Hệ thống kênh phân phối bán lẻ các sản phẩm ngoài ngành BCVT

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của tổng công ty bưu chính việt nam (Trang 116 - 129)

- BĐTT Đại lý do công ty chỉ

Thù lao thu thuê = Pthuê thu n* k

4.2.3. Hệ thống kênh phân phối bán lẻ các sản phẩm ngoài ngành BCVT

Như đã phân tích ở trên VNPost sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu chỉ cung cấp các dịch vụ bưu chính như hiện nay nguyên nhân là do tập đoàn thực hiện việc chia tách BC, VT thành 02 lĩnh vực độc lập, xoá cơ chế bỏ bù chéo giữa hai lĩnh vực, phạm vi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông của VNPost ngày càng bị bó

hẹp đồng thời lại phải cạnh tranh mạnh mẽ với hệ thống kênh phân phối chuyên nghiệp của các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông luôn có lợi thế hơn VNPost vì là chủ mạng lưới, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành, chăm sóc khách hàng trực tiếp… trong khi VNPost chỉ là chủ các dịch vụ bưu chính, hoặc cao cấp hơn là dịch vụ bưu phẩm lai ghép nên VNPost sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu cung cấp các dịch vụ viễn thông mua bán lại. Từ những phân tích trên cho thấy việc VNPost phải mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình dựa trên những lợi thế của mình là vô cùng cần thiết, nó không chỉ phù hợp với xu thế chung của Bưu chính thế giới mà còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới kênh phân phối. Một trong những lĩnh vực mà VNPost có thể tham gia vào đó là thị trường bán lẻ Việt Nam - một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng.

4.2.3.1.Phân tích khả năng tham gia của VNPost trong lĩnh vực bán lẻ

Tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam

Việt Nam là một thị trường có qui mô lớn với 84 triệu dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng trên 8%/năm, chính trị ổn định, lại nằm trong khu vực được coi là có hoạt động kinh tế năng động nhất thế giới nên nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy tổng mức tiêu dùng của xã hội cũng ngày càng cao. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, sức mua trong năm 2008 khoảng 21 tỷ USD, doanh thu bán lẻ tăng 25%/năm, dự kiến sức mua trên thị trường Việt Nam sẽ vượt qua con số 50 tỷ USD vào năm 2012. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam là rất lớn.

Trong số 84 triệu dân, có tới trên 50% người Việt Nam thuộc lứa tuổi dưới 30, hay nói cách khác dân số Việt Nam rất trẻ. Đây là một trong những điểm nhấn vô cùng quan trọng của thị trường bán lẻ Việt Nam bởi chính lớp trẻ là những người yêu thích mua sắm, nên nhu cầu mua sắm là rất lớn. Theo kết quả khảo sát của tập đoàn tư vấn A.T.Kearney có trụ sở tại Mỹ thì lượng tiền mà người tiêu dùng Việt Nam bỏ ra để mua sắm trong năm 2007 tăng 16% so với năm 2006, còn doanh số bán lẻ tăng 15% so với năm 2007. Trong khi đó tiêu dùng ở Trung Quốc chỉ tăng 14% trong năm 2007, doanh số bán lẻ tăng 12% so với năm 2006. Khác với thị trường bán lẻ Trung Quốc đang dần dần rơi vào trạng thái bão hoà thì thị trường bán lẻ Việt Nam mới chỉ ở dạng sơ khai, giai đoạn đầu của sự phát triển. Kết quả khảo sát của tập đoàn tư vấn A.T.Kearney thông qua chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được tính toán dựa trên sự đánh giá mức độ hấp dẫn đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ ở 30 thị trường mới nổi trên toàn cầu cho thấy:

Bảng 3.9: Top 10 thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn lớn của năm 2007

Tên quốc gia Chỉ số năm 2007 Chỉ số năm 2006

Ấn độ 1 1 Nga 2 2 Việt Nam 3 8 Ucraina 4 3 Trung Quốc 5 4 Chi - lê 6 11 Latvia 7 6 Slovenia 8 5 Croatia 9 7 Thổ Nhĩ Kỳ 10 9

