Nội dung quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học hùng vương theo học chế tín chỉ (Trang 32 - 38)

1.3. Quản lý hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo

HCTC

1.3.3.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học là bảng mô tả một cách chi tiết các HĐTH mà người học dự định thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, có đảm bảo các yếu tố về thời gian, không gian, nội dung, phương tiện và các điều kiện để thực hiện. Từ việc xây dựng kế hoạch, người học sẽ chủ động nắm bắt được những nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục tiêu, người học phải tự giác thực hiện các nhiệm vụ của mình, kiểm sốt được tồn bộ quá trình tự học. Kế hoạch tự học của SV cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu trong từng buổi, từng tuần, từng tháng đối với từng môn học. Khi kế hoạch tự học được xác định rõ ràng SV sẽ thuận lợi trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học và mức độ đạt được của mục tiêu tự học đã đề ra.

Việc xây dựng kế hoạch tự học của SV là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả tự học. Kế hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lý dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện đảm bảo nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học. Kế hoạch tự học giúp cho người học thực hiện các nhiệm vụ tự học một cách khoa học hiệu quả. Xây dựng kế hoạch tự học là quá trình hình thành một biểu tượng rõ ràng về trình tự các công việc làm theo ý nghĩa và nhu cầu của nó. Đây là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái thích và khơng thích, giữa tính tùy tiện và tính nề nếp địi hỏi sinh viên phải có tính dứt khốt, kiên quyết.

Trong quá trình được đào tạo, SV phải tuân theo kế hoạch dạy học chung của khoa, của lớp, nhưng kế hoạch dạy học không thể đồng nhất với kế hoạch tự học của cá nhân. Kế hoạch tự học của cá nhân phải là các nội dung, các yêu cầu cụ thể được tiến hành trong thời gian hợp lý của cá nhân nhằm hoàn thành kế hoạch học tập, đáp ứng được kế hoạch dạy - học chung của khoa, của nhà trường. Các nội dung và yêu cầu của kế hoạch tự học được cá nhân xác định trên cơ sở thực hiện kế hoạch dạy học chung, xác định nội

dung và yêu cầu tự học phải hướng tới bổ sung và hoàn thiện kiến thức, đào tạo sâu và mở rộng sự hiểu biết, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao của từng cá nhân SV. Vì vậy, xây dựng kế hoạch tự học phải do chính cá nhân người học thực hiện.

Xây dựng kế hoạch tự học là việc làm thể hiện tính khoa học, tính tích cực chủ động nhằm giúp cho SV bố trí thời gian cơng việc một cách hợp lý, hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng. Song việc thực hiện kế hoạch một cách có hiệu quả và thường xuyên lại là một việc khó hơn. Đây là q trình biến những điều đã dự định thành hiện thực, là sự tiến hành trong thực tiễn các hoạt động theo những phương thức đã lựa chọn, chính giai đoạn này địi hỏi sự kiên trì, mạnh mẽ và chủ động ở người học nhằm vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập.

Từ đó, quản lý việc xây dựng kế hoạch và quản lý việc thực hiện kế hoạch tự học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tự học của sinh viên.

1.3.3.2. Quản lý nội dung tự học

Nội dung tự học, tự đào tạo trong nhà trường đã được xác định một cách chặt chẽ theo mục tiêu đào tạo, bao gồm các khối kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và khoa học chuyên ngành. Trong mục tiêu đào tạo từng ngành học, bậc học đều có nội dung chương trình, khối lượng kiến thức bắt buộc và tự chọn, nhiệm vụ của SV phải hoàn thành trong thời gian quy định. Ngoài nội dung bắt buộc trong khung chương trình, SV có thể tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực tri thức và nghề nghiệp tương ứng với trình độ được đào tạo.

Để quản lý được nội dung tự học, hướng cho SV nội dung tự học phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo thì người giáo viên phải hướng dẫn nội dung tự học cho SV gồm 2 phần:

- Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc.

- Tư vấn nội dung tự học cho SV, định hướng nghiên cứu đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập.

1.3.3.3. Quản lý phương pháp tự học

Để quản lý phương pháp học tập, tự học phải bắt đầu từ việc xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn, đó chính là cách học, biện pháp học và kỹ thuật học,... Do vậy, SV phải biết sử dụng phương pháp tự học của mình theo kế hoạch hợp lý, phù hợp, biết tạo ra điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc học tập và tự học suốt đời, học ở mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp tự học đối với từng người, từng môn học khác nhau nhưng chúng vẫn có điểm chung mà chúng ta thường sử dụng đó là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trìu tượng hóa, khái qt hóa, quy nạp, diễn dịch, đọc sách, diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ, sơ đồ, ký hiệu,... Bên cạnh các phương pháp học chung cịn có các phương pháp đặc thù của từng môn học.

Việc quản lý các phương pháp tự học của SV được thực hiện thông qua việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các phương pháp dạy học tích cực; việc hướng dẫn các phương pháp tự học; thông qua tổ chức xemina hoặc báo cáo chuyên đề về tự học của SV; thông qua việc tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, nêu gương những SV có phương pháp tự học hiệu quả,...

uốn tự học thành công và mang lại hiệu quả cao, mỗi SV phải biết vượt khó, vượt khổ, phải tìm ra được nội dung và phương pháp học tập đúng, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và năng lực của mình, phải quyết tâm thực hiện đúng kế hoạch hàng ngày, hàng tháng và từng năm; phải tận dụng được sự giúp đỡ của giáo viên, các bạn và các phương tiện kỹ thuật học tập.

