học của SV
Quản lý hoạt động tự học của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Tác giả đã sử dụng câu hỏi số 6 mẫu phiếu 2 để khảo sát và thu được kết quả thể hiện trong bảng 2.10.
Bảng 2.10: Ý kiến của GV+CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐTH của SV đến công tác quản lý HĐTH của SV
TT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ Nhiều Bình thường Không ảnh hưởng SL (%) SL (%) SL (%) 1
Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
23 57.5 17 42.5 0 0
2 Nội dung, chương trình đào tạo
của nhà trường 25 62.5 15 37.5 0 0
3 Phương pháp giảng dạy của GV 13 32.5 24 60.0 3 7.5 4 Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết
bị phục vụ dạy và học 19 47.5 21 52.5 0 0 5 Thời gian dành cho tự học 9 22.5 21 52.5 10 25.0 6 Sự tác động của gia đình, xã hội 11 27.5 20 50.0 9 22.5 7 Cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm 27 67.5 13 32.5 0 0
8 Giáo viên giỏi 24 60.0 15 37.5 1 2.5
9 Cố vấn học tập 18 45.0 10 25.0 2 5.0
Nhận xét:
Qua thực tế khảo sát ý kiến của GV+CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý HĐTH của SV ta thấy: Các yếu tố chủ quan và khách quan có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động tự học của SV như: Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT có liên quan đến cơng tác giáo
dục - đào tạo có 23 ý kiến (chiếm 57.5% ) và nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường có 25 ý kiến (chiếm 62.5%) được hỏi cho rằng mức độ ảnh hưởng rất nhiều, ngồi ra cịn có 2 yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác quản lý HĐTH đó là đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm có 27 ý kiến (chiếm 67.5%), giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và vững về phương pháp giảng dạy tích cực có 24 ý kiến (chiếm 60.0% ) cho là ảnh hưởng rất nhiều. Đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng cả 9 yếu tố chủ quan và khách quan đều có ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác quản lý HĐTH của SV, vì vậy trong quá trình quản lý các GV+CBQL cần biết tận dụng thời cơ, điều kiện ảnh hưởng thuận lợi cho cơng tác quản lý của mình để có thể phát huy được mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu để đạt kết quả tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Trường Đại học Hùng Vương là trường Đại học đa cấp, đa ngành có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực. Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học, phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, mở các mã ngành đào tạo mới và đã chuyển đổi từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ để bắt kịp với hình thức đào tạo tiên tiến của hầu hết các trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới.
Công tác giảng dạy và quản lý HSSV của nhà trường những năm qua từng bước được nâng lên. Sinh viên nhà trường phần lớn là người dân tộc đến từ các huyện trong tỉnh hoặc các tỉnh miền núi phía Bắc, trình độ đầu vào ở mức trung bình nhưng nhìn chung các em có ý thức và thái độ học tập tốt, tuy nhiên hình thức, phương pháp và kỹ năng học tập còn nhiều hạn chế.
Trong số các hoạt động của công tác đào tạo, quản lý hoạt động tự học của SV bước đầu đã được nhà trường quan tâm, đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động tự học phù hợp với điều kiện thực tế, nhưng tính đồng bộ chưa cao, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong nhà trường chưa nhịp nhàng, việc bồi dưỡng động cơ tự học, quản lý kế hoạch tự học, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, quản lý kiểm tra đánh giá kết quả tự học, quản lý GV cố vấn học tập và quản lý thiết bị phục vụ tự học của SV chưa được thường xuyên quan tâm, do đó kết quả tự học của SV chưa cao. Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của sinh viên.Từ kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của SV và công tác quản lý hoạt động tự học của SV trường Đại học Hùng Vương cho thấy cần phải có biện pháp cải tiến quản lý để nâng cao chất lượng của hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