(Nguồn: Tập đoàn tư vấn A.T Kearney)

Kết quả khảo sát trên cho thấy, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc vươn lên xếp thứ 3 thế giới về mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ. Một kết quả điều tra khác của công ty Nghiên cứu nhân lực và kiểm định kinh tế (Pricewaterhouse Cooper) thì Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư thương mại. Theo thống kê của Bộ Thương Mại, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2007 ước đạt 480 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2006. Con số này cho thấy tiềm năng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ ở nước ta là rất lớn. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng là khó khăn rất lớn bởi phải cạnh tranh với nhiều tập đoàn phân phối chuyên nghiệp nổi tiếng toàn cầu sẽ tham gia vào thị trường bán lẻ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội và giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên mạnh mẽ, cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng hiện đại hơn, dẫn đến xu thế tiêu dùng trong dân cư Việt Nam cũng có những thay đổi tích cực. Với hơn 50% dân số có độ tuổi dưới 30 ngày càng có thu nhập cao và đang chuyển hướng tiêu dùng từ nhu cầu cơ bản đến nhu cầu cao cấp hơn, hiện đại hơn. Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đứng thứ 4 Châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn độ và Indonesia. Trong đó việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người ra quyết định tiêu dùng) và kiểu hộ gia đình qui mô nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng.

Theo dự báo của công ty Nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam thì ảnh hưởng của thương mại hiện đại sẽ làm thay đổi thói quen mua sắm của người Việt Nam.

Trước hết là tần suất mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít người tiêu dùng mua sắm hàng ngày ở các chợ, cửa hàng tạp hoá… và bắt đầu mua khối lượng lớn theo tuần. Thẻ tín dụng sẽ cho phép việc mua sắm tăng lên, thuận lợi hơn bởi người tiêu dùng có thể sử dụng loại thẻ nhựa này thay vì phải đem theo nhiều tiền mặt. Các đại lý thương mại hiện đại sẽ cách mạng hoá thói quen tiêu dùng bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm.

Trong một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng như vậy, nhưng theo đánh giá của Bộ Thương mại thì hệ thống bán lẻ ở Việt Nam phát triển tự phát, thiếu ổn định và chưa bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ có qui mô nhỏ và tăng trưởng chậm, thiếu những doanh nghiệp lớn có trình độ quả trị tiên tiến. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có trên 250.000 cửa hàng phân phối bán lẻ hàng hoá và 2.000 chợ truyền thống trên toàn quốc, đặc điểm kinh doanh của các cửa hàng này chủ yếu tồn tại độc lập, kinh doanh theo kiểu mua đi bán lại kiếm lời. Tình trạng chung của các cửa hàng nhỏ lẻ và các chợ này là hàng hoá lộn xộn, hàng hoá kém chất lượng.

Theo khảo sát mới đây nhất của Bộ Thương Mại thì hầu hết các cửa hàng truyền thống đều có diện tích nhỏ, trung bình khoảng 11,8 m2/cửa hàng với trang thiết bị thô sơ, lao động thủ công là chủ yếu. Các siêu thị hiện đại của Việt Nam mới chỉ xuất hiện ở 30/64 tỉnh thành nhưng chủ yếu tập trung ở thành phố lớn nhưng qui mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa đạt chuẩn mực quốc tế. Cũng theo kết quả tính toán mới nhất của Bộ Thương Mại về tỷ trọng kênh phân phối thì tỷ trọng hàng hoá phân phối trong hệ thống bán lẻ như sau:

Bảng 3.10: Tỷ trọng hàng hoá bán qua các kênh phân phối

Hàng hoá bán lẻ qua Tỷ trọng

Chợ 44%

Cửa hàng tạp hoá 40%

Kênh phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi…) 10% Phân phối trực tiếp của nhà sản xuất 6%

