nông thôn đến việc làm của người lao động
1.2.2.1. Tác động tích cực
+ Tạo thêm việc làm mới
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn một mặt tạo mở nhiều việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Để tiến hành quá trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi phải thúc đẩy xây dựng, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật với việc hình thành các KCN, khu du lịch, thương mại, khu đô thị mới ngày càng hiện đại. Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ kích thích gia tăng việc hội tụ các nguồn lực đầu tư cho sản xuất thúc đẩy hoạt động kinh tế phi nông nghiệp diễn ra ngày càng sơi động, đa dạng hóa và phát triển các ngành nghề công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ,…đẩy nhanh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH từ đó tạo thêm nhiều việc làm mới trong những ngành này.
Mặt khác, CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn tạo mở nhiều việc làm trong khu vực kinh tế khơng chính thức, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân nông thôn làm nảy sinh các nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần. Để đáp ứng nhu cầu đó thì địi hỏi sản xuất và dịch vụ phải được mở rộng, kéo theo sự đa dạng của các ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm mới. Trong đó, đáng chú ý là sự phát triển của các khu vực kinh tế khơng chính thức hoạt động quy mơ nhỏ, khơng đăng ký, khơng địi hỏi trình độ chun mơn kỹ thuật như: bán hàng rong, các dịch vụ buôn bán nhỏ tại nhà, giúp việc gia đình, lao động tự do,…sẽ góp phần GQVL cho một lực lượng lao động khơng nhỏ khơng có tay nghề, lao động nhập cư, lao động thuộc diện thu hồi đất canh tác,…
Bên cạnh đó, CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn thúc đẩy thực hiện các chương trình CNH, HĐH ở khu vực nơng thơn, đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp chế biến và đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp. Từ đó, thu hút một bộ phận lao động nơng nhàn, lao động dư thừa từ nơng nghiệp do khơng có đất canh tác vào làm việc và tăng thời gian làm việc ở nông thôn.
Ngồi ra, q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn cịn kích thích khả năng tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm của người lao động. Khi tiến hành CNH, HĐH, đồng nghĩa với việc một bộ phận không nhỏ người lao động bị mất việc làm. Khơng có việc làm thì sẽ khơng thể tồn tại, khơng thể ni được gia đình. Vì thế, họ phải tự tìm mọi cách để tìm được việc. Muốn vậy, người lao động, đặc biệt là những lao động trẻ phải tự nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề bằng cách là tham gia vào các chương trình giáo dục, đào tạo nghề tại địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề. Không chỉ vậy, người lao động nơng thơn cịn đang dần có sự chuyển biến về nhận thức được thể hiện qua việc chuyển từ mơ hình đại gia đình nhiều thế hệ, đơng con của xã hội
sang mơ hình ít con theo kiểu đơ thị. Vì khi đó, họ có điều kiện thuận lợi hơn về thời gian, tiền bạc, công sức,…để đầu tư nâng cao trình độ lao động, vừa làm giảm áp lực về nhu cầu phải GQVL hiện tại, vừa nâng cao khả năng tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm trong tương lai.
+ Làm thay đổi cơ cấu việc làm theo hướng CNH, HĐH
Trong q trình CNH, HĐH do có sự chuyển dịch CCKT từ dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại, cơ cấu việc làm cũng thay đổi mạnh mẽ theo xu hướng đó. Cụ thể, các thay đổi đó là:
- Tăng chỗ việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm chỗ việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp
- Tăng chỗ việc làm địi hỏi trình độ lao động cao, giảm chỗ việc làm địi hỏi trình độ lao động thấp, nhất là lao động phổ thông
- Tăng chỗ việc làm có năng suất, thu nhập cao, giảm chỗ việc làm có năng suất và thu nhập thấp
Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu việc làm theo các xu hướng trên xuất phát từ sự gia tăng hội tụ các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Sự gia tăng này là do một mặt, người lao động bị thu hồi đất khơng cịn tư liệu sản xuất nên phải tìm đến những hoạt động sản xuất phi nơng nghiệp để có thu nhập trang trải cuộc sống. Mặt khác, họ cũng nhận thấy rằng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đem lại thu nhập cao hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp quanh năm chân lấm tay bùn, lao động vất vả nhưng thu nhập vẫn không đủ để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống. Ngoài ra, việc tiến hành thực hiện những nội dung để đẩy mạnh CNH, HĐH như mở rộng không gian đô thị, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN, đường xá, thực hiện thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…cũng là tác nhân trực tiếp làm thay đổi cơ cấu việc làm.
1.2.2.2. Tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của người lao động
+ Làm cho một bộ phận lao động nơng nghiệp rơi vào tình trạng thất
nghiệp
Quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đổi mục đích sử dụng từ phục vụ sản xuất nơng nghiệp sang phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ sẽ làm cho một bộ phận không nhỏ những người lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp mất việc làm và buộc phải chuyển đổi việc làm. Đối với những đối tượng này mất đất canh tác đồng nghĩa với mất tư liệu sản xuất trong khi đa số họ lại có trình độ học vấn thấp, khơng có tay nghề, khơng có vốn để tự tổ chức việc làm. Hơn nữa, do trong cách làm, cách nghĩ và lối sống của họ vẫn còn mang nặng sắc thái của nông thôn làng xã truyền thống nên rất hạn chế trong việc thích ứng với u cầu của q trình CNH, HĐH.
