Những kết quả chủ yếu

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 43 - 49)

Trước ngày 1/8/2008, Quốc Oai là huyện phía tây của tỉnh Hà Tây, là

vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, với diện tích tự nhiên là 129.54km2 số đơn vị hành chính là 19 xã và 1 thị trấn. Từ sau 1/8/2008 tỉnh Hà Tây và Hà Nội hợp nhất, Quốc Oai trở thành một huyện ngoại thành của Hà Nội, có thêm tồn bộ diện tích xã Đơng Xn của huyện Lương Sơn, Hịa Bình nhập vào( theo quyết định số 20/QĐ- UBND ngày 1/8/2008 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội). Diện tích của huyện Quốc Oai hiện nay là 147,6 km2 với số đơn vị hành chính là 20 xã và 1 thị trấn, dân số là 170.166 người [46]. Phía Đơng giáp Hồi Đức, phía Tây giáp Lương Sơn, Hịa Bình, phía Nam giáp Chương Mỹ và phía Bắc giáp với Thạch Thất.

Huyện Quốc Oai nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngòi nên khá phức tạp nhưng lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất đai, nước, khống sản và tài ngun cảnh quan, di tích lịch sử, du lịch khá phong phú và đa dạng.

Về dân số và nguồn nhân lực: trong những năm gần đây, mật độ dân số ngày càng tăng, lao động có khả năng lao động chiếm trên 60% dân số, đây là lực lượng lao động chính tham gia làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, hạn chế của lao động Quốc Oai là thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề, tỷ lệ lao động được đào tạo qua các trường đào tạo thấp, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm.

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, sau hơn 20 năm kể từ khi

đổi mới kinh tế, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn huyện Quốc Oai đã đạt được những thành tựu quan trọng, đáng khích lệ trên nhiều mặt. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (theo giá trị sản xuất, giá cố định) giai đoạn 2006- 2011 là 17,6%, trong đó tỷ lệ tăng trưởng bình qn của CN- XD là 23,26%/năm, TM-DV là 18,5%/năm, Nông, lâm nghiệp: 2,53%/ năm. Tính theo giá trị tăng thêm (GTTT) thì tổng GTTT năm 2006 đạt khoảng 644,27 tỷ đồng, đến năm 2011 đạt 975 tỷ đồng [ 46]. Từ những con số trên đây có thể thấy rằng nền kinh tế của huyện Quốc Oai đã có tốc độ tăng trưởng khá, trong đó các ngành kinh tế trọng điểm tăng trưởng nhanh, theo cơ cấu hợp lý: ngành CN- XD tăng trưởng cao nhất, tiếp đến là ngành TM- DV cịn ngành Nơng, lâm nghiệp do một phần khá lớn đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các khu, cụm cơng nghiệp, nơng dân khơng cịn đất canh tác nên tỷ lệ tăng trưởng trong ngành này thấp nhất chỉ đạt 2,53%/ năm.

Thứ hai, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ngày càng tăng

Trong những năm qua, huyện Quốc Oai đã rất coi trọng việc trang bị các công cụ cơ giới cho sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và tăng năng suất cây trồng và vật ni, nhờ đó năng lực thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp ngày càng tăng. Một số loại máy móc, thiết bị chủ yếu được đầu tư trang bị: máy kéo năm 2008 ( 250 chiếc) thì đến năm 2012 đã tăng lên gấp gần 3 lần( 680 chiếc); máy gieo trồng năm 2008 có 25 chiếc, đến năm 2012 huyện Quốc Oai đã trang bị được thêm 57 chiếc [4; 5],… Trong các khâu sản xuất, một số khâu bước đầu đã được cơ giới hóa 100%:

khâu làm đất, cơng tác thủy lợi được thực hiện 100% bằng hệ thống máy bơm,…

Bên cạnh việc trang bị các loại máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất thì huyện Quốc Oai cũng rất quan tâm đến việc phát triển hệ thống thủy lợi, thủy nông để phục vụ cho việc tưới tiêu của bà con nơng dân. Tính trên tồn huyện có hơn 30 cống tưới tiêu lớn, nhỏ với mật độ tương đối dày; 68 trạm bơm tưới tiêu với hệ thống máy bơm với công suất khá lớn: 1000- 4000m3/h( 75 chiếc); các kênh mương cũng đã được bê tơng hóa và xây dựng ngày càng hoàn thiện,…