Tổng cộng 100%

Con số thống kê trên cho thấy phần lớn hàng hoá đến tay người tiêu dùng thông qua loại kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng truyền thống), kênh phân phối hiện đại mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu mua sắm của người dân lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn. Con số này là quá nhỏ so với các nước

như Mỹ, kênh phân phối hiện đại chiếm tỷ trọng tới 90%, Trung Quốc là 56% hay Thái Lan là 60%... Người tiêu dùng Việt Nam đang dần thay đổi thói quen mua sắm từ kênh phân phối truyền thống sang kênh phânp phối hiện đại bởi khách hàng có thể mua cùng lúc nhiều mặt hàng tại một nơi, chất lượng hàng hoá luôn đảm bảo, phương thức thanh toán thuận tiện phù hợp với xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Theo dự báo của Bộ Thương Mại thì đến năm 2010 kênh phân phối hiện đại sẽ chiếm khoảng 30-40% bằng với Trung Quốc hiện nay và đến năm 2020 chiếm khoảng 60%, bằng với Thái Lan hiện nay.

Theo lộ trình, ngay sau khi gia nhập WTO, các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ được liên doanh với doanh nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh sỉ và lẻ. Sau đó sẽ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một trong những khó khăn thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Phân tích SWOT của VNPost trong lĩnh vực bán lẻ

Phân tích SWOT cho phép VNPost xác định được những điểm mạnh, điểm yếu và những thời cơ cũng như thách thức của mình trên thị trường bán lẻ làm căn cứ cho việc lựa chọn kênh phân phối.

Bảng 3.11: Phân tích SWOT của VNPost trong lĩnh vực bán lẻ

Điểm mạnh Điểm yếu

- Có mạng lưới kênh phân phối rộng khắp đất nước từ thành thị đến tận các vùng nông thôn.

- Các điểm bán hàng có mặt bằng tương đối rộng, vị trí kinh doanh thuận lợi nhưng chưa khai thác triệt để nên hiệu quả kênh phân phối chưa cao. Các bưu cục lớn thường có vị trí trung tâm thành phố, thị xã hoặc thị trấn huyện lỵ. - Không phải tốn chi phí thuê mặt bằng do có thể tận dụng thế mạnh của các Bưu cục.

- Phương tiện vận chuyển chuyên ngành bưu chính sẵn có, đủ khả năng vận chuyển hàng hoá trên khắp mọi miền đất nước.

- Các tuyến đường tiện lợi cho

- Tổ chức khai thác, kinh doanh các dịch vụ BC-VT trong Bưu cục còn rất cồng kềnh, chưa khoa học, tốn nhiều diện tích. VNPost muốn tham gia vào thị trường bán lẻ đòi hỏi phải bố trí, tổ chức lại hệ thống bưu cục một cách hợp lý để giành khoảng không gian cần thiết cho bán lẻ. - Kỹ năng bán hàng hiện đại của đội ngũ nhân viên bưu chính còn nhiều hạn chế.

- Thiếu kinh nghiệm quản lý trong kinh doanh bán lẻ hiện đại. - Thiếu nguồn nhân lực quản lý về kinh doanh bán lẻ.

- Thiếu hệ thống kho tàng, bến bãi đồng bộ.

việc, nhập và phân phối từ nguồn hàng đến các điểm bán lẻ…

- Hình ảnh các bưu cục đã rất quen thuộc trong tâm trí người dân bởi sự uy tín, truyền thống của ngành Bưu điện.

- Am hiểu khách hàng.

- Có thể tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ Tập đoàn hoặc huy động từ nhiều nguồn khác.

- Nguồn nhân lực bưu chính dồi dào nhưng năng suất lao động rất thấp do dó có thể đào tạo thành các nhân viên bán hàng.

- Có khả năng áp dụng CNTT trong kinh doanh bán lẻ.

Thời cơ Thách thức

Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh

- Kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ tạo ra sức mua lớn trên thị trường tiêu dùng. Tỷ trọng tiêu dùng trong tổng thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.

- Thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Với qui mô thị trường 84 triệu dân trong đó có trên 50% dân số có độ tuổi dưới 30, thích mua sắm.

- Văn hoá tiêu dùng đang có những chuyển biến tích cực. Thói quen mua sắm đang dần thay đổi từ việc mua qua kênh truyền thống đến mua qua kênh hiện đại.

