Thứ nhất, chính quyền huyện Quốc Oai đã có nhiều chính sách và biện pháp sát hợp với điều kiện địa phương để giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình thực hiện CNH, HĐH.
Huyện ủy Quốc Oai đã ra Nghị quyết số 14- NQ/HU ngày 28/7/2011 về “ lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn,
giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020”. Ngay sau khi Huyện ủy ban hành Nghị quyết 14- NQ/HU, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch số 57/KH- UBND ngày 13/9 2011 nhằm triển khai Nghị quyết này. Thêm vào đó, UBND huyện cũng đã xây dựng và triển khai kế hoạch số 47/KH- UBND và QĐ số 2740/QĐ- UBND về việc thực hiện quyết định số 1956/ QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; chỉ đạo Đài Phát thanh huyện xây dựng chuyên mục tuyên truyền, tư vấn học nghề và các đài địa phương tiếp tục tuyên truyền tư vấn thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương như Đồn thanh niên, hội Phụ Nữ, Hội Nơng dân; lồng ghép chương trình đào tạo nghề cho lao động nơng thôn theo mục tiêu của Quyết định 1956/QĐ-TTg với chương trình học nghề cho hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình bị thu hồi đất canh tác, lao động thuộc đối tượng dân tộc thiểu số, chương trình khuyến công, khuyến nông. Kết quả là trong năm 2011 số việc làm nơng, lâm, ngư nghiệp mà chính quyền huyện Quốc Oai đã giới thiệu và tạo ra cho người lao động là 61%; việc làm công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dưng: 18% ; thương mại, dịch vụ, du lịch: 21%. Trong năm 2012 các con số tương đương: 58%, 20%, 22% [ 31]
Cùng với đó, Huyện cũng đã phối hợp với UBND, Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài ( Libya) về nước trước thời hạn, với số tiền 17 triệu đồng( 1 triệu/ 1 lao động); cho vay 155 dự án để giải quyết việc làm với số tiền là 17.659 triệu đồng và tạo việc làm cho 1.077 lao động;
Ngồi ra, phịng Lao động- Thương binh xã hội đã phối hợp với Huyện đoàn Quốc Oai xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, tư vấn định hướng nghề (theo quyết định 1956/ QĐ- TTg), giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên và người lao động nông thôn tại 21 xã, thị trấn, được tổ chức
4 cụm điểm tại xã: Tân Hòa, Phú Cát, Tuyết Nghĩa, Thạch Thán với tổng số 450 lao động tham dự; phối hợp với các xã, thị trấn phát tờ rơi( trên 6000 tờ rơi do Sở Lao động- TBXH Hà Nội cấp) về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến tồn bộ gia đình có người trong độ tuổi lao động được biết chính sách của Nhà nước.
Thứ hai, bên cạnh những làng nghề truyền thống được lưu giữ và góp
phần không nhỏ trong giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, đặc biệt là lao động nữ, lao động lớn tuổi thì việc triển khai thực hiện thí điểm những mơ hình dạy nghề mới: đứng máy cơng nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, làm mây tre, giang đan xuất khẩu, chế biến lâm sản,….cũng đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Trong những năm gần đây, mỗi năm chính quyền huyện Quốc Oai tổ chức từ 2 đến 3 lớp dạy nghề cho những đối tượng chủ yếu là lao động bị mất việc làm do bị thu hồi đất. Mỗi lớp có từ 70 đến 100 học viên, được học nghề và đào tạo nghề ngay tại địa phương. Kết quả là sau khi học xong người lao động khơng chỉ có được những nhận thức mới về kinh nghiệm, kỹ thuật lao động sản xuất mà cịn có được việc làm ổn định và thu nhập cao hơn nhờ được học nghề. Theo báo cáo của phòng LĐ- TB và XH huyện cho thấy, có tới 85% - 90% lao động sau học nghề có việc làm và làm đúng nghề được đào tạo, ngồi ra họ cịn tham gia truyền nghề cho những người khác trong cùng gia đình hoặc trong cùng địa phương, giúp cho những người đó mặc dù không được trực tiếp học nghề nhưng cũng trang bị được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm nghề. Có thể nói, các mơ hình đào tạo nghề đã thực sự góp phần cải thiện đời sống cho các gia đình, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, góp phần quan trọng phát huy nội lực của người dân địa phương trong xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba, không chỉ hướng đến mục tiêu là giải quyết việc làm, những chủ
hiện cịn góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, thay đổi và hình thành tư duy sản xuất hàng hóa của người dân và xa hơn nữa là làm cho đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân càng ngày càng được nâng cao, xây dựng một nông thôn mới, hiện đại.