Cũng do CNH, HĐH thúc đẩy quá trình sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp nhất là các DNNN và thực hiện thay thế lao động thủ cơng bằng lao động cơ khí, phát triển tự động hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nên đã làm giảm chỗ làm việc yêu cầu trình độ lao động thấp. Do đó, xuất hiện một bộ phận không nhỏ lao động dôi dư không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất sẽ bị mất việc. Những người này đa số là đã lớn tuổi hoặc là có trình độ thấp, sức khỏe khơng đảm bảo, khả năng đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề nghiệp thấp, do vậy khơng cịn phù hợp với sự đổi mới và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Chính từ đây đã nẩy sinh mâu thuẫn là ở hầu hết các đô thị lớn ở nước ta nhu cầu về lao động có chất lượng cao rất nhiều, nhưng số người thất nghiệp cũng rất lớn do nguồn lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn không thể đáp ứng một cách thỏa đáng yêu cầu của chỗ làm việc đó.
Đây là một thực trạng diễn ra ở hầu khắp các địa phương vùng nơng thơn trên cả nước. Khi q trình CNH, HĐH diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì lại diễn ra một thực trạng là lao động nông thôn rơi vào tình trạng già hóa. Cùng với CNH, HĐH và đặc biệt là Đơ thị hóa thì hàng loạt các khu cơng nghiệp, doanh nghiệp mọc lên, những tưởng đây sẽ là cơ hội tốt để giải quyết việc làm cho lao động tại các khu vực đó. Tuy nhiên, một thực trạng đang diễn ra rất phổ biến là phần lớn lao động nơng thơn lại đang tìm mọi cách để ra thành phố lớn tìm việc làm, do ở quê hương, trình độ của họ chỉ là lao động phổ thông, quá thấp nên không thể đáp ứng được yêu cầu của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp. Do vậy, họ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Khơng có việc làm hoặc thiếu việc làm trở thành một gánh nặng với bản thân người lao động, gia đình và xã hội. Chính vì thế, để giải quyết khó khăn thì người lao động ở các vùng nơng thơn tìm ra thành phố lớn mong tìm được việc làm. Cuộc sống ở thành phố tuy bấp bênh, vất vả nhưng vẫn hơn là ở lại quê hương suốt ngày chỉ gắn bó với cái cày, con trâu, thu nhập q thấp khơng thể ni sống gia đình, cho con cái ăn học tử tế. Một nguyên nhân khác rất quan trọng khiến người lao động tìm ra thành phố đó là do sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa lao động ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành phố dù chỉ làm những công việc tay chân thuần túy, thu nhập không ổn định nhưng lại cao hơn rất nhiều so với làm nông nghiệp ở quê hương. Thực tế cho thấy là hiện nay, đối tượng lao động ra thành phố tìm việc chủ yếu là thanh niên vì ngồi giải quyết được việc làm, ngồi vấn đề thu nhập, họ ra thành phố cịn muốn được tiếp cận với văn minh đơ thị, mong có cơ hội thay đổi cuộc đời. Hậu quả không thể tránh khỏi của di cư lao động chính là tình trạng già hóa lao động nơng thơn. Lao động trẻ thì thi nhau lên thành phố kiếm sống để lại quê hương chỉ toàn phụ nữ, người già và trẻ em. Đây thực sự đang trở thành một
thực trạng đáng báo động và là nỗi lo hiện hữu đòi hỏi từ Trung ương cũng như các địa phương cần phải đưa ra những giải pháp thiết thực để giải quyết.
+ Lao động nhập cư vào các đô thị ngày càng nhiều gây sức ép về việc làm tại các đô thị
Do chênh lệch về phát triển KT- XH và thu nhập giữa khu vực nơng thơn và khu vực thành thị mà hình thành nên lực đẩy ở khu vực nơng thôn và lực hút ở khu vực thành thị. Mức độ CNH, HĐH càng cao thì chênh lệch về phát triển KT-XH giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn, các luồng nhập cư nông thôn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, gây sức ép không nhỏ đến sự phát triển KT- XH ở các đô thị lớn ở nước ta. Ngoài những người thất nghiệp xuất thân từ đơ thị, làn sóng nhập cư từ nguồn lao động ở nơng thôn tạo ra sự chênh lệch về cung- cầu lao động. Số lượng cung lao động thì quá lớn trong khi cầu lao động thì lại có hạn, cạnh tranh việc làm diễn ra gay gắt. Bên cạnh đó, tình trạng q tải lao động cịn gây sức ép về nhà ở, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, đội quân thất nghiệp tại các đơ thị thì ngày càng gia tăng,…
+ Gây bất ổn xã hội ở nông thôn
Những bất ổn xã hội có thể kể đến đó là: tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp của nông dân xảy ra ngày càng nhiều. Nguyên nhân là do những bất hợp lý trong việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ nơng dân bị thu hồi đất. Ngồi ra, tệ nạn xã hội : cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, trộm cắp, cướp giật,…đang trở thành những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của tồn xã hội. Trên địa bàn nông thôn, nguyên nhân chủ yếu của tệ nạn xã hội là do: một là,
sử dụng số tiền đền bù không hợp lý và sai mục đích, lao vào ăn chơi vơ độ, khi hết tiền thì lao vào các tệ nạn xã hội; hai là, khơng có việc làm gây ra tâm lý chán nản, tìm đến các trị cờ bạc đỏ đen để mong thay đổi cuộc đời,... Giải quyết tốt các vấn đề xã hội này sẽ góp phần khắc phục, hạn chế những mâu
thuẫn nảy sinh trong q trình CNH, HĐH, góp phần ổn định chính trị, phát triển KT-XH một cách bền vững.