- Xu thế mới trong kinh doanh thương mại đó là người nắm giữ mạng lưới phân phối sẽ là người điều khiển sản xuất.

- Thói quen mua sắm qua kênh chợ, các cửa hàng tạp hoá vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn.

- Thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam còn ở mức thấp so với thế giới và trong khu vực.

- Việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ do đó VNPost phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hiện tại và tiềm ẩn. Với kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính có qui mô toàn cầu. - Sau khi mở cửa thị trường bán lẻ (khi gia nhập vào WTO), sẽ có nhiều tập đoàn nổi tiếng đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức các đại siêu thị ở những thành phố lớn.

- Việt Nam gia nhập WTO tạo ra cơ hội cho VNPost có thể liên doanh liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong kinh doanh bán lẻ.

Theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa lĩnh vực bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Việt Nam cam kết từ năm 2008 doanh nghiệp nước ngoài sẽ được liên doanh không hạn chế với các doanh nghiệp Việt Nam, đến năm 2009 sẽ được thành lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Khi đó, các tập đoàn bán lẻ toàn cầu nổi tiếng thế giới sẽ tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam, giai đoạn trước mắt là xây dựng các đại siêu thị ở các thành phố lớn.

Từ bảng phân tích SWOT trên đây chúng ta thấy rằng VNPost có thể tận dụng các ưu thế về nguồn lực (mặt bằng kinh doanh, phương tiện vận chuyển, nguồn nhân lực, sự am hiểu thị trường… ) của mình để tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam dưới các hình thức:

- Chuỗi cửa hàng tiện lợi (giống kiểu G7Mart), chuỗi siêu thị cỡ nhỏ.

- Kinh doanh nhượng quyền.

Khả năng tham gia vào thị trường bán lẻ, kinh doanh nhượng quyền của VNPost

Trong chuỗi phân phối gồm nhiều công đoạn khác nhau như kho vận, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ (hệ thống cửa hàng)… Do đó, để tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ hoặc kinh doanh nhượng quyền đòi hỏi VNPost phải có những nguồn lực cơ bản sau đây:

- Về mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng dành cho kinh doanh cho lĩnh vực bưu

chính khá rộng, nằm ở những khu vực trung tâm, đông dân cư tiện lợi cho kinh doanh. Để bố trí được diện tích dành cho kinh doanh bán lẻ hoặc kinh doanh nhượng quyền thì phải thu hẹp diện tích dành cho kinh doanh các dịch vụ BC-VT (hiện nay được đánh giá là quá cồng kềnh, không khoa học). VNPost sẽ khắc phục được vấn đề này nếu học tập theo mô hình “cửa hàng bưu chính” của các nước như Pháp, Australia, Nhật Bản… khi đó khoảng diện tích dành cho hoạt động kinh doanh bán lẻ là khá lớn.

- Phương tiện vận chuyển: VNPost có lợi thế là có số lượng lớn các xe

chuyên dùng cho lĩnh vực bưu chính, có các tuyến đường thư đa dạng nên có thể đáp ứng được các yêu cầu vận chuyển trong kinh doanh bán lẻ. Mặt khác, việc sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên ngành bưu chính sẽ tiết kiệm kiệm được một khoản chi phí không nhỏ trong khâu vận chuyển, vì khi vận chuyển bưu gửi, hàng hóa trong khai thác bưu chính lúc quay về đi xe không nên không tiết kiệm

được chi phí. Nếu sử dụng các phương tiện này kết hợp 2 chiều đi và về trong vận chuyển, lưu thông hàng hoá sẽ tiết kiệm được chi phí đồng thời nâng cao được hiệu quả hoạt động phân phối bán lẻ…

- Nguồn lực về tài chính: VNPost có thể huy động nguồn vốn để xây dựng

hệ thống bán lẻ và kinh doanh nhượng quyền từ nhiều nguồn khác nhau từ vốn chủ sở hữu, từ vay vốn Ngân hàng hoặc thu hút các hình thức đầu tư trực tiếp FDI, liên doanh liết kết với các doanh nghiệp có tiềm năng tài chính trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của tổng công ty bưu chính việt nam (Trang 116 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w