Kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học hùng vương theo học chế tín chỉ (Trang 42 - 45)

Năm học Tổng số Đạt giải cấp trường Đạt giải cấp Bộ 2008-2009 40 15 06 2009-2010 70 23 04 2010-2011 134 42 02 2011-2012 142 40 02 2012-2013 182 45 02 2013-2014 161 45 02 2014-2015 176 48 02 (Nguồn: Phòng QLKH&QHQT)

2.1.3. Tình hình đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của Trường

2.1.3.1. Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý

Tính đến hết năm học 2014-2015, nhà trường có 489 cán bộ viên chức. Số giảng viên là 279 người, trong đó có 05 Phó giáo sư, 34 tiến sĩ, 184 thạc sĩ, 174 cán bộ có trình độ đại học, cịn lại là các trình độ khác.

Đội ngũ cán bộ viên chức của trường được rèn luyện, tâm huyết và trưởng thành. Lớp cán bộ có bề dày kinh nghiệm công tác luôn động viên, hướng dẫn, trao đổi, bồi dưỡng số cán bộ, giáo viên trẻ, mới được bổ sung về trường. Hầu hết số cán bộ trẻ có trình độ, năng động sáng tạo trong công việc và các hoạt động của trường, tạo được khơng khí lành mạnh, đồn kết gắn bó trong quá trình cơng tác.

Nhà trường rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức, đã triển khai xây dựng kế hoạch, phát động phong trào học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học. Hằng năm, cử hàng chục cán bộ, giáo viên đi ôn thi, tham gia các khoá đào tạo trên đại học ở trong và ngoài nước.

2.1.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học của nhà trường

Hiện tại, Trường Đại học Hùng Vương đang tiến hành công tác dạy và học tại cơ sở thành phố Việt Trì và cơ sở thị xã Phú Thọ với diện tích hơn 100 ha. Tại cơ sở Phú Thọ, gồm có 3 khoa và hệ trung cấp các ngành; tại cơ sở Việt Trì, gồm có 5 khoa, các phịng, ban, trung tâm. Cơ sở vật chất của cở Việt Trì đang trong quá trình xây dựng nên cũng có nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhà trường vẫn đảm bảo đủ những điều kiện thiết yếu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như: 10 nhà giảng đường, 03 hội trường kiêm giảng đường 500 chỗ ngồi, 01 hội trường lớn 1000 chỗ ngồi, 02 thư viện được trang bị thư viện điện tử đảm bảo cho 200 SV cùng hoạt động, với 310 chỗ ngồi tại phòng đọc tại thư viện và khu ký túc xá sinh viên, cùng với hệ thống phòng tư liệu, phịng thực hành, thí nghiệm và xưởng trường. Ngồi hệ thống thư viện chung với nguồn tư liệu phong phú, đa dạng luôn được cập nhật, bổ sung mới thì SV nhà trường có thể tìm kiếm tư liệu chun mơn qua các phịng tư liệu chuyên ngành, các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm, các phịng thực hành thí nghiệm, trên các phịng học tại giảng đường đều có trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng, projector, overhead,... Nhà trường đang nỗ lực xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho SV tiếp cận được nguồn tri thức mới một cách nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

2.2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Hùng Vương theo học chế tín chỉ

Quản lý hoạt động tự học của SV được xem là một nội dung cơ bản của quản lý nhà trường. Quản lý hoạt động tự học là quản lý các hoạt động học tập tích cực của người học và các điều kiện đảm bảo cho người học học tập tích cực. Quản lý các hoạt động tự học của SV gồm các nội dung sau:

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của SV; - Quản lý các nội dung tự học của SV;

Ngoài ra, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, quản lý cố vấn học tập và quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học của SV cũng là những nội dung quan trọng.

Để tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên của Trường, dựa trên các kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu, qua đó có được những thơng tin và số liệu về thực trạng và hiệu quả quản lý đối với hoạt động tự học của sinh viên.

2.2.1. Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học

Phương pháp giáo dục mới “lấy người học làm trung tâm” với mục tiêu trang bị cho người học khơng chỉ kiến thức chun mơn mà cịn cả những kỹ năng, năng lực giao tiếp, khả năng phân tích, sáng tạo và có óc phê phán, suy nghĩ độc lập. Theo quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm”, việc dạy học phải xuất phát từ người học, tức là phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Những nhu cầu học tập của sinh viên phản ánh những yêu cầu của xã hội nhưng có những nét riêng. Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm đầu tiên phải nhận thức đúng đối tượng người học trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, với những ưu điểm và nhược điểm... Có nghĩa là phải tiến hành việc học tập trên cơ sở có hiểu biết những năng lực đã có của sinh viên. Phải để cho sinh viên hoạt động cả về thể chất và tinh thần chứ không để cho sinh viên bị động tiếp thu mà địi hỏi sinh viên phải tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động.

2.2.1.1. Nhận thức của SV về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tự học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ

Để tìm hiểu nhận thức của SV về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tự học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, chúng tơi tiến hành điều tra theo mẫu phiếu số 1 (câu 1) dành cho 200 SV trong toàn trường, kết quả thu được biểu hiện ở bảng 2.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học hùng vương theo học chế tín chỉ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)