Những thành tựu của cuộc cách mạng sinh học đang được áp dụng ngày càng rộng rãi và đã góp phần khơng nhỏ vào thành tích của sản xuất nông nghiệp của huyện Quốc Oai. Việc sử dụng giống tốt trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhất là việc sử dụng những ưu thế lai trong sản xuất đã nâng cao đáng kể năng suất, chất lượng cây trồng, vật ni. Ví dụ như: việc sử dụng một số giống lúa tốt, cho chất lượng cao: BC15, TBR45 hay HT1 đã tạo ra năng suất lúa ngày càng tăng : 46 tạ/ ha (năm 2008) đến năm 2012 là 57 tạ/ ha; đối với gia cầm: năm 2008 là 1.228.798 con đến năm 2012 đã tăng lên đến 1.694.542 con [4; 5].

Có thể nói, việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất không chỉ giúp cho nông nghiệp huyện Quốc Oai tăng năng suất cây trồng, vật ni mà cịn có ý nghĩa trong việc định hướng xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp huyện phát triển theo hướng hiện đại, một kinh tế nông thôn ngày càng đổi mới, phát triển.

Thứ ba, tạo sự chuyển dịch cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo hướng

tích cực

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo hướng CNH, HĐH.

Tăng giá trị sản sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, vùng, miền. Đây là một chủ trương, định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước trong q trình đẩy mạnh CNH, HĐH nơng thơn, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn vừa qua, sự chuyển dịch này đã góp phần cải thiện bộ mặt đời sống nơng thơn, nâng cao thu nhập, mức sống, kèm theo đó là tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thơng tin, văn hóa… cho người dân. Cụ thể, trên địa bàn huyện Quốc Oai, cơ cấu ngành kinh tế cũng đang dần có sự chuyển biến theo hướng tích cực:

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành ĐVT: tỷ đồng, % Giá trị sản xuất 2008 2012 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng 2,614.38 100 4,916.00 100 CN- XD 1,578.3 58,90 2,990.0 60,82 Dịch vụ 498.40 18,95 992.00 20,18 Nông, lâm, TS 537.68 22,15 934.00 19,00

Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Quốc Oai đến năm 2020, tầm nhìn 2030,

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp được đánh giá trong 2 năm 2008 và 2012 của huyện Quốc Oai có thể đưa ra một số nhận xét sau: Nơng, lâm, thủy sản mặc dù có tỷ trọng giá trị sản xuất thấp nhất và giảm dần theo từng năm( trong 4 năm đánh giá mỗi năm trung bình giảm 0,78%) nhưng giá trị sản lượng mà ngành này đem lại vẫn tăng lên và chiếm tỷ lệ không phải là nhỏ nhất: trong 4 năm từ 2008 đến năm 2012 tăng 1,7 lần (934 tỷ đồng/ 537,68 tỷ đồng), chiếm 934 tỷ đồng/ 4916 tỷ đồng giá trị toàn ngành kinh tế. Trong nội bộ ngành cũng có sự biến động đáng kể, trong năm 2008 trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao( 55%), chăn nuôi(41%) và sau cùng là ngành lâm nghiệp, thủy sản( 4%)nhưng đến năm

