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp, được tiếp cận với văn minh và môi trường sống đô thị đầy sôi động và hiện đại.

Như vậy, có thể thấy rằng việc di cư của lao động nông thôn ra thành thị một mặt mang lại những tác động tích cực: điều tiết thị trường lao động, góp phần mang lại sự cân bằng về phân phối lực lượng lao động; tăng thêm đáng kể thu nhập cho bản thân và gia đình người lao động, giúp họ có thêm điều kiện mà cơ hội phát triển,…mặt khác, di cư từ nông thôn ra thành thị cũng đang đặt ra rất nhiều vấn đề mà chính quyền địa phương cần phải quan tâm, có định hướng giải quyết trong thời gian tới: di cư tự do, tự phát, rất khó

quản lý; tạo ra sự quá tải của kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội ở các thành phố lớn,…

2.2.2.3. Tệ nạn xã hội gia tăng

Ngồi nạn thất nghiệp, tình trạng già hóa lao động nơng thơn thì tệ nạn

xã hội gia tăng cũng đang ngày càng trở thành nỗi lo hiện hữu đối với chính quyền huyện Quốc Oai. Có rất nhiều nguyên nhân đưa con người đến với các tệ nạn xã hội, nhưng trong đó một nguyên nhân quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến tình trạng này đó là do khơng có việc để làm hoặc thiếu việc làm.

Khơng có hoặc thiếu việc làm, dẫn tới tâm lý chán nản, những lao động bị thất nghiệp này tìm đến với các thú vui như ma túy, rượu chè, để quên đi thực tại là nỗi lo cơm áo gạo tiền, một số người khác thì lại muốn thử vận may của mình trong những trị cờ bạc đỏ đen … Kết quả là, tự bản thân họ đã và đang lao vào các tệ nạn xã hội mà không hề nhận thức được hậu quả của vấn đề này. Khơng có việc làm, khơng đem lại thu nhập cho gia đình, những lao động bị thất nghiệp này lại trở thành gánh nặng cho gia đình, địa phương và xã hội.

Bên cạnh đó, cịn có một bộ phận lao động khác nữa, khi đất đai của họ bị Nhà nước thu hồi, sẽ được bồi thường một khoản tiền nhất định theo giá thị trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải người lao động nào bị thu hồi đất, nhờ vào số tiền đền bù đất, hỗ trợ giải quyết việc làm của Nhà nước cũng có thể tìm được việc làm mới. Do vậy, ngoài những người sử dụng số tiền đền bù này vào để sản xuất kinh doanh, cho việc học nghề để tự kiếm được việc làm mới hoặc gửi ngân hàng, mua sắm tài sản,…thì lại có một bộ phận khác lười lao động, có tâm lý ỷ lại vào chính quyền địa phương, thụ động trong việc tìm kiếm việc làm, sử dụng số tiền đền bù đó vào những cuộc ăn chơi thâu đêm. Khi số tiền sử dụng hết thì lại lao vào các tệ nạn: cướp của, trộm cắp,…những đối tượng chủ yếu lao vào những tệ nạn này là trẻ vị thành niên,

ở nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Một thực trạng đáng lo ngại là tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Quốc Oai đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây:

Bảng 2.10: Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Quốc Oai

Đơn vị: vụ Loại TNXH 2008 2010 2013 Trộm cắp 50 56 63 Mại dâm 28 30 35 Đánh bạc 10 12 19 Ma túy 203 215 225

Nguồn: Công An huyện Quốc Oai

Chỉ trong vòng 5 năm điều tra, tất cả các loại hình tệ nạn xã hội đều gia tăng, đặc biệt là tệ nạn ma túy, trung bình mỗi năm tăng thêm 4 đối tượng(22 đối tượng/ 5 năm). Đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo đối với gia đình, chính quyền địa phương và xã hội. Nếu không đưa ra được những biện pháp giải quyết mạnh mẽ hơn nữa thì tệ nạn xã hội sẽ thực sự là nỗi bức xúc, là một vấn đề rất đáng lo ngại đặt ra với chính quyền địa phương trong q trình khắc khục những tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến người lao động.

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w