Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 83 - 86)

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển để tìm kiếm việc làm, nhất là từ khu vực nông thôn lên các vùng kinh tế trọng điểm, các

3.2.2.Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm

Trong những năm vừa qua, mặc dù chính quyền huyện Quốc Oai đã thực hiện rất nhiều những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn và cùng với đó là q trình đơ thị hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, nhưng số lao động thiếu việc làm và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng lực lượng lao động. Vì thế, việc đưa ra những giải pháp nhằm khuyến khích lao động tự tạo việc làm, khơng thể chỉ trông chờ vào Đảng,

Nhà nước và chính quyền là một giải pháp rất cần thiết mà chính quyền huyện Quốc Oai cần phải thực hiện trong thời gian sắp tới. Theo đó, một số giải pháp được đưa ra như sau:

Đối với đối tượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động, có sức khỏe, có ý chí phấn đấu nhưng do thiếu trình độ nên chưa tìm kiếm được việc làm thì cần phải hướng họ chuyển nghề từ nơng nghiệp sang lao động trong các ngành CN- XD và DV. Để chuyển đổi nghề thì họ cần được chính quyền địa phương và các cơ sở dạy nghề giúp đỡ để đào tạo chuyên mơn, nâng cao tay nghề để có thể đáp ứng tốt yêu cầu của các chủ lao động. Vì thế, trong những năm tiếp theo, chính quyền địa phương cần đưa ra những giải pháp thiết thực nhất để giúp đỡ những đối tượng lao động này có cơ hội để có được việc làm. Trước hết là cần phải thành lập mới, đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp trên địa bàn huyện; nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm; ban hành chính sách hỗ trợ học nghề, chính sách khuyến khích thu hút và đào tạo nghề cho lao động trong các khu công nghiệp của huyện đặc biệt là các khu cơng nghiệp có các doanh nghiệp nước ngoài đem lại thu nhập cao cho lao động; liên kết các chương trình đầu tư phát triển kinh tế với giải quyết việc làm, tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội, công ty may Hồ Gươm tổ chức các hội nghị tư vấn, tuyển dụng lao động sau khi người lao động được đào tạo nghề

Trong lực lượng lao động trẻ, ngồi phần lớn lao động là muốn thốt ly nghề nơng thì vẫn cịn có một bộ phận vẫn muốn tiếp tục gắn bó với ruộng đồng nhưng họ hướng tới lao động sản xuất quy mơ lớn. Chính quyền địa phương có thể phối kết hợp với các lớp học khuyến nông để phổ biến các kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất cho người lao động, giúp mở ra nhiều hướng sản xuất cho người lao động được lựa chọn. Bên cạnh các vụ chính, người lao động có thể tập trung vào trồng cây luân canh theo vụ, tránh để đất

bỏ trống, nhưng cũng khơng để đất rơi vào tình trạng bạc màu, khơng có dinh dưỡng. Bên cạnh việc trồng trọt, chính quyền địa phương cũng nên hướng người lao động tập trung vào phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bởi đây là ngành sản xuất chính làm giàu cho người nông dân.

Với những lao động đã lớn tuổi, lao động nữ, họ thường khơng có trình độ và sức khỏe để đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp đề ra nên họ rất khó có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp. Khơng chỉ vậy lại khơng có kiên nhẫn tham gia vào q trình đào tạo nghề, muốn có được việc làm ngay vì cần phải có thu nhập để ni sống gia đình. Vì vậy, hiện tại và những năm trước mắt đây là nhóm đối tượng chính quyền cần dành nhiều sự quan tâm đặc biệt và tích cực áp dụng các biện pháp hỗ trợ.

Trên thực tế, có một số người lao động có vốn, có cơ sở vật chất và khả năng lao động nhưng họ lại khơng có kiến thức để bắt đầu một cơng việc như thế nào, phải thực hiện cơng việc đó ra sao, làm thế nào để thu được lợi nhuận từ cơng việc đó. Do tay nghề thấp, trình độ chun mơn khơng có nên khơng phát huy được thế mạnh đang có, thậm chí khơng thể tự tạo việc làm cho bản thân. Vì thế, chính quyền địa phương cần phối kết hợp với trường, lớp, trung tâm dạy nghề, đào tạo nghề để tổ chức các lớp học nghề ngắn hạn để hỗ trợ và đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Ngồi ra, chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi giao lưu và sinh hoạt tập thể theo định kỳ giữa những người lao động để họ có thể trao đổi kinh nghiệm và học hỏi thêm những kỹ năng trong lao động sản xuất, mở những lớp đào tạo nghề phù hợp với trình độ và khả năng của họ, đề ra những chính sách đãi ngộ, khen thưởng, thể hiện sự coi trọng những lao động giỏi, có trình độ tay nghề cao, có ý thức phấn đấu cũng là một cách để thúc đẩy người lao động học hỏi nhiều hơn, đồng thời cải thiện được suy nghĩ của họ về lợi ích của q trình tham gia vào đào tạo và dạy nghề. Từ đó, giúp họ

nhanh chóng có được việc làm, tăng được thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, để giúp đỡ cho các đối tượng khác nhau chịu tác động của q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn thì chính quyền huyện Quốc Oai tiếp tục thực hiện những giải pháp đã mang lại hiệu quả trong thời gian qua: tiếp tục trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từ ngân sách thành phố với mức 1,5-2 tỷ đồng/năm; phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội hàng năm cho vay các dự án để giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt là đối với những lao động trẻ dù là theo nghề nông nghiệp hay là phi nơng nghiệp khi có ước mơ làm giàu chính đáng thì rất được khuyến khích và họ có thể xây dựng dự án để vay vốn từ nguồn quỹ này tại các địa phương. Với nguồn vốn này thì họ có thể lập các trang trại trồng cây ăn quả, làm nghề, mở các cơ sở sản xuất kinh doanh tại nhà,…khơng chỉ góp phần giải quyết việc làm cho bản thân người đứng ra vay vốn mà còn giúp cho những lao động khác trong cùng địa phương có được việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Trang 83 - 86)