2012 các con số tương đương chỉ còn là: 43%, 52% và 5% [46]. Đối với ngành dịch vụ cũng có sự gia tăng trong cơ cấu theo tỷ lệ và về mặt giá trị. Đáng kể nhất là ngành CN- XD : trong 4 năm giá trị sản lượng đã tăng lên gấp đôi( từ 1578,3 tỷ đồng lên 2990 tỷ đồng) và trong cơ cấu giá trị sản xuất tăng lên 2%(từ 58,90% tới 60,82% ). Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra đánh giá là sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất giữa các ngành và trong nội bộ ngành của huyện Quốc Oai là sự thay đổi hợp lý, theo hướng hiện đại, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra trong sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động của huyện Quốc Oai cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó lao động nơng nghiệp có xu thế giảm, lao động cơng nghiệp và dịch vụ có xu thế tăng. Trong giai đoạn 2009- 2012, tính trong tổng lực lượng lao động trên tồn huyện số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp năm 2009 chiếm tỷ trọng 60%, đến năm 2012 giảm chỉ cịn 50%; đối với ngành cơng nghiệp, xây dựng năm 2009 là 28% đến năm 2012 tăng lên là 35%; đối với ngành Thương mại, dịch vụ, du lịch, VH- XH các con số tương đương là 12% và 15%[46]. Số lượng lao động được đào tạo có trình độ chun môn kỹ thuật cũng ngày càng tăng lên để đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn và xa hơn nữa là đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH.

Thứ tư, hệ thống kết cấu hạ tầng nơng thơn được hồn thiện một bước

Hệ thống giao thông nông thôn những năm gần đây đã được chú trọng

nâng cấp, đáp ứng cho nhu cầu phát triển KT- XH và dân sinh của huyện. Các hệ thống tuyến đường được quan tâm đầu tư đặc biệt là tuyến đường cấp xã: tổng chiều dài đường xã hiện nay là khoảng trên 70km, hầu hết mặt đường kết cấu bằng bê tông xi măng. Đến nay, số Km đường xã được bê tơng hóa chiếm khoảng 70%, tức khoảng trên 50km; đường liên xã cũng được đầu tư xây dựng giúp cho người dân thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu với nhau. Hệ

thống giao thông nội đồng cũng đang được bê tơng hóa giúp cho bà con thuận tiện hơn trong việc tưới tiêu, đi lại,.

Hệ thống cung cấp điện đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của

nhân dân. 100% số xã trên địa bàn có điện kể cả những xã xa trung tâm thị trấn như Phú mãn, Hòa Thạch. Do huyện được cấp điện từ lưới điện 220kV quốc gia khu vực miền Bắc thông qua các trạm biến áp 220/110 kV- ( 2x 250) MVA Hà Đông và Xn Mai, trên địa bàn huyện cịn có 5 tuyến điện nổi 10KV xuất tuyến từ trạm 35/10KV Quốc Oai đi cấp điện cho các phụ tải điện trong khu vực.

Hệ thống đài truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn được duy trì

thường xun và hoạt động có hiệu quả. 100% các xã có đài truyền thanh và Đài phát thanh huyện phát sóng 7 ngày/ tuần, thời lượng 4 lần/ ngày, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của huyện và cơ sở đáp ứng ngày càng cao nhu cầu văn hóa thơng tin của nhân dân. Tồn huyện đến nay có hơn 85% số hộ có đài, tivi; 19 thư viện và phịng đọc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính đến nay có 80% số xã có điểm bưu điện văn hóa, có một bưu điện trung tâm tại Thị trấn huyện đảm bảo đưa phát thông tin một cách nhanh chóng, trên tồn địa bàn có khoảng 35 máy điện thoại cả cố định và không dây/ 100 dân. Ngoài ra, mạng Internet cũng đã đến với từng ngơi nhà, ngõ xóm, việc tra cứu thơng tin và sử dụng hình thức liên lạc thơng qua mạng đã khơng cịn là điều xa lạ với người dân trong huyện, đặc biệt là với giới trẻ.

Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập bậc phổ thơng trung học, duy trì vững chắc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư. Năm 2012 huyện có thêm 7 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn quốc gia lên là 13 trên tổng số 50 trường( đạt 23% ). Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ngày

càng được chuẩn hóa trình độ, nâng cao chất lượng chun mơn và trình độ quản lý.

Đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được quan tâm nhiều hơn. Trong 5 năm giai đoạn 2006- 2010, ngành y tế huyện đã chú trọng cơng tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ ngành y tế huyện từng bước được tăng cường. Đến nay Huyện có 1 bệnh viện đa khoa với hơn 100 giường bệnh, được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại, 1 phòng khám đa khoa khu vực, cán bộ y tế được tăng cường về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 43 - 49)