1.3.3.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học

Kiểm tra đánh giá góp phần rèn luyện củng cố các phương pháp học tập, kích thích SV vươn tới đạt kết quả cao trong học tập, hình thành nhu cầu tự đánh giá. Kiểm tra, đánh giá được thừa nhận là một hoạt động giữ vai trò động lực thúc đẩy cho quá trình đào tạo và tự đào tạo. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học bao gồm:

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của SV (hàng tuần, hàng tháng, năm học...).

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tự học, phát hiện sai lệch giúp SV điều chỉnh hoạt động tự học.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả tự học là chức năng của giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý SV. Đối với cán bộ quản lý đào tạo còn phải thực hiện cả nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của giáo viên nhằm đảm bảo tính khoa học, thống nhất và công bằng (qua việc làm tham mưu, hướng dẫn, giám sát các hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên và chủ nhiệm lớp đối với hoạt động của SV).

1.3.3.5. Quản lý cố vấn học tập cho SV

Trong đào tạo theo HCTC, cố vấn học tập (CVHT) là người có vai trị quan trọng đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của SV. Với vai trò cố vấn, các CVHT là người định hướng, giám sát hoạt động học tập của SV, giúp SV nhận thức được tầm quan trọng của quy chế đào tạo, nhận thức chính xác các khái niệm của quy chế, hiểu được chương trình đào tạo, phương pháp và nhiệm vụ học tập của mình, từ đó xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện về trình độ, vật chất, hồn cảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn để hồn thành tốt nhiệm vụ học tập.

Để hoạt động tư vấn học tập đạt hiệu quả cao, các nhà quản lý phải làm tốt một số công việc sau:

- Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động CVHT hằng năm. - Biên soạn, sửa đổi, bổ sung Cẩm nang dành cho CVHT, thiết kế các biểu mẫu và chuẩn bị bộ công cụ dành cho CVHT.

- Tổ chức các khóa tập huấn dành cho CVHT.

- Tổ chức hội nghị để thảo luận, đánh giá, tổng kết công tác CVHT. - Giải quyết tốt các vướng mắc trong công việc và chế độ chính sách cho CVHT.

1.3.3.6. Quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải đảm bảo các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học của SV trên các mặt sau:

- Quản lý cơ sở vật chất đảm bảo cho việc học tập trên lớp, tự học, sinh hoạt tập thể như: tu sửa, nâng cấp, hiện đại hóa phịng học, thư viện, các trung tâm rèn nghề, phòng ở,... Để tăng cường hoạt động dạy - học, tự học việc đầu tư hợp lý đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tự học là vấn đề cấp bách và thiết thực.

- Quản lý sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật dạy học; quản lý khai thác, sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo và các phương tiện phục vụ dạy - học là biện pháp nhằm đảm bảo đủ điều kiện vật chất - kỹ thuật để SV có thể tiếp thu nội dung chương trình cả về lý thuyết lẫn thực hành. Do đó, đây là giải pháp tích cực đảm bảo tính hiệu quả của q trình dạy chữ, dạy nghề.

Đảm bảo sự phục vụ tích cực của thư viện để giúp SV một mặt khẳng định lại phần kiến thức đã học nhưng chưa rõ, đồng thời bổ sung thêm phần kiến thức chưa hồn chỉnh sau buổi học. Vì vậy, cán bộ thư viện khơng chỉ có chức năng coi giữ mà còn phải giới thiệu, giúp đỡ bạn đọc lựa chọn, khai thác tư liệu, sử dụng thư viện điện tử một cách có hiệu quả, thuận lợi. Việc đảm bảo sự phục vụ tích cực của thư viện vừa có ý nghĩa tăng cường hiệu quả tự học vừa góp phần kích thích, củng cố động cơ học tập tích cực của SV.

- Quản lý các hoạt động đảm bảo thời gian tự học của SV. - Quản lý việc xây dựng môi trường thuận lợi cho SV học tập.

1.3.3.7. Biện pháp quản lý hoạt động tự học

Biện pháp quản lý là tổ hợp các phương pháp, các cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề cụ thể của hệ quản lý, làm cho hệ vận hành phát triển đạt được mục tiêu mà chủ thể quản lý đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.

Biện pháp quản lý hoạt động tự học là tổ hợp các phương pháp, các cách thức tiến hành của các lực lượng trong và ngồi nhà trường tác động đến tồn bộ q trình tự học của sinh viên nhằm thúc đẩy sinh viên tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân sinh viên.

Tiểu kết chương 1

Tự học có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập của người học. Tự học đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng tựu chung lại là tự học là cơng việc của người học. Trong q trình học tập, người học phải tự mình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, phải nắm vững những cơ sở nghề nghiệp tương lai và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mắt và lâu dài do thực tiễn xã hội đặt ra. Để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình SV cần tự rèn luyện phương pháp tự học, đây không chỉ là một phương pháp nâng cao hiệu quả học tập mà là một mục tiêu quan trọng của học tập.

Trong q trình tự học của SV, bên cạnh tính chủ động, tự giác thì việc sử dụng các biện pháp quản lý tự học nhằm giúp cho quá trình tự học của SV đạt được kết quả đặt ra. Quản lý hoạt động tự học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tất cả các khâu của quá trình tự học giúp cho SV hoàn thành nhiệm vụ học tập. Những vấn đề nêu trên là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tự học của SV và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của SV Trường Đại học Hùng Vương đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học hùng vương theo học chế tín chỉ (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)