2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trước xu
2.3.1. Công tác chỉ đạo quản lý hoạt động tự học
Hoạt động tự học có vai trị quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của SV, chất lượng đầu ra của sản phẩm đào tạo có hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Nhận thức sâu sắc về vai trò của tự học, Trường Đại học Hùng Vương đã quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao năng lực tự học của SV với mong muốn sao cho SV nhà trường có khả năng tự học và học tập suốt đời nhằm tự nâng cao năng lực cá nhân và đạt được thành công trong hoạt động chuyên môn; chủ động và linh hoạt trong việc thích ứng với những thay đổi của môi trường làm việc cũng như cuộc sống. Qua đó nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo của nhà trường, từng bước đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để triển khai việc tăng cường hoạt động hướng dẫn và đánh giá quá trình học tập, đặc biệt là nhiệm vụ tự học của SV, nhà trường đã đề ra mục tiêu với các hoạt động chính như sau:
- Biên soạn “Tài liệu hướng dẫn sinh viên tự học môn học”. Nội dung tài liệu được phát triển trong phần “Lịch trình giảng dạy” trong đề cương mơn học đã ban hành với mục tiêu làm rõ cho SV các yêu cầu cần đạt được của mỗi nội dung, bài, chương của môn học và những chỉ dẫn cho SV trong tự học (khai thác và sử dụng học liệu, các lưu ý khi giải quyết các nhiệm vụ học tập giảng viên đã nêu).
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên gắn với việc đánh giá nội dung tự học của SV. ức độ và tần suất kiểm tra do giảng viên quyết định sao cho phù hợp với tiến trình giảng dạy và quy mô lớp học, song cương quyết khắc phục kiểm tra, đánh giá thường xuyên chỉ căn cứ vào việc điểm danh SV có mặt trên lớp.
Quản lý hoạt động tự học khơng hề đơn giản, địi hỏi phải có sự quan tâm của tồn xã hội, ở nhiều góc độ khác nhau. Với vai trị là người hướng dẫn, quản lý và theo dõi, nhà trường đã có những biện pháp cụ thể để tạo điều kiện cho hoạt động tự học được diễn ra theo đúng mục tiêu. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, tiến hành phân cấp nhiệm vụ gắn với trách nhiệm của các đơn vị trong công tác quản lý đào tạo, việc phân cấp quản
lý vừa đảm bảo tính tập trung vừa giao quyền tự chủ cho các khoa. Để đảm bảo thống nhất giữa tập trung và quyền tự chủ của các đơn vị, trường đã chú trọng xây dựng hệ thống các quy định cụ thể hóa các quy chế, phù hợp với cơ cấu tổ chức và cơ chế phân cấp của nhà trường. Trường đã phân ra làm 3 cấp độ quản lý gắn trách nhiệm cụ thể như sau:
+ Cấp trường (Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo và các phòng ban):
- Lập kế hoạch giảng dạy chung toàn trường và hướng dẫn thực hiện kế hoạch giảng dạy của các đơn vị.
- Tổ chức điều hành các khâu giảng dạy và học tập theo phân cấp. - Phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức các kỳ kiểm tra, thi theo quy định học vụ.
- Thu thập phản hồi của giảng viên và sinh viên về hoạt động giảng dạy và học tập cũng như công tác phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập.
- Tổ chức phân chuyên ngành cho SV theo yêu cầu của mỗi chương trình đào tạo.
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cố vấn học tập.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế đào tạo và các quy định khác về công tác giảng dạy để kịp thời đề xuất những vấn đề cần thiết phải điều chỉnh hoặc bổ sung.
+ Cấp đơn vị (các khoa, bộ môn trực thuộc):
- Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng giảng dạy của đơn vị trong từng học kỳ và cả năm học. ục tiêu của kế hoạch phải bám sát vào mục tiêu đào tạo của ngành và những phản hồi từ giảng viên, cựu sinh viên và người sử dụng lao động.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho bộ môn, cố vấn học tập,... + Cấp bộ môn:
- Tổ chức phân công giảng viên giảng dạy.
- Quản lý giờ giảng của giảng viên, tiến trình giảng dạy mơn học. - Tổ chức chấm thi kết thúc môn học theo lịch của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ: cập nhật và phê duyệt đề cương mơn học, quy trình dạy - học và kiểm tra, đánh giá...
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên tập sự, trợ giảng.
Nhìn chung, các đơn vị đã triển khai, thực hiện đầy đủ, thường xuyên ở một số nội dung quản lý, giữa các đơn vị có sự phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới này, việc triển khai nhiệm vụ của một số đơn vị còn chậm, đơi khi cịn lúng túng, thiếu nhất qn.